Bệnh Á Sừng
Á sừng là một trong những bệnh da liễu phổ biến hiện nay với những triệu chứng khó chịu tại các đầu ngón tay, ngón chân và da đầu. Bệnh không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà nếu chủ quan, không điều trị hoặc để bệnh kéo dài có thể gây ra hoại tử da, thậm chí nhiễm trùng máu. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến bạn những thông tin tổng quan nhất về bệnh á sừng từ triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị cũng như các phòng tránh để bệnh được kiểm soát, đẩy lùi.
Định nghĩa bệnh á sừng
Bệnh á sừng (tên tiếng Anh: Dermatitis plantaris sicca) là một dạng của viêm da cơ địa. Là trạng thái lớp sừng đang diễn ra quá trình chuyển hóa, chưa hoàn thiện, vẫn còn nhân. Lớp sừng chuyển hóa dang dở này được gọi là lớp sừng bở, sừng non, sừng tạp, sừng kém chất lượng.
Bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng như da khô, nứt nẻ và bong ra thành từng mảng. Bệnh có xu hướng khởi phát vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, trời hanh khô hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm thấp.
Theo bác sĩ Lê Phương, chứng bệnh này không liên quan và cũng không phải do các loại vi khuẩn hoặc virus gây nên. Bởi vậy mà bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, bệnh lại liên quan đến yếu tố di truyền nên có thể di truyền cho con cái.
Á sừng có thể khởi phát ở mọi vị trí trên cơ thể nếu có điều kiện thuận lợi ví dụ như á sừng ở tay, á sừng ở đầu. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở các vị trí như:
- Á sừng ở tay: Đây là vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất bởi thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như hóa chất, xà phòng, mỹ phẩm... Lúc này tổn thương thường ở khắp bàn tay, đặc biệt là ngón tay, lòng bàn tay gây khô, nứt nẻ và đau đớn.
- Á sừng ở chân: Ngón chân, gót chân là vị trí với các biểu hiện á sừng rõ nhất như da nứt nẻ, tróc vảy, mùa đông có thể nứt toác, rớm máu...
- Á sừng ở da đầu: Dạng á sừng này ít phổ biến hơn so với ở chân và tay với các triệu chứng như da đầu xuất hiện vảy trắng, bong tróc, rất ngứa, gây đau nhức cho người bệnh.
Như vậy, xuất hiện ở vị trí nào thì người bệnh đều cảm nhận được sự khó chịu của chứng bệnh này, đặc biệt là khi vào thời tiết hanh khô thì các triệu chứng bệnh thường có xu hướng nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân bệnh á sừng
Cũng giống như nhiều bệnh da liễu khác, cho đến nay y học hiện đại vẫn chưa xác định cụ thể nguyên nhân gây ra bệnh á sừng là gì. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có một số yếu tố có khả năng khiến bệnh khởi phát cũng như nếu tiếp xúc sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, cụ thể:
- Di truyền: Có khoảng 45% người bệnh á sừng có nguyên nhân do di truyền. Tỉ lệ này sẽ cao hơn nếu trong gia đình có cả cha lẫn mẹ bị bệnh á sừng trước đó.
- Do thời tiết: Thời tiết hanh khô, nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến cho da bị khô, mất nước khiến quá trình sừng hóa tăng lên, hình thành á sừng.
- Tiếp xúc với các loại hóa chất: Chất tẩy rửa, nước tẩy quần áo, mỹ phẩm, dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh... khi tiếp xúc thường sẽ ảnh hưởng đến làn da, tăng nguy cơ gây bệnh.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu hụt các vitamin, đặc biệt là vitamin A, D, C, E... sẽ khiến chức năng da bị suy yếu, dễ mắc bệnh ngoài da, trong đó có á sừng.
- Nội tiết tố thay đổi: Á sừng dễ khởi phát ở những đối tượng tuổi dậy thì, đang mang thai, sản phụ, phụ nữ thời kỳ mãn kinh...
Triệu chứng bệnh á sừng
Để sớm ngăn ngừa bệnh không tái phát và chữa dứt điểm được bệnh bạn cần nhận biết triệu chứng và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Bởi một khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, giai đoạn sừng hóa, niken hóa sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác điều trị.
