Ngứa Bụng Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Liệu Pháp Chữa Trị 2024
Nhiều chị em cho rằng ngứa và thường xuyên gãi bụng chỉ là thói quen vô thức. Thế nhưng, tình trạng mẹ bầu bị ngứa da bụng còn ẩn chứa nhiều căn bệnh khác. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất cho bầu bị ngứa da bụng, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong bài viết dưới đây.
Ngứa bụng khi mang thai và nguyên nhân phổ biến nhất
Theo các chuyên gia y tế, ngứa bụng là hiện tượng hay gặp ở bà bầu. Trong đó, có 2 nguyên nhân chính được cho là phổ biến nhất khiến phụ nữ bị ngứa da bụng khi mang thai.
Do thai nhi phát triển lớn
Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, thai nhi trong bụng mỗi lúc phát triển để hình thành cơ thể tốt nhất. Cùng với đó là bụng người mẹ sẽ to ra để cân bằng với thể trạng chung của cơ thể và bé. Chính điều này, đã làm da vùng bị mất cân bằng, độ ẩm suy giảm khiến da khô hơn, tạo điều kiện cho ngứa tấn công. Trong một số trường hợp, các bà bầu còn bị rạn da, đau rát, hay đỏ, nghiêm trọng hơn khi cơn ngứa lan ra toàn thân.
Bên cạnh đó, một số bà bầu có thể bị đau bụng dưới và ngứa vùng kín hay chỉ bị ngứa bụng dưới, là do tử cung phát triển. Điều này cũng làm các tế bào da bị mất cấu trúc hóa học, làm da khô và dễ bị kích ứng, ngứa nhiều.
Thay đổi nội tiết tố
Khi chị em bước vào giai đoạn đầu và trong suốt thai kỳ, thì nồng độ estrogen trong cơ thể luôn tăng cao. Chính những thay đổi bất thường của hệ thống nội tiết, đã làm cho chị em bị đau bụng dưới ngứa vùng kín và ngứa bụng dưới khi mang thai.
Bà bầu bị ngứa da bụng có sao không?
Để trả lời được câu hỏi bà bầu bị ngứa da bụng có sao không? Mời độc giả cùng khám phá những căn bệnh có thể ẩn chứa sâu trong tình trạng này:
Mề đay mẩn ngứa
Bệnh mề đay mẩn ngứa thường xuất hiện khi mẹ ở cuối thai kỳ, thường là 3 – 5 tuần, đây là căn bệnh lành tính. Sau sinh, chứng bệnh nãy sẽ tự nhiên biến mất. Dấu hiệu bao gồm nốt hồng ban bao quanh bụng, về sau chúng tụ lại thành đám ban đỏ lớn.
Sẩn ngứa
Sẩn ngứa là những nốt ban đỏ phát triển lớn và hình dạng trong như vết cắn. Sẩn ngứa tấn công bà bầu ở cuối tháng thứ 2 hay tháng thứ 9 của thai kỳ, gây ngứa vùng bụng dưới, tay hoặc chân, thậm chí toàn thân.
Bọng nước thể Pemphigoid gestationis
Bọng nước thể Pemphigoid gestationis khởi phát vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Những mảng ngứa sẽ lớn dần và tạo thành vết bọng nước, vỡ ra và gây lở loét nghiêm trọng.
Bọng nước thường tập trung ở rốn, tay chân hoặc lan ra đến lòng bàn tay. Sinh non, thai chết lưu là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh này. Vì thế, ngay khi phát hiện bọng nước, bị ngứa vùng bụng dưới, ngứa ở chân, tay mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để điều trị.
Chốc dạng herpes (Impetigo herpetiformis)
Chốc dạng herpes do virus gây ra, bệnh này tương tự như thể vẩy nến da mưng mủ. Thông thường, chúng hình thành với đám màu đỏ có mủ tích tụ bên trong, dần dần tạo thành các nốt mụn li ti có màu trắng. Đi kèm với dấu hiệu ngứa, bà bầu còn bị nôn, có thể sốt, cảm thấy ớn lạnh hay tiêu chảy. Herpes hay tấn công vào bà bầu ở giai đoạn cuối, thường là bụng, háng, nách…
Ứ mật thai kỳ (ICP)
Ứ mật thai kỳ xảy ra do lượng mật bị tồn đọng tại gan, làm tăng nồng độ axit trong máu. Điều này khiến cơn ngứa bùng phát. Ngoài tình trạng ngứa ngáy ở bụng, ứ mật gan còn khiến bà bầu buồn nôn, ăn mất ngon, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Biến chứng nguy hiểm của ứ mật thai kỳ là tăng nguy cơ thai chết lưu.
Cách chữa ngứa bụng hiệu quả nhất
Để chữa khỏi tình trạng này hiệu quả nhất, các bà bầu nên tham khảo những cách sau:
Thuốc Tây y
Đối với những trường hợp bệnh nhân đặc biệt như bà bầu hoặc trẻ sơ sinh, người lớn tuổi… đi thăm khám chuyên khoa là một việc cấp bách. Tùy thuộc vào bệnh án, cũng như tình hình sức khỏe của bà bầu, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc theo liều lượng và chỉ định phù hợp nhất.
