Chữa Bệnh Chàm Bằng Mỡ Trăn Có Hiệu Quả Không?
Trước những bức bối, khó chịu và mất thẩm mỹ do bệnh chàm gây ra, nhiều người bệnh truyền tai nhau giải pháp “cứu cánh” bằng cách chữa bệnh chàm bằng mỡ trăn. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả? Cách thức thực hiện ra sao? Bài viết này sẽ giúp độc giả giải đáp thắc mắc.
Thành phần và công dụng của mỡ trăn trong điều trị bệnh chàm
Mỡ trăn được lấy ở phần bụng của con trăn trưởng thành và đem chế biến tạo thành dạng lỏng. Chúng chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng nên đã được đưa vào sử dụng trong ngành y học hiện nay.
Thành phần có trong mỡ trăn
Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng thì mỡ trăn có rất nhiều chất tốt cho da như glycerin, oleic acid, linoleic acid, palmitate ngoài ra còn tồn tại thành phần kháng khuẩn giúp da chống lại các tác nhân bên ngoài.
Các chất này khi được tiếp xúc với vùng da bị tổn thương, chúng sẽ giúp da nhanh thẩm thấu. Từ đó, cung cấp nguồn dinh dưỡng tối đa và chăm sóc da từ sâu bên trong đồng thời gây ức khiến vi khuẩn yếu dần và chết đi.
Công dụng trong điều trị bệnh chàm
Người bị chàm hay có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt dễ làm tổn thương đến da. Khi sử dụng mỡ trăn bôi lên vết chàm sẽ khiến các tế bào bị ảnh hưởng nhanh chóng được hồi phục đồng thời ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn của làn da. Vùng da bị chàm giảm viêm sưng hiệu quả. Đặc biệt chúng cũng giúp cung cấp độ ẩm nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh nhanh chóng hơn.
Các vết chàm sau khi được điều trị dễ để lại sẹo thâm lâu năm. Vì vậy quá trình sử dụng mỡ trăn càng sớm càng hạn chế tối đa các vết thâm và làm da nhanh chóng lành lại khôi phục những liên kết bị đứt trước đó.
Cách chữa bệnh chàm bằng mỡ trăn hiệu quả
Sản phẩm đến từ tự nhiên, tuy tốt nhưng cần được sử dụng đúng theo các bước cụ thể, mới có thể mang lại hiệu quả tuyệt đối. Cách bước thực hiện chữa bệnh chàm bằng mỡ trăn được khuyến cáo như sau:
Bước 1: Vệ sinh da sạch sẽ
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho da bạn cũng cần vệ sinh da sạch sẽ bằng cách nấu lá trầu cùng một chút muối sau đó tiến hành rửa vùng da bị tổn thương. Hoặc có thể rửa bằng nước ấm thông thường, nước lá trà xanh hay nước muối pha loãng.
Bước 2: Thoa mỡ trăn lên vết thương
Sau khi vệ sinh xong bạn lau khô sạch sẽ, rồi lấy vài giọt mỡ trăn nhỏ lên vùng chàm sao cho dung dịch tạo thành một lớp mỏng. Sau đó tiến hành massage nhẹ nhàng giúp mỡ trăn thẩm thấu vào da sâu và nhanh hơn. Cuối cùng chờ khoảng 2 tiếng sau, lấy khăn lau khô vết chàm. Thực hiện điều trị 1 lần/ngày và liên tục như vậy cho đến khi khỏi bệnh.
Các lưu ý khi chữa bệnh chàm bằng mỡ trăn
Là loại mỡ động vật chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho da. Tuy nhiên mỡ trăn còn chứa các chất khác gây dị ứng đối các vùng da nhạy cảm. Vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng, tránh lạm dụng không đúng cách hoặc quá liều điều trị, gây tác dụng xấu lên da.
Đặc biệt bạn cần chú ý không nên sử dụng mỡ trăn cho những loại da dầu, dễ gây bít lỗ chân lông, bệnh càng trở nặng.
Bệnh chàm ngoài việc gây khó chịu trong thời gian dài, còn có thể để lại vết thâm xấu xí. Vì vậy cần được điều trị nhanh chóng và an toàn. Hãy tìm hiểu về các phương pháp tự nhiên đồng thời áp dụng ngay cách chữa bệnh chàm bằng mỡ trăn để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!