Theo đó, bạn hãy lưu ý những triệu chứng bệnh á sừng điển hình sau đây để chủ động trong thăm khám và điều trị:
- Da khô, nứt nẻ: Do quá trình chuyển chưa hoàn thiện khiến da trở nên khô, dày sừng, kèm với đó là hiện tượng đỏ, sưng tấy. Mặt khác, do da yếu, tạo sừng nên rất dễ bị bong tróc, nứt nẻ và hình thành các đường rãnh nông hoặc sâu ở trên da rất rõ nét.
- Cảm giác ngứa ngáy: Người bị á sừng sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy tại vùng da bị tổn thương. Nếu dùng tay gãi mạnh vùng da này sẽ bị ửng đỏ, chảy máu, đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập.
- Bong tróc da từng mảng lớn nhỏ: Một khi da khô ráp trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc hình thành nên các mảng da thừa. Lúc này lớp sừng này sẽ tạo ra các vảy màu trắng xù xì và bong tróc.
- Chảy máu: Da bị khô, bong tróc, nứt nẻ, đặc biệt là vết nứt sâu cộng với hành động gãi mạnh của bạn có thể làm cho da bị chảy máu kèm cảm giác đau nhức.
- Xuất hiện mụn nước: Khi á sừng bước sang giai đoạn nặng vùng da bị bệnh có thể xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti. Các mụn này có đặc điểm là dễ vỡ và khi vỡ ra lại rất ngứa ngáy.
- Mất ngủ thường xuyên, mệt mỏi: Người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, mệt mỏi do các triệu chứng ngứa ngáy, nứt nẻ, bong tróc nghiêm trọng hoặc sau khi tiếp xúc với hóa chất.
Á sừng cũng là một bệnh da liễu với các biểu hiện bên ngoài da đặc trưng, nếu được điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì á sừng sẽ được giải quyết và không gây ra bất cứ nguy hiểm nào đến sức khỏe của bạn.
Tuy nhiên, bệnh sẽ gây ra những hệ lụy tới sức khỏe của bạn nếu không khắc phục một cách triệt để và nghiêm túc. Bởi theo các bác sĩ chuyên khoa, so với một số bệnh lý da liễu khác thì á sừng nếu chủ quan không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ mà nó còn gây ra biến chứng chứng nguy hiểm.
Một số biến chứng của á sừng mà các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra đó là:
- Suy giảm chức năng bảo vệ da: Nếu á sừng không được điều trị tốt, lớp da bong tróc thường xuyên sẽ dẫn đến suy yếu, chức năng bảo vệ của da cũng vì đó mà trở nên yếu hơn.
- Tăng nguy cơ bội nhiễm, hoại tử da: Gãi ngứa với lực quá mạnh sẽ khiến da bị tổn thương, trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây hoại tử da.
- Nhiễm trùng máu: Nếu các vi khuẩn xâm nhập thông qua các vết trầy xước, tổn thương da chúng sẽ đi sâu vào mạch máu gây nhiễm trùng máu.
Thậm chí còn viêm nhiễm tại các cơ quan quan trọng như màng khớp, màng tim, tăng nguy cơ mắc bệnh như: Viêm tủy xương, bệnh tim mạch, bại liệt, biến dạng khớp...
Cách chữa bệnh á sừng hiệu quả, dứt điểm
Chữa bệnh á sừng là một vấn đề quan trọng đối với những người bệnh phải đối mặt với tình trạng da này. Để giúp giảm ngứa, chống viêm, và làm dịu vết thương, dưới đây là những thông tin về các phương pháp điều trị bệnh:
Tại Nhà:
- Lá Trầu Không: Sử dụng lá trầu không tươi, nghiền nhuyễn và đắp lên vùng bị á sừng. Có tác dụng chống viêm và giảm ngứa.
- Cây Lược Vàng: Nấu nước từ lá cây lược vàng, sau đó sử dụng để rửa miệng. Cây lược vàng có tính chất chống viêm và kháng khuẩn.
- Củ Tỏi: Chứa chất kháng khuẩn và chống viêm.
