Chàm Sữa
Chàm sữa là bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra những biến chứng phức tạp về sau, khiến bé khó chịu và ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ. Vậy chàm sữa là gì, nguyên nhân, triệu chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị ra sao?
Chàm sữa là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có nhiều tên gọi khác nhau. Có thể nhiều mẹ từng biết đến bệnh này qua các cái tên như lác sữa, chàm thể tạng, viêm da cơ địa ở trẻ. Đây là một căn bệnh mãn tính, dễ tái phát. Ở mỗi trẻ, bệnh sẽ có các cấp độ khác nhau cũng như các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau.
Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng da mặt, trán, cổ và má. Nhiều trường hợp chàm còn lan ra khắp cơ thể, ở chân và tay. Ban đầu có thể chỉ ở dạng hồng ban, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước. Một thời gian sau, những vùng da này có thể nứt, rịn nước bên trong. Sau đó, vùng da này khô lại, đóng vảy và sẽ để lại sẹo, thâm nếu không được chăm sóc cẩn thận.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi mắc chàm sữa ngày càng cao. Bệnh sẽ kéo dài đến khi trẻ được 2 - 4 tuổi thì biến mất. Trẻ sơ sinh thường chưa có ý thức tự giữ gìn, chăm sóc bản thân. Nếu phụ huynh không để ý, không có kiến thức về bệnh cũng như áp dụng sai phương pháp chữa trị, trẻ rất có thể phải đối mặt với những biến chứng như chàm thể tạng, kéo dài mãi không khỏi và dẫn đến viêm da, mất thẩm mỹ khi lớn lên.
Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Thế nhưng, theo những nghiên cứu của các chuyên gia, bác sĩ Da liễu thì bệnh có thể xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:
- Do yếu tố di truyền: Đa phần các bé có bố mẹ, ông bà thuộc nhóm đối tượng có cơ địa dị ứng, có tiền sử hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da,...đều sẽ gặp phải hiện tượng chàm sữa.
- Do cơ địa mẫn cảm: Trẻ có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng có nguy cơ bị chàm sữa rất cao.
- Do thiếu độ ẩm: Da của trẻ nhỏ cần được cấp ẩm thường xuyên để đảm bảo hàng rào bảo vệ da được duy trì ổn định. Khi da trở nên quá khô, nứt nẻ, đặc biệt vào tiết trời hanh mùa đông.
- Do tiếp xúc với một số tác nhân bên ngoài: Một số tác nhân từ ngoài môi trường như bụi bẩn, ô nhiễm không khí, thời tiết, lông động vật, phấn hoa,... không chỉ là nguyên nhân gây viêm da, dị ứng ở người trưởng thành mà cũng có thể gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
- Do thực phẩm mà mẹ ăn, thực phẩm bổ sung cho bé ngoài sữa mẹ: Trẻ có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm mà mẹ đưa vào cơ thể, thông qua đường sữa như hải sản, sữa bò,... hoặc một số thực phẩm mà mẹ bổ sung cho bé ngoài sữa mẹ như nước trái cây, sữa công thức,...Do các loại hóa mỹ phẩm mẹ dùng cho bé: Một số mẹ có thói quen sử dụng các loại dầu tắm, dầu massage toàn thân, phấn rôm cho trẻ. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây bệnh thường gặp khi trẻ có làn da quá mẫn cảm.
Thông thường, chàm sữa ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết. Để có thể kịp thời phát hiện bệnh cũng như có hướng điều trị cho con, các bậc cha mẹ nên chú ý đến một số dấu hiệu sau đây:
- Da của bé xuất hiện hồng ban, hay còn gọi là các nốt mẩn đỏ. Hiện tượng này xuất hiện ở các vùng da như má, trán, cổ. Khi sờ vào, bạn sẽ cảm thấy khô ráp, đôi chỗ có mụn nước và vảy nhỏ li ti. Các mẹ thường hay nhầm lẫn dấu hiệu này với tình trạng nẻ da, rôm sẩy.
- Bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu khi các mụn nước nhỏ vỡ ra, sau đó khô lại và lên da non. Các bé sẽ gãi, cào xước làm trầy da, từ đó dễ dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm nếu mẹ không chăm sóc và chú ý đúng cách.
- Rỉ dịch từ các mụn nước nhỏ: Những mụn nước nhỏ xuất hiện, khi vỡ ra sẽ có hiện tượng chảy dịch, mủ khiến bé đau đớn.
- Dày da, da khô và bì lên: Những mụn nước sau khi vỡ sẽ dần khô lại và lên vảy. Khi vảy bong, lớp da ở đó sẽ trở nên bì cộm lên, khô ráp.
