Chữa Bệnh Chàm
Chữa tại nhà:
- Tắm nước giấm táo: Thêm một tách giấm táo vào nước tắm ấm. Ngâm cơ thể trong nước giấm táo khoảng 15-20 phút. Giấm táo có tính chất kháng nấm và có thể giúp kiểm soát sự phát triển của chàm.
- Dầu dừa: Áp dụng dầu dừa lên vùng da bị chàm. Dầu dừa không chỉ giúp dưỡng ẩm mà còn có tính chất chống viêm và kháng nấm.
- Lá trà: Sắc một tách trà và để nguội. Dùng bông tăm hoặc bông gòn thấm trà lên vùng da bị chàm. Chất chống ô nhiễm trong trà có thể giúp kiểm soát sự phát triển của nấm.
- Nha đam: Lấy gel từ lá nha đam và thoa lên vùng da bị chàm. Nha đam có tính chất làm dịu và chống viêm.
- Muối trắng: Thêm một ít muối trắng vào nước tắm. Muối có khả năng làm sạch và giúp kiểm soát nấm.
Tây y chữa bệnh chàm:
- Chữa bệnh chàm tại chỗ: Sử dụng các kem, gel chứa chất chống nấm như clotrimazole, miconazole, hoặc ketoconazole. Bôi lên vùng da bị chàm theo hướng dẫn.
- Điều trị toàn thân: Thuốc antifungal uống như fluconazole hoặc itraconazole được kê đơn nếu chàm lan rộ và ảnh hưởng nhiều vùng trên cơ thể.
- Quang trị liệu: Ánh sáng UVB có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị trong các trường hợp nặng.
Lưu ý: Việc chữa trị bệnh chàm tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, và tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể với các phương pháp điều trị. Trước khi tự áp dụng bất kỳ phương pháp nào, nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng cách điều trị phù hợp với tình trạng của mình.
Chàm là bệnh lý da liễu có khả năng lây lan rộng khắp cơ thể khi bệnh nhân không chữa trị kịp thời hoặc áp dụng những biện pháp sai cách. Do vậy, việc tìm hiểu những hướng dẫn điều trị là rất quan trọng để bệnh nhân có thể chăm sóc cơ thể một cách tốt nhất. Trong bài viết này, Trung tâm da liễu Đông y sẽ gửi tới bạn những phương pháp chữa bệnh chàm được áp dụng phổ biến nhất trong thời gian gần đây.
Tổng quan về bệnh chàm
Chàm da hay còn gọi là eczema - một dạng viêm da cơ địa gây viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau. Bệnh thường gây ra cảm giác ngứa, sưng đỏ và nổi nhiều mụn nước lớn ngoài da.
Tổn thương của chàm eczema thưởng chỉ ở một vùng nhỏ, nhưng có thể lan rộng ra thành mảng lớn và tập trung nhiều ở các vị trí như:
- Chàm môi, quanh miệng: Do tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như son môi, mỹ phẩm trang điểm, thói quen liếm môi,...
- Chàm da ở tay: Vì hàng ngày tay của chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều vật chứa chất có khả năng gây dị ứng dẫn tới chàm eczema như nước rửa chén, xà phòng, dầu gội,...
- Dấu hiệu bệnh chàm ở chân: Lòng bàn chân, ngón chân là vùng thường xuyên đổ nhiều mồ hôi kết hợp với việc ma sát tiếp xúc với đất, giày dép hàng ngày tạo điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát.
Chàm hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó được chia thành 3 nhóm chính là:
- Nguyên nhân nội giới: Các căn nguyên từ bên trong cơ thể phải kể tới như yếu tố di truyền từ gia đình, rối loạn chức năng nội tạng, rối loạn nội tiết,... là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng chàm eczema
- Nhóm nguyên nhân ngoại giới: Bệnh chàm bùng phát do ảnh hưởng từ các chất dị nguyên từ yếu tố vật lý, hóa học, sinh vật, thực vật có sự va chạm trực tiếp với da gây ra tình trạng dị ứng, kích ứng viêm da eczema.
- Do hệ miễn dịch, sức đề kháng kém: Một trong những nguyên nhân chính gây ra chàm da ở người lớn và trẻ nhỏ là do hệ miễn dịch kém, thể trạng yếu bởi suy nhược cơ thể, thiếu dinh dưỡng, hoặc mắc các bệnh về gan, thận, hô hấp,... nên dễ bị mắc các chứng bệnh da liễu nếu gặp điều kiện thuận lợi trong đó phải kể tới bệnh.