- Dầu Dừa: Mát-xa vùng bị á sừng bằng dầu dừa giúp dưỡng ẩm và làm dịu da.
Bằng Thuốc Kê Đơn:
- Acid Salicylic: Sử dụng kem chứa acid salicylic để loại bỏ tế bào da chết.
- Thuốc Chứa Corticoid: Sử dụng kem chứa corticoid để giảm viêm và ngứa.
- Nhóm Thuốc Kháng Histamin: Uống thuốc kháng histamin để giảm kích thích và ngứa.
Lưu ý: Trước khi tự điều trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo các phương pháp an toàn và hiệu quả.
Thuốc chữa bệnh á sừng
Lưu ý rằng việc chọn thuốc chữa bệnh á sừng cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh á sừng:
1. Corticosteroids (Gel hoặc Kem): Dùng để giảm viêm nhiễm và ngứa. Ví dụ như hydrocortisone.
2. Thiazolidinediones (Rosiglitazone, Pioglitazone): Thường được sử dụng trong điều trị đường đái đường loại 2, nhưng cũng có thể giúp kiểm soát việc tổn thương da trong trường hợp á sừng.
3. Thuốc chống histamine (Antihistamines): Giúp giảm ngứa. Các loại như cetirizine, loratadine thường được sử dụng.
4. Calcineurin Inhibitors (Tacrolimus, Pimecrolimus): Được sử dụng để kiểm soát viêm nhiễm và giảm triệu chứng của bệnh á sừng.
5. Antibiotics: Đôi khi được sử dụng để kiểm soát các nhiễm trùng da có thể xảy ra trong trường hợp nứt nẻ.
6. Vitamin D và Analogues (Calcitriol): Có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng của da.
7. Immunomodulators (Methotrexate, Cyclosporine): Đôi khi được kê đơn khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
8. Các loại kem chống nắng: Bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, giúp kiểm soát triệu chứng.
Á sừng nên ăn gì kiêng gì?
Bệnh á sừng là một tình trạng viêm da cơ địa dị ứng, và việc điều trị nên bao gồm cả chế độ ăn uống. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn cho người mắc bệnh á sừng:
Các thực phẩm bệnh á sừng nên ăn:
1. Thực phẩm giàu chất béo omega-3: Cá hồi, hạt lanh và dầu cá omega-3 có thể giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể, giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh.
2. Rau xanh và quả: Rau xanh, quả và các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ cơ thể duy trì sức khỏe da.
Các thực phẩm bệnh á sừng kiêng:
1. Thực phẩm cay nồng: Đồ cay nồng như ớt, hạt tiêu có thể kích thích da và gây kích ứng, làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.
2. Thực phẩm chứa gluten: Một số người mắc bệnh á sừng có thể hưởng lợi từ việc kiêng thức ăn chứa gluten, như lúa, mì, và yến mạch.
3. Thực phẩm có thể gây dị ứng: Kiên trì tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng cá nhân, như hải sản, sữa, đậu nành, và đậu phộng.
Phòng tránh bệnh á sừng
Phòng tránh á sừng từ đầu chính là cách bạn bảo vệ sức khỏe, bởi những triệu chứng bệnh gây ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, cuộc sống và thẩm mỹ của bạn. Chính vì bạn hãy phòng bệnh bằng những cách sau đây:
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ cho tay chân luôn khô thoáng, không tiếp xúc quá lâu với nước, đặc biệt là nước bẩn, bùn đất.
- Cần hạn chế một cách tối đa việc tiếp xúc với những chất hóa học và chất tẩy rửa. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì bạn chần sử dụng vật dụng bảo vệ cá nhân như khẩu trang, tất chân, bao tay, quần áo dài tay…;
- Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin E, vitamin C, beta-caroten, chất xơ… để tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa da, đồng thời cải thiện tình trạng da khi bị lở loét…;
- Sử dụng các vật dụng cá nhân cần thiết khi đi ra ngoài, nhất là vào trời lạnh bởi á sừng thường khởi phát khi thời tiết hanh khô, nhiệt độ thấp như mùa đông;
- Biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống để tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
- Khi có những bất thường về da bạn cần đi thăm khám để sớm phát hiện bệnh, khắc phục kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!