- Khi bị chàm sữa, bé sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu nên thường xuyên quấy khóc, ăn ngủ kém, chậm phát triển.
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có nhiều tên gọi khác nhau. Có thể nhiều mẹ từng biết đến bệnh này qua các cái tên như lác sữa, chàm thể tạng, viêm da cơ địa ở trẻ. Đây là một căn bệnh mãn tính, dễ tái phát. Ở mỗi trẻ, bệnh sẽ có các cấp độ khác nhau cũng như các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau.
Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng da mặt, trán, cổ và má. Nhiều trường hợp chàm còn lan ra khắp cơ thể, ở chân và tay. Ban đầu có thể chỉ ở dạng hồng ban, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước. Một thời gian sau, những vùng da này có thể nứt, rịn nước bên trong. Sau đó, vùng da này khô lại, đóng vảy và sẽ để lại sẹo, thâm nếu không được chăm sóc cẩn thận.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi mắc chàm sữa ngày càng cao. Bệnh sẽ kéo dài đến khi trẻ được 2 - 4 tuổi thì biến mất. Trẻ sơ sinh thường chưa có ý thức tự giữ gìn, chăm sóc bản thân. Nếu phụ huynh không để ý, không có kiến thức về bệnh cũng như áp dụng sai phương pháp chữa trị, trẻ rất có thể phải đối mặt với những biến chứng như chàm thể tạng, kéo dài mãi không khỏi và dẫn đến viêm da, mất thẩm mỹ khi lớn lên.
Nguyên nhân dẫn tới chàm sữa
Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Thế nhưng, theo những nghiên cứu của các chuyên gia, bác sĩ Da liễu thì bệnh có thể xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:
- Do yếu tố di truyền: Đa phần các bé có bố mẹ, ông bà thuộc nhóm đối tượng có cơ địa dị ứng, có tiền sử hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da,...đều sẽ gặp phải hiện tượng chàm sữa.
- Do cơ địa mẫn cảm: Trẻ có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng có nguy cơ bị chàm sữa rất cao.
- Do thiếu độ ẩm: Da của trẻ nhỏ cần được cấp ẩm thường xuyên để đảm bảo hàng rào bảo vệ da được duy trì ổn định. Khi da trở nên quá khô, nứt nẻ, đặc biệt vào tiết trời hanh mùa đông.
- Do tiếp xúc với một số tác nhân bên ngoài: Một số tác nhân từ ngoài môi trường như bụi bẩn, ô nhiễm không khí, thời tiết, lông động vật, phấn hoa,... không chỉ là nguyên nhân gây viêm da, dị ứng ở người trưởng thành mà cũng có thể gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
- Do thực phẩm mà mẹ ăn, thực phẩm bổ sung cho bé ngoài sữa mẹ: Trẻ có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm mà mẹ đưa vào cơ thể, thông qua đường sữa như hải sản, sữa bò,... hoặc một số thực phẩm mà mẹ bổ sung cho bé ngoài sữa mẹ như nước trái cây, sữa công thức,...Do các loại hóa mỹ phẩm mẹ dùng cho bé: Một số mẹ có thói quen sử dụng các loại dầu tắm, dầu massage toàn thân, phấn rôm cho trẻ. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây bệnh thường gặp khi trẻ có làn da quá mẫn cảm.
Triệu chứng
Thông thường, chàm sữa ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết. Để có thể kịp thời phát hiện bệnh cũng như có hướng điều trị cho con, các bậc cha mẹ nên chú ý đến một số dấu hiệu sau đây:
- Da của bé xuất hiện hồng ban, hay còn gọi là các nốt mẩn đỏ. Hiện tượng này xuất hiện ở các vùng da như má, trán, cổ. Khi sờ vào, bạn sẽ cảm thấy khô ráp, đôi chỗ có mụn nước và vảy nhỏ li ti. Các mẹ thường hay nhầm lẫn dấu hiệu này với tình trạng nẻ da, rôm sẩy.
- Bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu khi các mụn nước nhỏ vỡ ra, sau đó khô lại và lên da non. Các bé sẽ gãi, cào xước làm trầy da, từ đó dễ dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm nếu mẹ không chăm sóc và chú ý đúng cách.
- Rỉ dịch từ các mụn nước nhỏ: Những mụn nước nhỏ xuất hiện, khi vỡ ra sẽ có hiện tượng chảy dịch, mủ khiến bé đau đớn.
- Dày da, da khô và bì lên: Những mụn nước sau khi vỡ sẽ dần khô lại và lên vảy. Khi vảy bong, lớp da ở đó sẽ trở nên bì cộm lên, khô ráp.
- Khi bị chàm sữa, bé sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu nên thường xuyên quấy khóc, ăn ngủ kém, chậm phát triển.
