Hướng Dẫn Chữa Á Sừng Bằng Lá Trầu Không Đơn Giản, Hiệu Quả 2024
Chữa á sừng bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Cách làm này vừa đơn giản, vừa an toàn và mang lại hiệu quả điều trị cao. Sau đây là hướng dẫn chi tiết về các cách chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không hiệu quả nhất.
Công dụng của lá trầu không trong điều trị á sừng
Lá trầu không còn được biết đến với nhiều tên gọi như: trầu cay, lá trầu. Tên khoa học của lá trầu không là Piper betle. Ngoài công dụng để ăn (kèm với quả cau), lá trầu không còn được biết đến như một loại dược liệu giúp điều trị á sừng hiệu quả.
Trong Đông Y, lá trầu không là loại dược liệu có tính ấm, mùi thơm đặc trưng và vị cay nồng. Các tài liệu Đông Y đều ghi chép về các đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau của loại dược liệu thiên nhiên này. Vì vậy, lá trầu thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc Đông Y trị bệnh về da, trong đó có bệnh á sừng.
Công dụng điều trị á sừng của lá trầu không theo kiến thức khoa học hiện đại
Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, chiết xuất lá trầu không có chứa nhiều hợp chất hữu cơ như: vitamin A, vitamin B-1, vitamin B-2, iot, kali, axit nicotinic. Do đó, thường xuyên sử dụng lá trầu không sẽ giúp tăng lượng dưỡng chất cho da.
Các nghiên cứu cũng tìm ra được rất nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm có trong thành phần của lá trầu không như: cadinen, estragole, eugenol, chavicol, methyl eugenol, tanin,… Những hợp chất này có tác dụng ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn, vi nấm gây viêm nhiễm, giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da khi bị á sừng.
Ngoài ra, nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, lá trầu không còn có khả năng ức chế sự phát triển của những gốc tự do gây hại nằm trên da. Do đó, sử dụng chiết xuất lá trầu không giúp các vết thương trên da được chữa lành nhanh chóng.
Hướng dẫn chữa á sừng bằng lá trầu không đơn giản, hiệu quả
Có rất nhiều cách chữa á sừng bằng lá trầu không được lưu truyền trong dân gian. Sau đây là các cách sử dụng lá trầu không chữa bệnh á sừng phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất:
Cách 1: Ngâm hoặc tắm bằng nước lá trầu không
Ngâm mình hoặc tắm bằng nước lá trầu không là cách điều trị á sừng được nhiều người áp dụng. Cách làm này tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh tác dụng loại bỏ các dị nguyên trên da, tinh chất lá trầu không còn giúp ức chế các vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không tươi
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không để loại bỏ bụi bẩn, sau đó để ráo, vò nát
- Cho lá trầu không đã vò nát cùng 3-4 lít nước và đun trong vòng 30 phút
- Tắt bếp, pha nước lá trầu không vừa nấu với nước sạch để đủ độ ấm
- Nước lá trầu không sau khi pha có thể sử dụng để ngâm người hoặc tắm
Lưu ý: Trong khi tắm, bạn nên sử dụng bã lá trầu chà nhẹ lên vùng da bị á sừng để tăng công dụng điều trị bệnh.
Cách 2: Chữa á sừng bằng lá trầu không thông qua việc đắp
Khi bị á sừng nhẹ, vùng da bị bệnh hẹp, đắp lá trầu không sẽ mang lại hiệu quả cao. Việc đắp trực tiếp lá trầu không vào vùng da bị bệnh giúp các hoạt chất trong lá trầu thấm sâu vào lớp biểu bì, tiêu diệt các vi khuẩn gây á sừng.
Nguyên liệu: 5-8 lá trầu không, 2-3 hạt muối hạt
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không, để ráo nước, cắt nhỏ
- Cho muối và lá trầu không vào cối, giã nát
- Đắp hỗn hợp vừa giã nát lên vùng da bị á sừng, dùng gạc cố định lại
- Sau khoảng từ 20-30 phút, tháo gạc ra và rửa lại với nước sạch
Lưu ý: Trước khi đắp da bằng hỗn hợp lá trầu không và muối hạt, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng để có hiệu quả điều trị cao.
