Da Chàm Hóa Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Chàm hóa gây khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng thẩm mỹ, sức khỏe và công việc của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất căn bệnh, khả năng chữa khỏi và cách điều trị hiệu quả. Sau đây là những thông tin về bệnh chàm hóa da và một số phương pháp tốt nhất để chữa khỏi bệnh.

Da chàm hóa là bệnh gì? Nguyên nhân và biểu hiện

Theo nghiên cứu của Viện da liễu Hoa Kỳ, bệnh chàm xuất hiện ở mọi lứa tuổi và có khả năng lây lan giữa các vùng da trên cơ thể.

Chàm hóa là gì?

Chàm hóa là tình trạng da bị tổn thương với nhiều hình thái. Trong đó, dấu hiệu điển hình của người bị bệnh chàm là sẩn ngứa chàm hóa, nổi mụn nước, xuất hiện mẩn đỏ trên da, da khô ráp, đóng lớp sừng, viêm da chàm hóa… Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không điều trị, bệnh chàm hóa da sẽ làm giảm chất lượng sống của người bệnh.

Chàm hóa là bệnh gì
Chàm hóa là bệnh gì

Nguyên nhân của bệnh chàm hóa da? Bệnh có thể chữa khỏi không?

Bệnh chàm có nhiều nguyên nhân như: rối loạn chức năng nội tạng, rối loạn nội tiết, thần kinh,… Các bác sĩ da liễu cho biết rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng cách làm giảm triệu chứng, cải thiện tình trạng da, từ đó nâng cao chất lượng sống.

Các biểu hiện của người bị chàm hóa da

Chàm da có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Với mỗi người bệnh, tùy theo thể trạng, tình trạng bệnh mà sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Một số vùng da bị khô, bong tróc
  • Ngứa ngáy, đau rát
  • Xuất hiện mụn nước, mưng mủ, sưng tấy, viêm loét

Các triệu chứng, biểu hiện của bệnh chàm có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do đó, khi phát hiện biểu hiện bệnh nên đi khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng bội nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh viêm da chàm hóa có lây không?

Viêm da chàm hóa là bệnh do vi nấm gây ra. Vì vậy, người bị chàm hóa có thể lây cho người khác khi tiếp xúc. Ngoài ra, nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, các vùng da lành lặn khác của người bệnh cũng sẽ bị lây nhiễm. 

Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây lên
Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây lên

Do đó, khi phát hiện bệnh, nên tránh ăn uống, ngủ chung giường hoặc tiếp xúc gần với người bệnh nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm. Ngoài ra cũng nên vệ sinh sạch sẽ, tránh động vào vùng da bị chàm hóa để không lây lan. 

Làm sao để chữa khỏi chàm hóa da?

Bản chất của điều trị chàm hóa là làm cải thiện triệu chứng, nâng cao thể trạng da và ngăn ngừa tái phát. Một số cách hữu hiệu nhất giúp chữa khỏi sẩn ngứa chàm hóa có thể kể đến như:

Chữa bệnh chàm sử dụng thuốc Đông y (thuốc Nam)

Phương pháp Đông Y cũng là một trong những cách chữa chàm hóa được các bác sĩ da liễu đánh giá cao. Theo quan niệm của Đông Y, chàm hóa là do tình trạng ứ trệ thấp nhiệt và phong nhiệt trong cơ thể, sau đó bùng phát thành các triệu chứng trên da. Dựa trên quan niệm này, các bài thuốc Đông Y sẽ được điều chỉnh phù hợp với triệu chứng và từng thể bệnh chàm khác nhau. Người bị bệnh chàm hóa da có thể áp dụng một trong số các bài thuốc sau:

Hạt nhục đậu khấu

Hạt nhục đậu khấu là loại thuốc nam có khả năng điều trị viêm nhiễm.

Hạt nhục đậu khấu là vị thuốc nam chữa chàm da hiệu quả
Hạt nhục đậu khấu là vị thuốc nam chữa chàm da hiệu quả
  • Nguyên liệu: 1 thìa cà phê hạt nhục đậu khấu, 1 thìa cà phê mật ong (hoặc dầu ô liu), 1 ít bột quế.
  • Cách thực hiện: trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị, sau đó đắp lên da khoảng 10-20 phút. Rửa lại bằng nước sạch.

Tinh dầu hoa cúc

Tinh dầu hoa cúc có nhiều công dụng như: làm săn da, khử khuẩn và giảm tình trạng sưng, viêm. Do đó, hỗn hợp tinh dầu hoa cúc có tác dụng rất tốt đối với người bệnh chàm.

