Chàm Sữa Có Để Lại Sẹo Không? Mẹo Giúp Ngăn Ngừa Sẹo Hiệu Quả
Chàm sữa hay còn có tên gọi khác là lác sữa, một thể viêm da cơ địa, hay gặp ở những trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi. Các chị em bỉm sữa thường lo lắng: “Chàm sữa có để lại sẹo không?”. Để có thể giải đáp được vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi thông tin trong bài viết.
Đi tìm câu trả lời “Chàm sữa có để lại sẹo không?”
Với câu hỏi “Chàm sữa có để lại sẹo không?”, theo các chuyên gia nguyên nhân của sự hình thành sẹo là một phần của quá trình gãi, làm vỡ mụn nước, tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào da. Và nếu như các mẹ có biện pháp chữa trị kịp thời, sẹo sẽ không hình thành trên da của bé. Như vậy, các bậc cha mẹ hãy nhẹ nhõm đi, vì “Chàm sữa có để lại sẹo không?” Còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, và điều trị mà các mẹ dùng cho trẻ.
Bên cạnh đó, nếu các bạn áp dụng sai hướng điều trị bệnh chàm sữa, sẽ làm cho các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra nhiều khó khăn cho việc kiểm soát và điều trị. Trong trường hợp vết tổn thương da bị bội nhiễm, thì khả năng xuất hiện sẹo lên đến 90%, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo của trẻ, đặc biệt là với bé gái.
Chàm sữa có thể gây ra dạng sẹo nào?
Tất nhiên là hậu quả của một liệu trình chữa bệnh chàm sữa không đúng cách, chính là chi chít những vết sẹo lớn nhỏ trên da bé. Vậy chàm sữa thường để lại những dạng sẹo nào, cùng tham khảo thông tin dưới đây:
- Sẹo rỗ: Sẹo rỗ được hình thành chủ yếu từ các mụn nước nhỏ bị vỡ ra, đối với trẻ em có mầm bệnh nằm sâu dưới da, chúng sẽ thúc đẩy các mụn nước nhỏ nổi lên liên tục, khiến các mẹ khó kiểm soát hết mụn và tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, vì mong muốn cho con không có sẹo, các chị em thường dùng những loại thuốc hay mỹ phẩm có những thành phần gây bào mòn bề mặt da của bé, khiến da trẻ trở nên mỏng manh hơn, làm cho sẹo rỗ dễ dàng hình thành hơn.
- Sẹo thâm: Với những trẻ mắc chàm sữa mãn tính, những vùng da bị tấn công, rồi liền lại cứ liên tục như thế làm cho sẹo thâm hình thành nhanh chóng. Loại sẹo này, có thể mờ dần, tuy nhiên để thấy được hiệu quả điều trị, các mẹ sẽ phải mất thời gian lâu.
- Sẹo lồi: Sẹo lồi là dạng sẹo khó chữa trị tận gốc nhất so với hai loại sẹo trên. Tuy nhiên, đây cũng là dạng sẹo mà trẻ ít gặp nhất sau khi chàm sữa tấn công. Chính vì vậy, trong khi chữa chàm sữa, các mẹ tuyệt đối không cho bé ăn những thực phẩm làm chậm quá trình liền sẹo.
Mẹo để ngăn ngừa sẹo hình thành trên da trẻ
Để có thể hạn chế tình trạng sẹo lưu lại ấn ký trên da bé, các mẹ nên thực hiện những mẹo sau, để giúp cho trẻ nhỏ có được làn da không tì vết. Cụ thể như sau:
- Loại trừ hành động gãi của trẻ bằng cách cho bé đeo bao tay hoặc cắt ngắn móng tay.
- Chỉ tắm cho bé bằng nước ấm, với những thành phần từ thiên nhiên, không có chất tẩy rửa.
- Giữ gìn khu vực phòng ngủ, vui chơi cho trẻ thật sạch sẽ, thoáng mát, nhằm tránh các tác gây ra dị ứng cho trẻ em như phấn bảng, khói bụi,…
- Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ bị kích thích da như đậu nành, hải sản,…
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí và thấm mồ hôi thật tốt, điều này giúp hạn chế da bé không bị kích ứng.
- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cho bé, để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, và giúp da bé lành mạnh hơn.
Vừa qua, chúng ta đã tìm ra đáp án cho câu hỏi “Chàm sữa có để lại sẹo không?”. Bên cạnh đó, chúng tôi đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn về bệnh chàm sữa cũng như là cách để ngăn chặn sẹo tốt nhất. Các mẹ hãy cố gắng quan sát bé thật kỹ, để không xảy ra bất kỳ sai lầm đáng tiếc nào trên là da của bé.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!