Bệnh Á Sừng Liên Cầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị 2024
Á sừng liên cầu là căn bệnh mãn tính, thường gặp cả ở người lớn và trẻ sơ sinh. Bệnh thường kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, tâm lý của người mắc phải. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về bệnh cũng như phương pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh á sừng liên cầu là gì?
Á sừng liên cầu là dạng khác của viêm da cơ địa. Bệnh xuất hiện ở lớp sừng đang chuyển hóa, các tế bào da còn nhân, nguyên sinh, sừng non trong thời gian dài có thể gây chốc, bóng tróc hay hăm da tại các kẽ,…
Tuy á sừng do liên cầu chưa có thuốc để điều trị dứt điểm nhưng phát hiện và xử lý sớm sẽ hạn chế được triệu chứng cũng như các biến chứng xảy ra.
Nguyên nhân gây ra á sừng liên cầu
Hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, bệnh có thể xảy ra do tác động của các yếu tố nguyên nhân sau:
- Yếu tố di truyền: bệnh có xu hướng xuất hiện sớm một phần do bệnh có thể di truyền. Có đến 45% trẻ mắc bệnh này khi các đời trước trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ mắc bệnh.
- Thiếu hụt vitamin cần thiết: Thiếu hụt các vitamin A, C, E,…là một yếu tố khác mà người ta nhận thấy. Sự thiếu hụt làm cho các yếu tố bảo vệ da và lớp sừng bị ảnh hưởng.
- Sự thay đổi nội tiết: bệnh còn có xu hướng xuất hiện ở người dậy thì, thời kỳ mang thai hoặc cho con bú,…do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể.
- Do thời tiết hanh khô: da mất nhiều nước trong dạng thời tiết này, nếu không cung cấp kịp thời sẽ là yếu tố thuận lợi cho bệnh á sừng phát triển.
- Cơ địa nhạy cảm: Da nhạy cảm , hệ miễn dịch kém dễ bị tác động từ các yếu tố ô nhiễm trong môi trường cũng là nguyên nhân gây bệnh á sừng.
Triệu chứng của bệnh á sừng liên cầu
Các bệnh nhân khi đã chuyển sang á sừng liên cầu sẽ có nhiều bệnh hiện rõ rệt hơn với các triệu chứng đặc trưng như sau:
- Khô da: vùng da bị bệnh sẽ cứng hơn các vùng khác, sần sùi.
- Ngứa dữ dội: người mắc bệnh thường ngứa rất nhiều, các lớp da bị bong tróc gây khó chịu, đau đớn. Nếu gãi quá nhiều gây tổn thương da sẽ là cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng.
- Cảm giác mệt mỏi: cảm giác này xảy ra là do việc ngứa ngáy quá nhiều gây ảnh hưởng đến giấc ngủ người bệnh.
- Da nứt nẻ, chảy máu: vị trí tổn thương thường bị ảnh hưởng nặng hơn khi vào mùa lạnh, khô. Nếu chỉ đỏ, ngứa vào mùa nóng, thì đến mùa đông da có thể nứt và chảy máu.
- Nhiễm trùng da: Nếu không điều trị để nhận gãi và làm tổn thương da quá nhiều, quá lâu sẽ bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da gây nên các mụn nhỏ rất ngứa.
Á sừng liên cầu có nguy hiểm không?
Á sừng liên cầu thường chỉ biểu hiện trên các lớp da bên ngoài cơ thể nên không ảnh hưởng cấp tính đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, do biểu hiện tổn thương da khá nhiều có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tinh thần từ đó tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.
Nếu không được điều trị đúng, cảm giác ngứa dẫn đến việc gãi quá nhiều sẽ gây tổn thương da và nguy cơ rất cao sẽ dẫn đến bội nhiễm, hoại tử da sự tấn công của vi khuẩn. Bội nhiễm có thể dẫn đến tắc lỗ chân lông, nứt da, viêm da gây đau đớn và ảnh hưởng đến tính mạng.
Một số biến chứng thường gặp nếu không điều trị kịp thời:
- Nhiễm trùng máu: các vết nứt, tổn thương do gãi sẽ là nơi vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nhiễm trùng máu ảnh hưởng trực tiếp lên tim mạch, tủy xương,…
- Chức năng của da bị hạn chế: tình trạng mất cân bằng điện giải của da có thể làm suy giảm chức năng của da làm cho cơ thể có thể gặp các bệnh về suy giảm miễn dịch, sức khỏe giảm sút có thể suy kiệt.