Chàm là bệnh ngoài da nên các dấu hiệu thường rất dễ nhận biết. Ở từng giai đoạn bệnh sẽ bùng phát những biểu hiện khác nhau, cụ thể như:
- Giai đoạn hồng ban: Thời kỳ đầu khi bệnh mới khởi phát ở mức độ nhẹ. Triệu chứng bệnh đơn thuần chỉ là những mảng hồng ban và hơi ngứa, tuy nhiên chúng sẽ ẩn đi sau một thời gian. Vì vậy nhiều người thường không chú ý hoặc chủ quan dẫn tới không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng hơn.
- Giai đoạn mụn nước: Khi biệt đã bước vào giai đoạn nặng hơn sẽ xuất hiện nhiều mụn nước có kích thước khoảng 1 - 2mm và tập trung lại thành từng đám, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Mụn lớn dần rồi vỡ ra gây nhiễm trùng đau rất, thậm chí bội nhiễm nếu không xử lý đúng cách.
- Giai đoạn đóng vảy, liken hóa: Các tổn thương ở da lúc này sẽ bắt đầu bong ra và lên da non. Thông thường chúng sẽ chảy nhiều dịch nhầy và huyết tương, khi đóng vẩy chúng sẽ khô gây rạn nứt, cộm lại, khiến bề mặt da sần sùi, sẩn dẹp ở giữa nếp hằn, vừa gây ngứa khó chịu lại mất thẩm mỹ.
Về vấn đề chàm có nguy hiểm không, bác sĩ Phương cũng cho biết, chàm da làm xuất hiện những nốt mụn nước, mảng da sần sậm màu, da nứt nẻ, kèm theo ngứa rát, không chỉ gây mất thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, chất lượng sống hàng ngày.
Tuy nhiên các bạn cũng không nên quá lo lắng, bệnh chàm là bệnh ngoài da không khó điều trị. Người bệnh có thể loại bỏ chứng bệnh này hoàn toàn nếu lựa chọn đúng phương pháp kết hợp với việc chăm sóc, bảo vệ, thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức đề kháng.
Chữa tại nhà
Thực tế, những bệnh nhân bị chàm thể nhẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà với các nguyên liệu khá dễ kiếm, cách thức thực hiện đơn giản và cũng tiết kiệm chi phí như sau:
Tắm nước giấm táo
Trong giấm táo có lượng lớn các vitamin B, C, axit axetic, có tác dụng cân bằng lại nồng độ axit trên da, ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh. Đồng thời hạn chế nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.
Bệnh nhân sử dụng giấm táo bằng cách lấy khoảng 3 đến 4 thìa giấm táo hòa với nước ấm để tắm đều đặn mỗi ngày một lần. Lưu ý pha nước với nhiệt độ ấm vừa đủ, không nên tắm quá nóng sẽ khiến da càng bị bong tróc và mất nước nặng hơn.
Dầu dừa
Dầu dừa có thể kích thích các tế bào da mới hình thành, tái tạo những tế bào bị tổn thương, tăng cường độ ẩm cho da và củng cố hàng rào bảo vệ nhờ vào lượng axit lauric rất dồi dào. Các triệu chứng ngứa ngáy cũng giảm đi đáng kể đồng thời độ pH cũng được duy trì đến mức ổn định nhờ vào hàm lượng của protein filaggrin.
Sau khi đã tắm rửa sạch sẽ và lau khô người, bệnh nhân mới một lượng nhỏ dầu dừa để thoa đều lên vùng da đang bị chàm. Lưu ý không thoa khắp cơ thể để tránh gây cảm giác Sau khi đã tắm rửa sạch sẽ và lau khô người bệnh nhân mới một lượng nhỏ dầu dừa để thoa đều lên vùng da đang bị tràn lưu ý không Thoa khắp cơ thể để tránh gây cảm giác bết dính.
Lá trà
Trà xanh có chứa EGCG cùng nhiều hóa chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, hỗ trợ da chống lại quá trình oxy hóa, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại và giúp da có thể phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong lá trà còn có tác dụng kích thích làn da đào thải độc tố ra bên ngoài dễ dàng hơn.
Hàng ngày bệnh nhân có thể nấu nước trà để uống hoặc cho trà vào nấu nước tắm sử dụng đều đặn 1 lần/ngày sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Nha đam
Các vitamin và khoáng chất trong nha đam có khả năng kích thích da làm lành các tổn thương, ngăn chặn nhiễm trùng, tiêu diệt các vi khuẩn và hỗ trợ da sản sinh thêm nhiều tế bào mới khỏe mạnh. Bên cạnh đó, gel nha đam còn có thể làm dịu cảm giác ngứa ngáy, giúp da giảm ửng đỏ một cách rõ rệt.
