Da Mặt Bị Ngứa Và Nổi Mụn: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị 2024
Da mặt bị ngứa và nổi mụn là tình trạng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Nếu không có những biện pháp chăm sóc da và điều trị đúng cách thì tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị của tình trạng mặt bị ngứa và nổi mụn.
Nguyên nhân mặt ngứa và nổi mụn
Da là bộ phận hết sức nhạy cảm ở con người, đặc biệt là da mặt. Không những thế, da còn đóng một phần rất quan trọng trong việc bảo vệ và giúp cho cơ thể chống lại những tác nhân bên ngoài gây hại đến sức khoẻ con người.
Chính vì vậy mà khi da tiếp xúc với các tác nhân có hại, các chất dị ứng hoặc các chất có thành phần kích ứng da. Từ đó sẽ dẫn đến các tình trạng bị da mặt ngứa và nổi mụn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da bị ngứa và nổi mụn. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là da khô, da bị dị ứng, và da bị tiếp xúc với những tác nhân kích ứng nguy hại.
Bệnh nhân cần xác định được các nguyên nhân chính bị ngứa da để có biện pháp điều trị tốt nhất đối với tình trạng này. Một số bệnh lý thường gặp ở người bị ngứa da mặt nổi mụn bao gồm:
Da mặt bị ngứa và nổi mụn do viêm da cơ địa
Khi da mặt bị tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây dị ứng sẽ khiến làn da bị ngứa và nổi mụn li ti. Đây là một trong những biểu hiện chung của bệnh viêm da, thường là viêm da do dị ứng mang lại. Các yếu tố gây ra kích ứng da gồm có: Các dung dịch tẩy rửa, xà phòng, một số loại thực phẩm và mỹ phẩm.
Ngoài ra, chứng đỏ mặt (Rosacea), bệnh vảy nến, viêm da tiếp xúc… Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da nổi mụn.
Da mặt bị ngứa và nổi mụn do nhiễm khuẩn
Da mặt bị ngứa có thể là nguyên nhân do mụn trứng cá hoặc các loại mụn khác gây ra. Loại ngứa da kiểu này thường là do bị nhiễm khuẩn lây lan. Đây cũng chính là lý do da mặt bị ngứa và nổi mụn mủ, da mặt bị nổi mụn nước và ngứa…
Tình trạng mụn càng ngày càng dày cũng có thể do mồ hôi, mỹ phẩm hoặc lỗ chân lông bị bí do nội tiết tố của cơ bị thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng khiến cho da ngứa và nổi mụn như: Thuỷ đậu, nhiễm trùng da, viêm nang lông trên mặt…
Da mặt bị ngứa và nổi mụn do bệnh Zona thần kinh
Biểu hiện thường thấy của bệnh Zona thần kinh gồm có triệu chứng đau nhức, mẩn đỏ, ngứa ngáy và xuất hiện mủ dịch dễ vỡ. Bệnh Zona thần kinh thường ảnh hưởng trực tiếp ở vùng mạn sườn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đặc biệt, bệnh Zona xuất hiện ở vùng tai và mặt. Zona thần kinh được xếp vào một trong những căn bệnh nguy hiểm. Nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng biến chứng nguy hiểm.
Da ngứa và nổi mụn có nên đi gặp bác sĩ không?
Trong những trường hợp đặc biệt, các biểu hiện sẽ lan ra toàn cơ thể và càng ngày càng nghiêm trọng. Nhiều khi việc nổi mụn ngứa trên mặt lại là một trong những dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm.
Chính vì thế mà bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Áp dụng tất cả các biện pháp để khắc phục nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng da mặt bị nổi mụn và ngứa kéo dài liên tiếp 2 tuần.
- Mụn ngứa đi kèm với các triệu chứng mệt mỏi, sốt hoặc sụt cân bất thường.
- Ngứa nghiêm trọng khiến bạn mất tập trung và ảnh hưởng tới cuộc sống.