Vì thế, cần đi thăm khám và điều trị để kiểm soát diễn tiến bệnh nhằm hạn chế tối đa các tổn thương da cũng như các biến chứng có thể xảy ra.
Cách điều trị bệnh á sừng liên cầu
Nguyên tắc điều trị á sừng liên cầu là điều trị sớm để hạn chế tối đa các tổn thương và biến chứng có thể xảy ra. Vì thế, việc điều trị là vô cùng hiệu quả. Có nhiều phương pháp điều trị tùy theo mức độ bệnh của từng bệnh nhân.
Cách chữa á sừng tại nhà bằng mẹo dân gian
Đây là phương pháp đơn giản, tiết kiệm và mang lại hiệu quả tốt giúp giảm các triệu chứng khó chịu cũng như hạn chế sự lây lan và biến chứng xảy ra.
Một số mẹo có thể được áp dụng dễ dàng tại nhà:
- Sử dụng lá trầu không: Đun lá trầu không lấy nước để tắm và rửa vùng da bị tổn thương. Hoặc có thể giã nát và đắp lên vết thương.
- Điều trị bằng tỏi: Điều trị hiệu quả trong 1 tuần bằng cách giã lấy nước cốt và bôi lên vùng da bị tổn thương.
- Sử dụng lá đinh lăng để điều trị á sừng liên cầu: Lá đinh lăng cùng một ít là huyết dụ, đun nóng lấy nước và rửa các vùng da bị á sừng sẽ giúp sạch da và khử khuẩn giúp da có cảm giác êm dịu, dễ chịu.
- Dầu dừa chữa á sừng hiệu quả: dầu dừa sẽ giúp da giữ được độ ẩm cần thiết và giảm tình trạng đau rát, ngứa ngáy xảy ra. Chỉ cần bôi nhẹ 1 lớp dầu dừa mỏng lên da sẽ giúp đem lại hiệu quả cực tốt.
Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng các phương pháp này khi bệnh mới xảy ra và vùng da chưa bị tổn thương quá nhiều.
Điều trị á sừng liên cầu bằng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y giúp cải thiện chức năng can, thận, giải độc cơ thể, loại bỏ các chất độc tích tụ dưới da và bồi bổ cơ thể, cải thiện chức năng da có thể giúp khỏi bệnh. Sử dụng các bài thuốc:
- Bài thuốc uống: Bồ công anh, ké đầu ngựa, hỏa ma nhân, huyền sâm hoặc bồ công anh, kinh giới, rau má, trinh nữ, xích hồng, thổ phục linh, hạ khô thảo, kim ngân, xạc sau.
- Bài thuốc bôi: Nấu cao và bôi lên da với khô phàn, xuyên tiêu, cúc hoa dại, mang tiêu.
Điều trị á sừng liên cầu bằng thuốc Tây
Việc thăm khám bác sĩ và thực hiện điều trị á sừng bằng thuốc Tây với các thuốc kháng Histamin, kháng sinh cùng các dạng thuốc bôi mang lại hiệu quả cao. Một số thuốc Tây y được sử dụng để điều trị á sừng liên cầu:
- Thuốc Acid salicylic: Thuốc được sử dụng ngoài da để hạn chế nhiễm trùng, giúp bong sừng, sát trùng, chống nhiễm khuẩn,…
- Thuốc chống viêm Corticoid: Có thể uống hoặc bôi ngoài da giúp chống viêm, chống nhiễm trùng, giảm ngứa và nứt da. Chú ý không dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
- Thuốc kháng histamin: Giúp giảm các triệu chứng ngứa hiệu quả.
- Kháng sinh, chống nấm: Sử dụng khi có nhiễm nấm, nhiễm khuẩn xảy ra.
- Thuốc bổ, vitamin A, C: Có hiệu quả cải thiện các triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể phản ứng tốt với bệnh.
Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng một cách khoa học, hợp lý.
Á sừng liên cầu là một căn bệnh thường gặp. Có thể gây bệnh ở nhiều vùng da khác nhau và có cả á sừng da đầu liên cầu. Tuy không quá nguy hiểm, không cần điều trị kịp thời để tránh da bị nhiều tổn thương cũng như hạn chế được tối đa biến chứng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!