Bệnh nhân rửa sạch nha đam, gọt bỏ vỏ và nhựa vàng, sau đó cạo lấy phần gel và thoa đều lên vùng da đang bị chàm mỗi ngày 2 đến 3 lần.
Muối trắng
Muối có tác dụng giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy, mụn sần. Loại bỏ các triệu chứng viêm nhiễm trên da, giúp sát trùng và tiêu diệt nấm, vi khuẩn rất rõ rệt. Da sẽ có khả năng chống đỡ tốt hơn trước các yếu tố gây bệnh, vùng da bị chàm nhanh chóng phục hồi, tái tạo các tế bào mới khỏe mạnh hơn.
Bệnh nhân lấy 1 đến 2 thìa muối trắng hòa vào với nước ấm để tắm mỗi ngày một lần hoặc có thể ngâm rửa những vùng da đang bị bệnh, sau đó không cần phải tắm lại.
Các công thức chữa bệnh chàm bằng mẹo dân gian tuy lành tính, an toàn, tiết kiệm nhiều chi phí, nhưng chỉ phù hợp với bệnh nhân bị chàm ở thể nhẹ. Nếu như diện tích tổn thương rộng, đã có dấu hiệu bội nhiễm hoặc lan khắp toàn thân, người bệnh cần sử dụng sang các phương thuốc đặc trị.
Tây y chữa bệnh chàm
Trong Tây y Bệnh chàm có thể được điều trị bằng sử dụng các loại thuốc tại chỗ hoặc toàn thân tùy thuộc vào mức độ bệnh lý của mỗi người.
Chữa bệnh chàm tại chỗ
Đa số trường hợp bệnh nhân sẽ sử dụng những loại thuốc như sau:
- Corticoid: Đây là loại thuốc được sử dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh chàm thuốc dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn với các liều lượng phù hợp. Đối với trẻ nhỏ, corticoid thường dùng loại hydrocortison 1 - 2,5%. Đối với nhóm trẻ lớn hơn và người trưởng thành bệnh nhân chủ yếu sẽ sử dụng desonid, clobetason butyrat. Nếu như vùng da bị chàm đã có dấu hiệu lichen hóa, Cần sử dụng sang dòng mạnh hơn và kết hợp thêm mỡ kháng sinh.
- Thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus: Bệnh nhân có thể sử dụng với nồng độ từ 0,03 - 0,1%.
- Thuốc làm bạt sừng bong vảy: Mỡ goudron, ichthyol, crysophanic, salicyle 5%, 10%, tùy mỗi bệnh nhân sẽ có những chỉ định với từng loại khác nhau.
- Các loại thuốc khác: Bệnh nhân được chỉ định sử dụng dung dịch Jarish, nước muối sinh lý 0,9%, thuốc tím 1/10.000, urea 10%, petrolatum,...
Điều trị toàn thân
Với những ca bệnh nặng, chàm xuất hiện ở toàn thân sẽ cần dùng những thuốc sau đây:
- Kháng sinh cho tác dụng ngăn ngừa liên cầu và tụ cầu vàng nhập thuốc này thuộc cephalosphorin thế hệ 1.
- Corticoid × 2 - 4 viên/ngày đối với các trường hợp ngày càng trở nặng.
- Thuốc kháng histamin H1 Cho tác dụng kháng viêm và chống lại các triệu chứng dị ứng. Thường sẽ là Certerizin 10m, Chlorpheniramin 4mg, Fexofenadine 180mg.
Quang trị liệu
Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể ứng dụng quang trị liệu vào điều trị bệnh chàm theo sự hướng dẫn chi tiết từ các bác sĩ. Tia UVB dải hẹp sẽ giúp làm lành các tổn thương ở trên da, kích thích ra tái tạo tế bào mới khỏe mạnh hơn, ngăn chặn chàm lan rộng cũng như giúp da phục hồi hạn chế bị sẹo thâm.
Hiện nay có khá nhiều phương pháp chữa bệnh chàm, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ tư vấn biện pháp phù hợp. Không nên tự ý áp dụng các cách chưa tại nhà khi chưa biết mức độ, tình trạng đáp ứng của bản thân. Điều này sẽ khiến bệnh dễ dàng phát triển mạnh hơn, tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng tổn thương nguy hại cho làn da.
Xem thêm: Điều Trị Chàm Bằng Laser Có Hiệu Quả Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!