Ngứa Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn
Ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội và nhận thấy rõ nhất là ảnh hưởng lên sức khỏe, khiến da bị tổn thương. Một trong những căn bệnh da liễu một phần nguyên nhân chính do môi trường là ngứa mu bàn chân. Vậy nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị bệnh như thế nào?
Ngứa mu bàn chân là bệnh gì?
Là một căn bệnh ngứa da khá phổ biến hiện nay, nhất là khi thời tiết, môi trường thay đổi. Tuy nhiên, rất nhiều người hoặc ngay cả người bệnh đã mắc bệnh vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh ngứa mu bàn chân. Là một căn bệnh về da liễu, biểu hiện của bệnh là xuất hiện tình trạng ngứa liên tục trên bề mặt da chân, da tay. Tình trạng ngứa này có thể hết sau vài tiếng nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày, hàng tuần nếu không điều trị ngứa da vẫn tiếp tục kéo dài.
Bản chất là một căn bệnh về da liễu, nhưng bên cạnh đó nó cũng là biểu hiện, là triệu chứng của nhiều căn bệnh lý khác đang tồn tại trong cơ thể người bệnh. Vậy mẩn ngứa chân liên quan đến những căn bệnh gì? Cùng với chúng tôi tìm hiểu rõ hơn.
- Bệnh mề đay: Bệnh lý đầu tiên liên quan đến mu bàn chân nổi mẩn ngứa là mề đay. Biểu hiện tiêu biểu nhất của bệnh phải kể đến tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa khắp cơ thể, trong đó có mu bàn tay, mu bàn chân. Cũng giống như mức độ nguy hiểm của bệnh da liễu chung là không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh dễ tái phát, khỏi bệnh có thể để lại sẹo, ảnh hưởng đến sắc đẹp nhất là chị em phụ nữ. Từ đó, chị em phải tốn một chi phí khá lớn để loại bỏ sẹo, xóa mờ sẹo.
- Bệnh chàm tổ đỉa: Triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa là gây ngứa, sưng đỏ, nổi mụn nước ở mu bàn tay, mu bàn chân hoặc có thể ở long, ở giữa các ngón với nhau. Nguồn căn gây nên căn bệnh chàm tổ đỉa là do môi trường đất, nước người bệnh tiếp xúc bị ô nhiễm, ngoài ra có thể là do các chất hóa học, mỹ phẩm hoặc do thời tiết gây nên.
- Bệnh ghẻ ngứa: Tình trạng ngứa mu bàn chân, ngứa mu bàn tay cũng là biểu hiện của bệnh ghẻ ngứa. Bên cạnh phần da ở bàn tay, bàn chân thì ngứa còn xuất hiện ở nhiều vùng da khác trên cơ thể như bụng, háng, bộ phận sinh dục… Tác hại của bệnh ghẻ ngứa khá rõ rệt trong nhóm bệnh da liễu
- Viêm da cơ địa: Viêm da cơ địa nguyên nhân gây bệnh là do hóa mỹ phẩm gây nên. Bên cạnh đó còn do môi trường sống, dị ứng thời tiết và là căn bệnh mãn tính không thể điều trị dứt điểm. Ngứa bàn chân, bàn tay chính là biểu hiện bệnh viêm da cơ địa dễ nhận thấy nhất.
- Bệnh vảy nến: Ngứa mu bàn chân hay ngứa bàn tay cũng là biểu hiện của bệnh vảy nến. Tình trạng ngứa kéo dài người bệnh sẽ dùng tay gãi, từ đó bề mặt da bị xước, bị tổn thương. Sau một thời gian thì vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện vảy khô màu trắng bạc óng ánh. Căn bệnh này một năm có thể tái phát nhiều lần, do đó người bệnh luôn phải trong tâm thế phòng tránh bệnh.
Bên cạnh những bệnh lý kể trên, thì ngứa râm ran bàn tay, bàn chân còn có nhiều nguyên nhân khác gây nên. Một số nguyên nhân khác mà tỷ lệ mắc không cao như bệnh nấm da, xơ gan ứ mật, lupus ban đỏ hệ thống, thay đổi nội tiết tố, dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết, vệ sinh da không đúng cách…
Ngứa mu bàn chân có nguy hiểm không?
Ảnh hưởng của môi trường, ảnh hưởng của thực phẩm, mỹ phẩm hay do chính cơ địa của mỗi người mà bệnh da liễu hiện nay khá phổ biến, nhất là tình trạng bị ngứa ở mu bàn chân, ngứa bàn tay. Phát hiện cơ thể mình bị bệnh, câu hỏi chung của tất cả mọi người là mức độ nguy hiểm của bệnh. Cụ thể là ngứa mu bàn chân có nguy hiểm không? Hay mu bàn tay nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không?
Trước hết, người bệnh cần hiểu rằng mu bàn tay hay mu bàn chân bị ngứa nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do da bị tác động xây từ bên ngoài hoặc do các bệnh lý bên trong da gây nên. Xét về mức độ ảnh hưởng thì căn bệnh da liễu nói chúng và bệnh ngứa trên mu bàn tay hay nổi mẩn ngứa ở mu bàn chân đều không đe dọa trực tiếp đến tính mạng cũng như sức khỏe của người bệnh.
Tuy nhiên, xét về mức độ tổn thương lên da tay da chân thì cơn ngứa kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bồn chồn, bực dọc trong người. Tình trạng này kéo dài thì tinh thần người bệnh luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi từ đó sức khỏe, giấc ngủ bị ảnh hưởng. Kéo theo đó là trì hoãn hoạt động, trì hoãn công việc và gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Trường hợp bệnh kéo dài đến giai đoạn nguy cấp có thể gây viêm nhiễm, chàm hóa, hoặc để lại sẹo vĩnh viễn trên da không xóa được.
Một vấn đề quan trọng về tác hại của bệnh mà người bệnh cần biết là căn bệnh này không thể điều trị dứt điểm được. Tùy vào cách phòng tránh bệnh cũng như tinh thần điều trị mà thời gian tái phát của bệnh là sớm hay lâu. Do đó, người bệnh cần chuẩn bị sẵn tâm lý là sống chung với bệnh da liễu đến hết cuộc đời. Nếu bạn có ý thức phòng chống bệnh thì hậu quả, tác hại của các lần tái phát sau không nặng, cũng như quá trình điều trị sẽ nhanh chóng hơn.
Cách điều trị mu bàn chân bị ngứa
Làm cách nào để điều trị kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả tình trạng ngứa mu bàn chân? Dưới đây là 3 phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất hiện nay: Điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y và sử dụng mẹo dân gian.
Điều trị nổi mẩn ngứa mu bàn chân bằng thuốc Tây y
Được giới chuyên gia về da liễu đánh giá là phương pháp điều trị bệnh ngứa da, ngứa mu bàn chân, bàn tay hiệu quả thuốc Tây y được rất nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng.
Khi thấy cơ thể xuất hiện tình trạng khác thường, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán bệnh khoa học, chính xác nhất. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà. Phương pháp chữa trị nổi mẩn ngứa mu bàn chân. Tuy nhiên, chủ yếu sẽ là các loại thuốc bôi giảm ngứa, kháng nấm và chống viêm. Kết hợp với đó là thuốc uống giảm viêm, kháng dị ứng, tăng sức đề kháng.
Khi đồng ý với liệu trình điều trị mà bác sĩ đưa ra, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ nếu không sẽ gây nên các tác dụng phụ cho sức khỏe, tính mạng không mong muốn. Sử dụng thuốc đúng liều lượng, không sử dụng thiếu hoặc dư. Đồng thời, cần sử dụng liên tục, thường xuyên không tự ý ngắt quãng trong liệu trình điều trị bệnh.
Điều trị nổi mẩn ngứa mu bàn chân bằng Đông y
Ngoài phương pháp chữa ngứa mu bàn chân bằng thuốc Tây y thì Đông y cũng được biết đến là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là tính an toàn khá cao, đồng thời có thể áp dụng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng liều lượng dùng nguyên liệu của các bài thuốc là thảo dược tự nhiên.
Đông y quan niệm rằng nguồn căn gây bệnh ngứa mu bàn chân là do cơ quan nội tạng bên trong cơ thể bị tổn thương. Do đó, các bài thuốc trị bệnh phải có tác dụng thải độc tố, tiêu viêm, giảm ngứa và tăng sức đề kháng cho ngũ tạng.
Trong bài thuốc chữa nổi mẩn ngứa mu bàn tay, bàn chân thường có các dược liệu sau: Quế chi, cam thảo, bồ công anh, ngải diệp, xuyên khung, bạch chỉ, rau má, kinh giới, cỏ mần trầu, ngân hoa, sinh địa… Cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Điều trị nổi mẩn ngứa mu bàn chân bằng các mẹo dân gian
Phương pháp điều trị bằng các mẹo dân gian được truyền từ thời ông bà ta. Những mẹo dân gian này sẽ điều trị cơn ngứa kịp thời, hiệu quả. Hiện nay, theo thống kê các mẹo trị ngứa da là vô số, mà nguyên liệu chủ yếu chữa trị là các dược liệu có trong tự nhiên, xung quanh cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Một số mẹo cơ bản dễ dàng thực hiện như:
- Sử dụng nước muối ấm: Muối pha loãng với nước ấm rồi ngâm chân vào từ 10 đến 15 phút. Mẹo ngâm chân bằng nước muối sẽ cải thiện tình trạng ngứa, sát trùng, sát khuẩn và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn trên bề mặt da bị tổn thương.
- Chườm đá lạnh: Đá lạnh với nhiệt độ thấp chườm trực tiếp lên da sẽ giảm tình trạng ngứa lập tức. Đồng thời, nếu bề mặt mu bàn chân, bàn tay bị tổn thương nổi mụn đỏ thì chườm đá lạnh giúp giảm viêm, giảm ngứa hiệu quả, an toàn.
- Sử dụng dược liệu chăm sóc, tái tạo da tự nhiên như lô hội, chanh… có chức năng làm mát da, ngăn chặn tình trạng ngứa kéo dài và phục hồi vùng da chân bị tổn thương.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thành phần tự nhiên giúp mô da tái tạo nhanh chóng, ngăn ngừa vết sẹo, vết thâm trên da
- Sử dụng các loại trà an thần như trà xanh, trà hoa cúc để thư giãn tinh thần.
Người bệnh chỉ nên áp dụng các mẹo trên khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, da chưa bị tổn thương nghiêm trọng. Trường hợp da bị tổn thương và có dấu hiệu trở nặng nên thăm khám bác sĩ và sử dụng thuốc để điều trị kịp thời.
Cách hạn chế tình trạng ngứa mu bàn chân hiệu quả
Ngứa mu bàn chân cũng giống như các căn bệnh da liễu khác không thể điều trị dứt điểm, bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu như người bệnh không biết cách phòng ngừa phù hợp. Do vậy, hãy trang bị cho bản thân cách phòng tránh ngứa mu bàn chân hiệu quả như:
- Vệ sinh tay chân bằng dung dịch vệ sinh thường xuyên, hạn chế dùng tay gãi trực tiếp vào vết ngứa bị lở loét.
- Hạn chế sử dụng hóa mỹ phẩm có chứa chất độc hại. Khuyến khích sử dụng mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vùng da tay, da chân, gan bàn tay, gan bàn chân.
- Bổ sung nhiều nước giúp đào thải chất độc. Hạn chế sử dụng thực phẩm dầu mỡ, chiên dầu, khuyến khích sử dụng nhiều rau xanh, chất xơ.
- Lên kế hoạch chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp đến cho các bạn những thông tin cần thiết, quan trọng nhất về căn bệnh ngứa mu bàn chân, mu bàn tay. Mong rằng với những kiến thức trên cá bạn đã có cho mình cách phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!