Các chị em đang mang thai tuyệt đối không được tự ý mua thuốc từ bên ngoài sử dụng mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Vì có một số nhóm thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, hãy thật cẩn trọng khi dùng thuốc để chữa chứng ngứa này.
Một số thuốc giúp thuyên giảm cơn ngứa:
- Nhóm kháng histamin, như Cetirizine, Chlorpheniramine, Diphenhydramine…
- Thuốc bôi ngoài da nhóm steroid dạng thuốc mỡ hay kem
- Nhóm steroid dạng uống: Chỉ được dùng cho những trường hợp ngứa bụng nghiêm trọng và không đáp ứng với hai nhóm trên
Sử dụng mẹo dân gian giảm ngứa bụng tốt nhất
Khi bị ngứa ngáy tại vùng da bụng, nhiều mẹ bầu thường tin tưởng những mẹo dân gian đơn giản dễ thực hiện tại nhà. Các phương pháp dưới đây thường được áp dụng trong các trường hợp ngứa bụng nhẹ, mới bùng phát, không thể thay thế thuốc chữa bệnh trong các trường hợp nặng.
Mướp đắng/ khổ qua
Xắt khổ qua thành lát mỏng, mang đun với ít muối đến khi sôi, sau đó để nguội. Bạn dùng khăn mềm hoặc bông y tế, nhúng vào nước khổ qua, lau thật nhẹ nhàng phần da bụng bị tổn thương. Áp dụng cách này 1 lần/ ngày, đến khi cơn ngứa bụng có dấu hiệu thuyên giảm.
Kinh giới
Lấy một ít lá kinh, đảo nhanh trên chảo cho tới khi vàng đều, cho vào khăn mềm sạch, rồi đắp lên vùng da bị ngứa bụng. Sử dụng kinh giới ngày/ lần, thực hiện trong vài ngày hoặc khi bệnh khỏi hẳn.
Đông y chữa ngứa vùng da bụng cho bà bầu hiệu quả
Theo các lương y, ngứa bụng ở phụ nữ mang thai phần lớn là do các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể người mẹ mỗi ngày đều được thai nhi hấp thụ hết. Từ đó, cơ thể mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng, máu huyết lưu thông kém, gan, thận suy yếu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các chứng phong hàn, sụt nhiệt tấn công và da bị nổi ngứa bụng.
Chính vì vậy, bà bầu cần tập trung bổ sung dinh dưỡng để tăng cường hoạt động của nội phủ như gan, thận, từ đó nâng cao đề kháng, dưỡng sinh cho da hiệu quả.
Mẹ bầu nên thăm khám tại các phòng khám/bệnh viện y học cổ truyền uy tín. Không nên tự ý bốc thuốc hoặc mua thuốc Đông y trôi nổi trên thị trường để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Làm thế nào để giảm ngứa bụng khi mang thai?
Cùng với cảm giác khó chịu do thai kỳ mang lại, thì ngứa bụng cũng khiến bà bầu đứng ngồi không yên. Dưới đây là những điều nên làm và không nên làm giúp giảm nhanh cơn ngứa bụng cho các mẹ bầu:
- Không được gãi: Gãi có thể thúc đẩy cơn ngứa càng dữ dội hơn, khiến các tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng, khó kiểm soát. Chính vì vậy, bà bầu tuyệt đối không được gãi khi thấy ngứa ở bụng.
- Tắm nước ấm: Khi bị bị ngứa ở bụng, bạn nên tắm nước ấm để làm sạch cơ thể, cuốn trôi các vi khuẩn ẩn nấp tại các tổn thương trên da. Cách tốt nhất, bạn nên kết hợp nước ấm với các nguyên liệu từ thiên nhiên như bột yến mạch, tinh dầu oải hương… Chúng sẽ giúp diệt sạch các vi khuẩn, vi nấm đồng thời cấp độ ẩm cần thiết cho da, ngăn ngừa da khô hiệu quả.
- Uống nhiều nước: Mỗi ngày, bà bầu nên uống 2 – 2,5 lít nước. Nên uống từ từ và liên tục trong suốt cả ngày. Nước có khả năng đào thải độc tố và cấp thêm độ ẩm cho da. Vậy nên, dù ở trong giai đoạn thai kỳ nào thì mẹ bầu cũng cần uống đủ nước để ngăn chặn da khô và ngừa ngứa. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều vitamin và rau xanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm ngứa bụng.
- Các dấu hiệu ngứa ngáy ở da bụng khi mang bầu có thể thuyên giảm tức thời. Bà bầu lưu ý, nên chọn những dòng kem chứa thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên cùng hàm lượng dưỡng ẩm nhẹ và không mùi.
Ngứa bụng khi mang bầu trong phần lớn trường hợp không quá nghiêm trọng, nên các mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng đừng quá chủ quan. Nếu gặp tình trạng ngứa da bụng dữ dội và lâu ngày, hãy tham vấn chuyên gia để có được cách trị ngứa da bụng hiệu quả nhất.
Thông tin hữu ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!