Hướng dẫn cách trị chàm sữa cho bé hiệu quả tại nhà
Trẻ bị chàm sữa thường cần phải được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị chàm sữa phổ biến:
Cách Chữa Trị Chàm Sữa Bằng Mẹo Dân Gian:
- Dùng Dầu Dừa Trị Chàm Sữa Cho Bé: Có khả năng dưỡng ẩm và giảm kích ứng da. Áp dụng dầu dừa lên vùng da bị chàm sữa của bé.
- Chữa Chàm Sữa Bằng Lá Trầu Không: Sử dụng lá trầu không tươi, nghiền nhuyễn và áp dụng lên vùng da chàm sữa. Lá trầu không có tác dụng giảm ngứa và chống viêm.
- Giảm Ngứa Hiệu Quả Do Chàm Sữa Gây Ra Với Lá Ổi: Lấy lá ổi, nghiền nhuyễn và đắp lên vùng da bị chàm sữa. Lá ổi giúp giảm ngứa và có tính chất chống viêm.
- Dùng Lá Trà Xanh (Chè Xanh) Trị Bệnh: Làm nước trà xanh và lau nhẹ vùng da bị chàm sữa. Trà xanh chứa các chất chống viêm và dưỡng ẩm.
Bé Bị Chàm Sữa Bôi Thuốc Gì?
- Có thể sử dụng các loại kem chống ngứa, kem dưỡng ẩm đặc biệt cho trẻ em.
- Bác sĩ sẽ tư vấn thuốc phù hợp với tình trạng chàm sữa của bé.
Lưu ý: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, nên trao đổi với chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì? Danh sách các loại thuốc trị chàm sữa
Khi bé bị chàm sữa, việc sử dụng thuốc cần được thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo rằng sản phẩm được lựa chọn phù hợp với tình trạng da của bé và an toàn cho sức khỏe của bé.
Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng để điều trị chàm sữa ở bé và công dụng của thuốc:
- Hydrocortisone Cream 1%: Chứa hydrocortisone, một loại corticosteroid giúp giảm viêm, ngứa và đỏ da.
- Eumovate: Là một loại corticosteroid, giúp giảm viêm và ngứa, thích hợp cho trường hợp chàm sữa nặng.
- Bepanthen: Chứa dexpantenol (vitamin B5), giúp dưỡng ẩm và tái tạo tế bào da, thích hợp cho việc chăm sóc da mỏng manh của bé.
- Aveeno: Có thể chứa thành phần như colloidal oatmeal, giúp làm dịu và giảm ngứa.
- Ceradan: Chứa ceramide giúp khôi phục hàng rào bảo vệ da, làm dịu và giảm kích ứng.
- Physioge: Có thể là một loại kem dưỡng ẩm nhẹ, giúp giữ ẩm cho da của bé.
- Mustela: Chứa các thành phần dưỡng ẩm và chăm sóc da cho bé.
- Sodermix Cream: Chứa các thành phần chống viêm và dưỡng ẩm.
Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Hãy luôn kiểm tra thành phần của sản phẩm để đảm bảo rằng nó không chứa bất kỳ chất gây kích ứng nào có thể ảnh hưởng đến da nhạy cảm của bé.
Cách phòng tránh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Chàm sữa gây ra nhiều khó chịu và phiền toái đối với trẻ nhỏ, khiến bé hay quấy khóc, giấc ngủ trằn trọc… Bởi vậy, các mẹ hãy chủ động phòng tránh chàm sữa cho bé bằng nước cách đơn giản được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo sau đây:
- Các mẹ hãy chú ý vệ sinh mặt, miệng cho bé cẩn thận sau mỗi lần bú và ăn uống.
- Vệ sinh thân thể cho bé, không nên tắm cho trẻ bằng các loại sữa tắm trong thời gian quá lâu.
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho bé phù hợp để tránh tình trạng bị kích ứng khi dùng sai sữa tắm hay sữa dưỡng ẩm.
- Vệ sinh phòng ở, môi trường sống của bé, đặc biệt là giường chiếu, đệm, chăn, gối.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với động vật nuôi như chó, mèo.
- Cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt, thời điểm lý tưởng để bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở đi.
- Các mẹ cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm như nội tạng động vật, trứng, sữa, trứng… vì sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thông qua đường sữa.
Hy vọng qua đây các bậc phụ huynh đã nắm được những thông tin cần thiết về chàm sữa ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và một số cách điều trị. Khi tình trạng bệnh khiến bé khó chịu, ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển đầu đời, cha mẹ cần nhanh chóng có biện pháp xử lý phù hợp, tránh những biến chứng, hậu quả nghiêm trọng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!