Cách 3: Uống nước sắc lá trầu không
Uống nước sắc lá trầu không là cách chữa á sừng đơn giản, được nhiều người áp dụng. Ngoài tác dụng trị bệnh á sừng, nước lá trầu không còn có nhiều công dụng khác như: giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu,…
Nguyên liệu: 10-15 lá trầu không tươi
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không bằng nước, sau đó để ráo
- Ngâm lá trầu không đã rửa bằng nước muối loãng trong vòng 5 phút
- Vớt lá trầu không ra, cắt nhỏ, sau đó cho vào nồi cùng 2 lít nước
- Nấu lá trầu không từ 15-20 phút để ra hết tinh chất
- Chiết nước lá trà và bỏ bã
Lưu ý: Phần nước lá trầu sau khi chiết xuất còn khoảng 0,8-1 lít nước. Nên chia nước sắc lá trầu làm 2 -3 lần và uống hết trong ngày.
Cách 4: Chữa á sừng bằng lá trầu không kết hợp cùng bồ kết
Bồ kết có chứa một lượng lớn saponin – hoạt chất có tính năng kháng khuẩn, sát trùng hiệu quả. Sử dụng kết hợp với bồ kết sẽ làm tăng công dụng điều trị á sừng của lá trầu không.
Nguyên liệu: 10 lá trầu không tươi, 3-5 quả bồ kết
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không và bồ kết, để ráo
- Cắt bồ kết thành từng khúc nhỏ, lá trầu không vò nát, sau đó cho bồ kết và lá trầu không vào nồi cùng với 3 lít nước
- Đun hỗn hợp bồ kết, lá trầu không trong 15 phút
- Đổ toàn bộ phần nước sau khi đun ra, pha loãng để ngâm mình hoặc tắm
Lưu ý: Nếu bị á sừng phần da đầu, bạn có thể sử dụng nước lá trầu không và bồ kết để gội đầu.
Những lưu ý khi chữa á sừng bằng lá trầu không
Chữa á sừng bằng lá trầu không là phương pháp gia truyền an toàn, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh rủi ro:
- Không nên áp dụng các cách điều trị á sừng bằng lá trầu không cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ.
- Tạm ngưng điều trị nếu cơ thể xuất hiện các kích ứng như: da bị ngứa ngáy, phát ban, buồn nôn, chóng mặt,…
- Không nên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn (bia, rượu),… Các chất này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
- Nếu tình trạng bệnh lý trở nặng, cần nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị
Tính hiệu quả của việc sử dụng lá trầu không điều trị á sừng còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Bạn nên kiên trì sử dụng các cách đã hướng dẫn trong thời gian ít nhất là 1 tháng để theo dõi hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, một số điều chỉnh chế độ ăn uống, cách sử dụng quần áo, chăn màn,… cũng giúp việc điều trị á sừng bằng lá trầu không hiệu quả hơn. Cụ thể:
- Người bị á sừng nên mặc quần áo làm bằng cotton, thấm hút mồ hôi. Trang phục cần rộng rãi, thoải mái, tránh chà xát làm viêm nhiễm vùng da bị bệnh.
- Chăn màn cần được giặt sạch và thay mới thường xuyên. Tốt nhất nên sử dụng gối và ga bọc giường chất liệu cotton thoáng mát.
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin E, vitamin C, chất xơ và khoáng chất vào thực đơn ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết.
- Uống nhiều nước (nước lọc và nước trái cây) để cân bằng lượng nước trong cơ thể và đào thải các chất độc hại.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm cay, nóng, đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ
Ngoài ra, người bị bệnh á sừng cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái. Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị á sừng.
Trên đây là hướng dẫn cụ thể các cách chữa á sừng bằng lá trầu không hiệu quả theo dân gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở chuyên về da liễu để có hướng điều trị thích hợp hơn.
Xem thêm :
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!