- Mụn vỡ và nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn
Các bạn cần phải xác định nguyên nhân mặt lên mụn và ngứa để có phương pháp điều trị theo đúng hướng. Điều quan trọng là bạn cần phải giữ gìn và không làm tổn thương tới da mặt. Nếu không da sẽ dễ bị kích ứng và khiến bệnh càng ngày càng trở nên trầm trọng. Dưới đây là một số các chữa trị hiệu quả giúp cải thiện tình trạng ngứa da mặt:
Cách chữa tại nhà
Trường hợp người bệnh mới bắt đầu bị trong giai đoạn đầu, các bạn có thể tham khảo các cách điều trị tại nhà dưới đây:
- Nếu tình trạng ngứa mới bắt đầu, các bạn hãy chườm một chiếc khăn lạnh hoặc quấn khăn ngoài viên đá để chườm lên mặt, xoa dịu đi cơn ngứa. Lưu ý các bạn nên tránh việc gãi gây tổn thương đến vùng da nhạy cảm.
- Lau mặt và rửa mặt. Trường hợp bị ngứa mặt do các tác nhân kích ứng gây ra thì việc rửa mặt là điều hết sức cần thiết.
- Sử dụng nước muối pha loãng để rửa và sát khuẩn ngoài da sẽ giúp cho việc giảm đi các triệu chứng ngứa.
- Kết hợp chanh tươi cùng với mật ong để tạo ra hỗn hợp thoa lên vùng da bị nổi mụn và ngứa. Sau đó rửa lại mặt cùng với nước sạch và lau khô.
Đa số bệnh nhân đều chọn cách chữa trị tại nhà với ưu điểm sử dụng hoàn toàn các nguyên liệu đến từ thiên nhiên. Tuy nhiên, liệu pháp điều trị này chỉ áp dụng với những người bị bệnh trong giai đoạn đầu. Có tác dụng làm giảm ngứa và làm sạch chứ không thể ngăn ngừa tình trạng nổi mụn.
Người bệnh thường sử dụng cách chữa trị dân gian theo cảm tính, vì thế mà nguy cơ bội nhiễm là khá cao nếu không sử dụng theo đúng hướng. Trong thực tế, có rất nhiều người áp dụng sai cách rồi sau một thời gian sử dụng mụn sẽ lên khá nhiều mà không kiểm soát nổi. Khi đó da sẽ trở nên khó điều trị bởi xuất hiện nhiều biến chứng khó chữa.
Cách chữa bằng Tây y
Một số loại thuốc được nhiều người sử dụng phổ biến có tác dụng kháng viêm hiệu quả như:
- Sử dụng những loại thuốc bôi có thành phần kháng Histamin. Bệnh nhân nên tránh sử dụng các loại kem có chứa thành phần Corticoid. Các loại thuốc có chứa Corticoid cần phải có sự cho phép của bác sĩ mới được sử dụng. Ngoài ra, thành phần này còn chứa chất gây ra tình trạng mỏng da.
- Kem Hydrocortisone có tác dụng làm dịu những cơn ngứa, tình trạng đau rát trên bề mặt da. Bệnh nhân cần lập tức ngưng sử dụng thuốc nếu có bất kỳ biểu hiện nào khác thường xuất hiện.
Khi tới các trung tâm y tế, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn sử dụng những loại thuốc có tác dụng mạnh hơn cho bệnh nhân trong tình trạng nặng:
- Thuốc Hydrocortisone hoặc thuốc dạng kem bôi có kháng Histamin theo kê đơn.
- Thuốc có tác dụng làm ức chế hệ miễn dịch không chứa thành phần steroid như: Calcineurin.
- Trong một vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ đề nghị bệnh nhân sử dụng trị liệu bằng tia cực tím sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Các loại thuốc Tây y có thể loại bỏ nhanh các biểu hiện của da mặt bị ngứa và nổi mụn hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc trong thời gian lâu dài sẽ sinh ra tình trạng nhờn thuốc và bệnh có thể sẽ tái phát bất kỳ lúc nào nếu da bị tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên.