  • Nguyên liệu: 1 thìa cà phê tinh dầu hoa cúc, 1 thìa cà phê dầu ô liu
  • Cách thực hiện: trộn tinh dầu và ô liu thành hỗn hợp dung dịch, sau đó bôi lên da và massage nhẹ nhàng để các chất thấm sâu vào da. Sau 15 phút, rửa lại bằng nước ấm.

Lá trà xanh

Lá trà xanh có chứa tinh chất kháng khuẩn trà xanh. Do đó, lá trà xanh được sử dụng điều trị nhiều bệnh viêm da, trong đó có bệnh chàm.

Lá trà xanh cũng được sử dụng chữa bệnh hiệu quả
Lá trà xanh cũng được sử dụng chữa bệnh hiệu quả
  • Nguyên liệu: 1 nắm lá trà xanh
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá trà xanh, đun lá trà với nước sôi khoảng 10-15 phút, sau đó để nguội. Nước lá trà xanh để nguội có thể dùng lau rửa để sát khuẩn vùng da bị chàm.

Chữa bệnh chàm bằng thuốc tây dạng uống

Đối với người bị bệnh chàm mãn tính hoặc chàm thể nặng, cần sử dụng thuốc tây để ngăn ngừa lây lan và trị dứt điểm. Một số thuốc tây uống chữa viêm da chàm hóa hiệu quả như sau:

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh trị chàm được khuyên dùng là Erythromycin và Tetracyclin.

  • Chỉ định: điều trị chàm da, viêm da mẩn đỏ, sưng hạch, ngứa, có vảy sừng
  • Liều dùng: nhóm kháng sinh này có thể sử dụng liên tục trong 1 tuần

Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamin thường sử dụng trị các chứng viêm da, viêm mũi dị ứng.

  • Chỉ định: sử dụng thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng ngứa ngáy, hạn chế làm tổn thương và lây lan sang vùng da khác.
  • Liều dùng: thuốc có thể sử dụng từ 7-10 ngày liên tục

Thuốc bổ

Thuốc bổ thường có mặt trong tất cả các đơn thuốc trị chàm ở nhiều thể. Các loại thuốc bổ bao gồm: vitamin C, E, Kẽm, Omega 3,…

Bổ sung vitamin C tăng cường sức đề kháng cho người bị chàm
Bổ sung vitamin C tăng cường sức đề kháng cho người bị chàm
  • Chỉ định: sử dụng để tăng sức đề kháng của cơ thể
  • Liều dùng: sử dụng hàng ngày

Chữa bệnh chàm bằng thuốc bôi ngoài da

Ngoài thuốc dạng uống, các loại thuốc bôi ngoài da cũng được khuyên dùng để trị chàm da tại chỗ.

Dung dịch sát khuẩn

Dung dịch sát khuẩn bao gồm: Nước muối sinh lý (0.9%), Nitrat bạc (0.25%), dung dịch Jarish, thuốc tím pha loãng,…

  • Chỉ định: Bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm
  • Liều dùng: Sử dụng hàng ngày cho đến khi thuyên giảm triệu chứng

Thuốc tím

Thuốc tím được khuyên dùng khi bệnh nhân bị chàm da đã chuyển sang nhiễm khuẩn.

  • Chỉ định: Bôi lên vùng da nhiễm khuẩn do chàm
  • Liều dùng: Sử dụng cho đến khi hết nhiễm khuẩn

Các biện pháp phòng ngừa tái phát viêm da chàm hóa

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi ngoài da, phương pháp đông y, người bệnh chàm cũng nên điều chỉnh một số thói quen xấu để ngăn ngừa bệnh tái phát. Một số lưu ý để phòng ngừa tái phát viêm da chàm hóa như:

  • Uống đầy đủ nước để hỗ trợ đẩy độc tố ra khỏi cơ thể
  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, đặc biệt là các thực phẩm có chất chống oxy hóa, có tính mát
  • Thường xuyên vệ sinh da, sử dụng khăn riêng cho vùng bị chàm
  • Sử dụng các chất tắm rửa có thành phần tự nhiên, tránh sử dụng hóa chất 
Người bị chàm cần uống đủ nước mỗi ngày
Người bị chàm cần uống đủ nước mỗi ngày

Chàm hóa – hay tổn thương da mãn tính là một căn bệnh cực kỳ khó chịu. Bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin và chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Mong rằng các cách điều trị chàm trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng chữa trị dứt điểm căn bệnh này!

Xem thêm:

Cập nhật lúc 16:07 - 24/10/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo