Bật Mí Những Mẹo Dân Gian Trị Á Sừng Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Có rất nhiều phương pháp khắc phục á sừng, tuy nhiên mẹo dân gian vẫn được không ít người bệnh tin tưởng sử dụng vì đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm lại tiết kiệm được chi phí tối ưu. Vậy đâu là những mẹo mà người bệnh thường xuyên áp dụng? Tác dụng của các bài thuốc dân gian như thế nào? Dưới đây sẽ là những tư vấn của bác sĩ Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam kiêm Phó Giám đốc Chuyên môn Nhất Nam Y Viện. Đồng thời bác sĩ sẽ tiết lộ tới bạn đọc biện pháp “đánh bay” á sừng toàn diện, không tác dụng phụ.

Những mẹo dân gian trị á sừng phổ biến hiện nay

Theo bác sĩ Lê Phương, á sừng là một dạng của viêm da cơ địa, thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, gót chân, da đầu. Triệu chứng đặc trưng của á sừng là vùng da bị bệnh trở nên khô cứng, thô ráp, dày hơn, nứt nẻ, bong tróc, thậm chí là chảy máu gây đau đớn cho người bệnh.

Điều đáng nói là á sừng có thể diễn tiến sang giai đoạn mãn tính nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời, đúng phương pháp. Lúc này việc giải quyết bệnh sẽ gặp khó khăn, bệnh thường dai dẳng và dễ dàng tái phát lại.

Á sừng là chứng bệnh viêm da dễ tái phát, gây nhiều khó khăn cho người bệnh
Á sừng là chứng bệnh viêm da dễ tái phát, gây nhiều khó khăn cho người bệnh

Hiện nay, có không ít phương pháp khắc phục á sừng, phổ biến hơn cả là mẹo dân gian và các loại thuốc Tây y có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành tổn thương da. Tuy nhiên, phương pháp dân gian là cách được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng bởi sự đơn giản trong cách dùng, an toàn, không gây tác dụng.

Dưới đây là những mẹo dân gian trị á sừng được người bệnh sử dụng nhiều nhất, và nhiều người đã thu về kết quả tích cực cho mình.

Mẹo dân gian trị á sừng từ cây ngải dại

Ngải dại là cây thân thảo mọc hoang, thường mọc nhiều ở các vùng miền núi, nông thôn phía Bắc. Theo Đông y, ngải dại có vị đắng, tính mát có công dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố.

Ngoài ra, theo y học hiện đại đã nghiên cứu thì ngải dại còn chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm giúp chữa lành những tổn thương ngoài da. Bởi vậy mà thảo dược này được sử dụng trong hỗ trợ kiểm soát tình trạng lở loét, ngứa ở da do các bệnh lý như viêm da cơ địa, á sừng, mẩn ngứa nói chung… gây ra.

Bạn có thể áp dụng một trong số những mẹo khắc phục á sừng bằng ngải dại dưới đây:

Cách 1: Tắm nước lá ngải dại

  • Lấy 100g lá ngải dại, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đun sôi với lượng nước vừa đủ để tắm trong 15 phút. 
  • Khi nước sôi cho thêm một chút muối, đun thêm 10 phút thì tắt bếp.
  • Đợi đến khi nước nguội bớt thì dùng ngâm rửa vùng da bị bệnh trong vòng 30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô.

Cách 2: Dùng lá ngải dại tươi

  • Chuẩn bị 20g lá ngải dại, rửa sạch và ngâm với nước muối. 
  • Cho lá ngải dại vào cối giã nhuyễn, thêm một thìa muối để tăng tính sát khuẩn.
  • Rửa sạch vùng da bị á sừng, lau khô bằng vải mềm sạch rồi mới đắp ngải dại được giã nhuyễn lên.
  • Để lá ngải dại trên da khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm, lau khô.

Với hai phương pháp này bạn nên áp dụng 2 lần một ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Đồng thời bạn phải đảm bảo cho da được sạch sẽ và giữ khô thoáng trong quá trình dùng thuốc.

Khắc phục triệu chứng á sừng với lá trầu không

Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm được sử dụng trong nhiều bài thuốc, trong đó có khắc phục bệnh ngoài da như á sừng. Lá trầu không là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa và tình trạng bong tróc da. Ngoài ra, trong lá trầu có chứa một lượng lớn tinh dầu gồm các chất như iot, kali, vitamin A, vitamin B-1, vitamin B-2, axit nicotinic, có công dụng tăng sức đề kháng cho da.

Trị á sừng bằng mẹo dân gian như sử dụng lá trầu không được nhiều người áp dụng
Trị á sừng bằng mẹo dân gian như sử dụng lá trầu không được nhiều người áp dụng

Cách thực hiện: Chuẩn bị 7 – 10 lá trầu không, rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với một lượng nước vừa đủ. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút thì tắt bếp. Để cho nước nguội bớt thì ngâm rửa vùng da bị á sừng với nước lá trầu không 15 – 20 phút mỗi ngày.

Chữa á sừng bằng lá lốt

Lá lốt là loại rau gia vị quen thuộc với các gia đình Việt, không chỉ được dùng trong nấu nướng mà loại rau này còn được sử dụng như một vị thuốc khắc phục nhiều chứng bệnh trong đó có á sừng.

Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, tính ấm, chống hàn, quy vào kinh vị, tỳ, gan, mật có công dụng giảm sừng, giảm đau, sát khuẩn, kháng viêm và làm giảm các triệu chứng do bệnh á sừng gây ra. Hơn nữa, trong lá lốt còn chứa một lượng lớn kháng sinh tự nhiên giúp khắc phục triệu chứng bệnh tốt.

Cách 1: Đắp lá lốt tươi

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch và đem giã nhỏ. Vệ sinh da rồi đắp lá lốt lên vùng da bị bệnh, dùng vải sạch cố định trong 30 phút. 
  • Sau 30 phút thì rửa lại với nước sạch rồi thoa kem dưỡng ẩm lên. Nên áp dụng mỗi ngày một lần để có hiệu quả.

Cách 2: Ngâm rửa bằng lá lốt

  • Chuẩn bị khoảng 100g lá lốt, rửa sạch, ngâm với nước muối. 
  • Lá lốt vò nát rồi cho vào nồi nấu với 1,5 lít nước khoảng 10 phút cho các tinh chất của lá lốt tan trong nước.
  • Đợi cho nước nguội bớt bạn dùng để ngâm rửa vùng da bị á sừng, giữ lấy bã lá để chà lên vùng da tổn thương giúp tăng thêm công dụng. Áp dụng mỗi ngày 1 lần.

Cây vòi voi chữa á sừng đơn giản

Theo Y học cổ truyền, cây vòi voi có tính mát, mùi hơi hăng có công dụng giảm đau, kháng viêm, khử độc, tiêu viêm. Chính vì vậy, từ lâu ông bà ta đã sử dụng loại thảo dược này để khắc phục các chứng bệnh như phong thấp, bong gân, mụn nhọt, hạ sốt, đau dạ dày, mề đay, á sừng.

Lưu ý, cây vòi chỉ nên dùng ngoài da, tránh dùng theo đường uống. Bởi trong thành phần vây vòi voi chứa hợp chất alcaloid pyrolizidin có khả năng gây ung thư. Thậm chí, nếu có dùng bên ngoài da thì cũng không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lượng cây vòi voi tươi vừa đủ, đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 5 phút. Sau đó cho vào cối giã nhuyễn.
  • Vệ sinh vùng da bị á sừng, lau khô bằng vải sạch, sau đó đắp lên vùng da bị á sừng, để nguyên trong 20-25 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
  • Để đảm bảo an toàn người bệnh chỉ nên áp dụng phương pháp này 2 lần/ tuần.

Sử dụng chanh khắc phục triệu chứng á sừng

Nước cốt chanh được coi là một chất khử trùng tự nhiên giúp làm sạch da và diệt khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần vitamin C có trong chanh còn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da và thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào da mới để đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương trên da do á sừng.

Người bệnh nên nhớ cẩn trọng khi dùng cho các trường hợp da có tổn thương hở, nhiễm trùng, chảy máu… bởi hàm lượng axit citric lớn trong nước cốt chanh có thể gây bào mòn da, gây đau xót và khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 quả chanh tươi đem rửa sạch vỏ ngoài với nước muối loãng.
  • Cắt chanh thành từng lát mỏng, sau đó chà xát nhẹ hoặc đắp lên vùng da bị bệnh.
  • Để chanh trong 10-15 phút rồi rửa sạch với nước.

Ngoài những cách trên đây bạn cũng có thể sử dụng bài thuốc dân gian chữa á sừng bằng cây sài đất, lá chè xanh, dầu dừa, lá đinh lăng, cây huyết dụ… đây đều là những thảo dược có công dụng sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả giúp bạn ngăn ngừa, khắc phục á sừng.

Có nên áp dụng phương pháp chữa á sừng bằng dân gian?

Phương pháp dân gian giải quyết nhiều vấn đề cho người bệnh như sự đơn giản, dễ sử dụng, nguyên liệu sẵn có và nhất là tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, các mẹo dân gian này có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên nên đảm bảo an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ cho người bệnh.

Chưa kể, việc dùng thuốc bài thuốc dân gian sẽ giảm áp dụng thuốc Tây, tránh tình trạng lạm dụng thuốc Tây và nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Tuy có nhiều ưu điểm trong chữa trị nhưng những cách này cũng tiềm ẩn những điểm hạn chế mà người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng. Cụ thể:

  • Mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ và đáp ứng với những trường hợp bệnh mới chớm, giai đoạn nhẹ, các tổn thương chưa lớn.
  • Nếu việc dùng thuốc sau cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm, khiến việc điều trị tiếp theo gặp khó khăn.
  • Thời gian sử dụng mẹo dân gian cần phải kiên trì mới có thể mang lại hiệu quả.

Theo đó, bác sĩ Lê Phương khuyến cáo người bệnh á sừng đã ở giai đoạn nặng, vết thương lan rộng, hoặc nhiễm trùng thì nên chủ động đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Không nên tự ý áp dụng bất cứ phương pháp này, nhất là mẹo dân gian sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, khó khăn trong việc điều trị sau này.

Cập nhật lúc 17:56 - 21/05/2024
Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo