Ngứa Vùng Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Ngứa vùng cổ bị nổi mẩn đỏ, châm chích khó chịu gây ảnh hưởng lớn đối với người bệnh. Để hạn chế bệnh lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe bạn cần tìm hiểu rõ thông tin cơ bản từ đó đưa ra các phương pháp phòng và điều trị hiệu quả nhất. Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn cập nhật chi tiết thông tin về loại bệnh này.
Dấu hiệu ngứa vùng cổ
Ngứa ở vùng cổ là tình trạng cổ bị nổi mẩn đỏ rải rác hoặc phân bố tập trung thành từng mảng lớn. Da cổ bị khô ngứa, bong tróc có thể kèm theo những nốt mụn nước gây cảm giác châm chích rất khó chịu. Cổ bị đau rát khiến người bệnh gãi mạnh từ đó khiến da vùng cổ bị tổn thương trầm trọng.
Hiện tượng bị nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi khác nhau. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nó gây ra các khó khăn rất lớn trong sinh hoạt, thẩm mỹ của người bệnh. Chính vì lý do đó mà bạn cần nhận biết ngứa da cổ là bệnh gì để có thể phòng chống và chữa trị tốt nhất.
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh ngứa vùng cổ
Da cổ bị ngứa do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra trong đó có các nguyên nhân cơ bản sau:
- Ngứa vùng cổ do dị ứng thời tiết: Khí hậu nóng ẩm, diễn biến thất thường của Việt Nam chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bị ngứa da cổ. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm khiến cơ thể không kịp thích nghi. Điều này khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn xâm nhập từ đó dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu.
- Ngứa vùng cổ do côn trùng cắn: Một số loại côn trùng như kiến ba khoang, sâu róm, bọ… có chứa các chất độc làm ảnh hưởng đến các vùng da trên cơ thể. Các chất độc này không chỉ khiến vùng da cổ bị đỏ rát, sưng tấy mà còn gây cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
- Cổ bị ngứa đỏ do dị ứng thực phẩm, mỹ phẩm: Một số loại thực phẩm chứa các chất độc hại vì thế khi bạn sử dụng có thể tích tụ độc tố trong cơ thể. Các độc tố này sẽ đào thải ra ngoài qua các mô da khiến da cổ bị ngứa đỏ, khó chịu. Ngoài các loại thực phẩm thì mỹ phẩm cũng là tác nhân gây ngứa vùng da quanh cổ. Đặc biệt, 1 số loại vải sợi hóa học, xà phòng, nước hoa cũng là tác nhân có thể dẫn đến tình trạng ngứa vùng cổ
- Ngứa vùng cổ do di truyền: Nếu ông, bà, bố mẹ bạn mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm da cơ địa, lupus ban đỏ… thì bạn cũng có nguy cơ cao bị nổi mẩn và ngứa ở nhiều vùng da khác nhau trong đó có da cổ.
- Ngứa ngoài da ở cổ do bệnh vảy nến: Các tế bào da của người bị bệnh vảy nến thường phát triển quá mức khiến vùng da trên cơ thể bị kết vảy. Tại các vùng da bệnh da dày lên, bong tróc, chảy máu và kèm theo ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể người bệnh trong đó có vùng da cổ.
- Ngứa vùng cổ do bị ghẻ, hắc lào: Vùng da cổ khá mỏng và nhạy cảm vì thế dễ bị nấm và vi khuẩn xâm nhập, gây hại. Khi nấm và vi khuẩn tấn công vào da sẽ khiến da bị nổi mẩn, mụn nước tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ lan nhanh ra các vùng da khác trên cơ thể.
- Ngứa da đầu và cổ do rôm sảy: Nguyên nhân của hiện tượng ngứa da đầu và cổ là do thời tiết nóng bức, mồ hôi tiết ra nhiều, bị ứ đọng bã nhờn khiến rôm sảy xuất hiện.
- Ngứa da cổ có thể do viêm mô tế bào: Ngứa da cổ do viêm mô tế bào Bệnh có thể gây ra các hiện tượng như chốc lở, ngứa da, mẩn đỏ tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể trong đó có vùng da cổ. Viêm mô tế bào không được chữa trị kịp không chỉ khiến ngứa da ở cổ mà còn có thể hình thành mủ, phá hủy các mô xung quanh.
Ngoài các nguyên nhân trên thì ngứa rát da cổ còn có thể do các bệnh lý khác gây ra như cơ thể thiếu vitamin, thiếu sắt… Đặc biệt, người bị suy tuyến giáp, suy thân, viêm gan ngoài những biểu hiện đặc trưng của bệnh cũng xuất hiện tình trạng ngứa quanh cổ…
Cách điều trị ngứa vùng cổ hiệu quả
Ngứa vùng cổ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn tìm được biện pháp điều trị hiệu quả
Chữa ngứa vùng cổ bằng Tây y
Để nhanh chóng cắt cơn ngứa và hạn chế tình trạng bệnh lan rộng các bác sĩ thường kết hợp thuốc uống và thuốc bôi cho người bệnh. Thông thường, các loại thuốc uống thường là các loại thuốc chống dị ứng, chống ngứa, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như: Fluoxetine hoặc Sertraline, Diphenhydramine, Tacrolimus hoặc Pimecrolimus….
Ngoài các loại thuốc uống người bệnh có thể làm dịu và khắc phục tốt cơn ngứa da đầu và cổ bằng các loại kem bôi như: Corticosteroid, thuốc mỡ như Cetaphil, Eucerin hoặc CeraVe… Khi điều trị ngứa vùng cổ bằng phương pháp Tây y người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:
- Khám da tại các cơ sở y tế uy tín
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian theo yêu cầu của bác sĩ không tự ý thay đổi loại thuốc để hạn chế các rủi ro có thể gặp phải
- Vệ sinh da sạch sẽ trước khi sử dụng các loại kem bôi da
- Tái khám theo quy định để có thể chữa trị dứt điểm ngứa vùng cổ.
Chữa ngứa vùng cổ bằng Đông y
Đông y là phương pháp chữa ngứa được nhiều bệnh nhân sử dụng nhất hiện nay. Theo Đông Y, khi bạn bị nổi mẩn đỏ không ngứa ở cổ hay ngứa nhiều đều là do sự suy giảm các cơ quan miễn dịch trong cơ thể. Ngứa chính là dấu hiệu báo trước cho các căn bệnh nguy hiểm bạn có thể mắc phải như: suy gan, thận, tuyến giáp, phong hàn, phong nhiệt….
Chính vì vậy, thuốc Đông Y tác động vào người bệnh cả từ bên trong và bên ngoài để tăng hiệu quả điều trị… Thuốc uống giúp tăng cường sinh lực, cải thiện các cơ quan trong cơ thể để từ đó đào thải độc tố, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Thuốc bôi giúp giảm ngứa, mát da, hạn chế sự lây lan của hiện tượng ngứa vùng cổ.
Các loại thuốc Đông Y được điều chế từ các công thức dân gian, bằng nguyên liệu thảo dược tự nhiên. Thuốc an toàn đối với sức khỏe người bệnh, không gây kích ứng da nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Đặc biệt, thuốc không chỉ giảm ngứa vùng cổ mà còn tăng cường sức khỏe, cải thiện các bệnh lý khác của con người.
Cách phòng và giảm ngứa vùng cổ tại nhà
Để làm mát da, hạn chế ngứa bạn có thể áp dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau trong đó có các phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp giảm ngứa vùng cổ tại nhà
Theo kinh nghiệm dân gian, để giảm kích ứng da cổ và toàn thân bạn có thể giã nát các loại thảo dược tự nhiên và bôi lên da như: lá trầu không, lá hẹ, nha đam…. Khi sử dụng các loại lá này bạn nên chú ý:
- Lựa chọn lá không bị sâu bệnh, dập nát
- Rửa sạch lá, ngâm nước muối để loại trừ vi khuẩn
- Vệ sinh vùng da cổ bị ngứa
- Giã nát lá sau đó đắp lên da cổ trong vòng từ 10 đến 20 phút
- Kiên trì thực hiện biện pháp này mỗi ngày 1 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, bạn có thể giảm ngứa bằng cách sử dụng các loại nước tắm như: nước tắm bằng lá bạc hà, lá khế, nước muối… Người bệnh nên thường xuyên uống các loại nước có tính mát như rau má, chè xanh, bí đao giúp giải độc, mát gan từ đó giảm ngứa vùng cổ nhanh hơn.
Cách phòng tránh ngứa vùng cổ
Để phòng tránh hiện tượng ngứa da đầu và cổ hay bất cứ vị trí nào khác trên cơ thể bạn cần áp dụng các biện pháp sau:
- Vệ sinh da vùng cổ và các vùng da khác trên cơ thể sạch sẽ, khoa học
- Không nên tiếp xúc nhiều với các tác nhân dễ gây dị ứng như chất hóa học, phấn hoa, lông động vật….
- Bảo vệ vùng da cổ và da toàn thân đúng cách trước ánh nắng mặt trời hay trong môi trường độc hại, ô nhiễm.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm an toàn để chăm sóc da vùng cổ.
- Sử dụng trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, không sử dụng màu hóa học
- Uống đủ nước kết hợp với bổ sung các loại vitamin giúp cơ thể thải độc tốt, hạn chế ngứa vùng cổ hiệu quả
- Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giờ, hạn chế mệt mỏi, stress
- Tránh các loại thực phẩm có thể dễ gây kích ứng da như: hải sản, rượu, bia…
Trên đây là 1 số các kiến thức cơ bản về tình trạng ngứa vùng cổ bạn có thể gặp phải trong cuộc sống. Đây là căn bệnh phổ biến bất cứ người nào cũng có thể mắc phải. Hy vọng, với các thông tin hữu ích được chia sẻ sẽ giúp bạn biết cách nhận biết, phòng tránh và chữa trị bệnh nhanh và hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!