Bên cạnh đó, thuốc Tây có thể sẽ mang lại những tác dụng phụ không mong muốn khi người sử dụng lạm dung thuốc quá liều như: tình trạng khô da, lão hoá da sớm, rạn nứt da, teo da… Đối với những loại da mặt nhạy cảm thì tác dụng phục còn có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn.
Cách chữa da mặt bị ngứa và nổi mụn bằng Đông y
Trong Đông y học, các triệu chứng như ngứa da, da mẩn đỏ và nổi mụn không chỉ do các yếu tố bên ngoài tác động vào. Bệnh về da có thể liên quan tới các cơ quan nội tạng bên trong gây ra. Điều đó khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể không còn đủ sức để kháng lại các tác nhân ở bên ngoài gây cho như: Phong hàn, phong nhiệt, nhiễm tà độc. Các yếu tố từ bên ngoài tác động vào sẽ tích tụ ở dưới da, đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng da mặt bị thương như bị ngứa, mẩn đỏ và nổi mụn.
Để có thể khắc phục được tình trạng này hiệu quả thì các bác sĩ Đông y đặc biệt chú trọng vào chữa trị từ trong tạng phủ, nhất là đối với tạng gan. Từ đó, các loại thuốc Đông y sẽ được bồi bổ để tăng cường giải độc, làm mát, ổn định cơ địa, khí huyết được lưu thông, giải phóng phong hàn hiệu quả. Do đó mà các bệnh lý ngoài da sẽ được cải thiện, da mặt sẽ trở nên hết mụn và mịn màng.
Bài 1: Bài thuốc uống
- Nguyên liệu: Kim hoa ngân, hoa lá đề, đẳng sâm, đương quy, diệp hạ châu, tăng bạch bì…
- Cách làm: Đem tất cả các loại thuốc trên sắc với nước, sau đó để nguội và uống trực tiếp. Người bệnh kiên trì thực hiện bài thuốc Đông y này hàng ngày sẽ đem lại kết quả tốt nhất trong việc giải độc gan, bổ thận và tăng cường nội tiết tố bên trong cơ thể.
Bài 2: Bài thuốc bôi ngoài da
- Nguyên liệu: Tinh dầu oải hương, tinh dầu chanh, tinh dầu nghệ, tinh dầu nha đam, mật ong rừng, dưỡng chất thảo dược.
- Cách làm: Vệ sinh rửa sạch và lau khô mặt. Sau đó trộn hỗn hợp thảo dược trên rồi thoa đều vào vùng da bị tổn thương do mụn. Để như vậy ngủ qua đêm rồi sáng hôm sau rửa sạch mặt với nước và lau khô. Người bệnh kiên trì thực hiện bài thuốc bôi này đều đặn sẽ hỗ trợ trong việc giảm mụn trứng cá, mụn bọc trên mặt.
Bài 3: Bài thuốc bằng những tinh chất dưỡng tổng hợp
- Nguyên liệu: Thảo dược từ bí đao, thảo dược từ cây nha đam, tinh chất từ nhựa mướp, mật ong rừng, tinh chất dưỡng da tổng hợp…
- Cách làm: Vệ sinh rửa sạch và lau khô mặt. Sau đó trộn hỗn hợp thảo dược trên rồi thoa đều vào vùng da bị tổn thương do mụn. Để như vậy ngủ qua đêm rồi sáng hôm sau rửa sạch mặt với nước và lau khô. Người bệnh kiên trì thực hiện bài thuốc bôi này đều đặn sẽ hỗ trợ trong việc se khít lỗ chân lông, kiểm soát dầu nhờn, giảm nếp nhăn và ngăn ngừa lão hoá hiệu quả.
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp và chia sẻ cho các bạn về nguyên nhân, cách điều trị da mặt bị ngứa và nổi mụn hiệu quả. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho những ai đang gặp vấn đề về nổi mụn trên da mặt. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!