Ngứa Nổi Da Gà Là Bệnh Gì? Phân Loại Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Ngứa nổi da gà là tình trạng da liễu không hiếm gặp và có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau như viêm nang lông, dị ứng với thời tiết, nổi mề đay, và nhiều hơn nữa. Mặc dù việc điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ là rất quan trọng, người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để hỗ trợ và cải thiện tình trạng này tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và các cách điều trị hiệu quả cho tình trạng ngứa nổi da gà.
Nguyên nhân gây ngứa nổi da gà
Nổi da gà và ngứa là tình trạng trên da người bệnh xuất hiện những hạt cộm nhỏ li ti, có kích cỡ bằng khoảng nang lông. Những vết đỏ đó sẽ khiến cho bề mặt của da trở nên sần sùi và ngứa ngáy. Đây là tình trạng phổ biến của những loại bệnh dưới đây.
Viêm nang lông
Viêm nang lông là biểu hiện của nang lông bị nhiễm khuẩn hoặc nấm. Đây là bệnh lý do nguyên nhân chủ yếu từ tụ cầu khuẩn. Căn bệnh này gây ra nhiều hệ lụy cho chị em phụ nữ, làm mất đi sự tự tin khi diện đồ ngắn.
Căn bệnh này sẽ khiến cho bề mặt da xuất hiện các loại mụn đỏ hoặc mụn có đầu trắng tại lỗ chân lông. Bên cạnh đó, nếu tình trạng bệnh nặng, vùng da bị tổn thương nhiều sẽ xuất hiện thêm triệu chứng ngứa rát khó chịu.
Nổi mề đay
Nổi mề đay và mẩn ngứa là triệu chứng khi nội tiết tố của con người gặp phải những kích ứng bên ngoài tác động như: Thực phẩm, khí hậu, sự suy giảm của sức đề kháng… Chính những tác nhân này sẽ gây ra các nốt mẩn ngứa, nổi đỏ trên bề mặt da. Điều này sẽ khiến da nổi sần như da gà và ngứa ngáy, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Ngoài ra, có một số trường hợp nổi mề đay còn đi kèm với các biểu hiện như: Môi bị sưng, tiêu chảy, mí mắt sưng, buồn nôn khó chịu… Lúc này, bệnh đã trở nặng cần đến thăm khám và thực hiện điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngứa nổi da gà là căn bệnh da liễu thường gặp ở rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, nổi mề đay lại không gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khoẻ. Nhưng nếu bệnh trở nên trầm trọng, không chữa trị kịp thời có thể sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hại.
Đọc thêm thông tin: Sốt Xuất Huyết Bị Ngứa Da Do Đâu? Điều Trị Như Thế Nào? 2024
Dị ứng thời tiết
Dị ứng do thời tiết được xem là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Dị ứng thời tiết là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh da nổi hột giống da gà ngứa. Ở một vài trường hợp, bề mặt da có thể sẽ xuất hiện những mảng sưng rộp, rát và tấy đỏ. Trong khi, một vài trường hợp khác chỉ xuất hiện các biểu hiện nhẹ như nổi da gà và ngứa; da nổi sần như da gà không ngứa…
Dị ứng thời tiết không chỉ gây ảnh hưởng tới bề mặt da mà nó còn gây ra những vấn đề ở đường hô hấp. Các biểu hiện đó như là: Khó thở, sổ mũi, đau rát họng, ho khan… Chúng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào từ người già đến trẻ nhỏ.
- Xem thêm thông tin: Cách Chữa Ngứa Da Vào Mùa Đông Hiệu Qủa Bạn Nên Biết 2024
Ngứa nổi da gà có gây nguy hiểm không?
Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra tình trạng ngứa gây nổi da gà có nguy hiểm không? Đây có là hiện tượng báo động của sức khỏe người bệnh. Trên thực tế, tình trạng nổi da gà ngứa khắp người rất phổ biến hiện nay, thường là biểu hiện của những bệnh da liễu. Chính vì thế mà đa số những người mắc tình trạng ngứa da này đều không gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ.
Tuy nhiên, chân, tay nổi da gà ngứa sẽ tạo ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Không những thế, điều đó sẽ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của bệnh nhân. Nếu người bệnh không có những phương pháp điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng nghiêm trọng như: Viêm nhiễm, viêm cầu thận cấp,…
Xem thêm thông tin: Da Mặt Bị Ngứa Và Nổi Mụn: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị 2024
Phương pháp điều trị tình trạng da nổi da gà ngứa
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh này được áp dụng và cho hiệu quả khá tốt. Ngoài phương pháp dùng thuốc kê đơn để điều trị thì các bạn cũng có thể áp dụng những cách sau để chữa trị bệnh hiệu quả.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Theo dân gian bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để khắc phục tình trạng ngứa da nổi da gà:
- Chườm lạnh: Đây là phương pháp giảm ngứa hiệu quả và có thể điều trị tại nhà. Bên cạnh đó, nhiệt độ của đá sẽ làm cho tình trạng sưng tấy và xung huyết sẽ giảm đi rõ rệt. Từ đó các triệu chứng trên da sẽ được thuyên giảm.
- Gel nha đam: Trong gel nha đam có chứa rất nhiều thành phần của vitamin và nước. Các thành phần này sẽ có tác dụng làm dịu, giảm ngứa hiệu quả và phục hồi, tái tạo cấu trúc da. Vì thế, thoa gel nha đam lên những mảng da bị ngứa sẽ làm nhiệm vụ dưỡng ẩm và giảm hẳn các biểu hiện ngứa ngáy khó chịu.
- Tắm lá bạc hà: Tinh dầu bạc hà nổi tiếng với tác dụng làm dịu làn da. Vì thế, bạn có thể trộn với một nắm lá bạc hà đã được vò nát với nước tắm. Sau một vài lần, bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
- Sử dụng nước ép tỏi với dầu oliu: Tỏi nổi tiếng với tác dụng diệt khuẩn và giảm ngứa hiệu quả. Vì thế, người bệnh có thể thoa trực tiếp nước ép tỏi cùng với dầu oliu lên vùng da bị tổn thương. Để hỗn hợp như vậy trong thời gian 15 phút sau đó đem rửa sạch với nước và lau khô.
- Dùng baking soda: Trong trường hợp vùng da bị tổn thương có kích thước nhỏ thì người bệnh có thể sử dụng baking soda để ngâm. Các bạn nên pha baking soda với tỷ lệ 3:1 cùng nước sạch. Hỗn hợp này sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng ngứa ngáy và giúp sát khuẩn nhẹ trên bề mặt da.
Sử dụng thuốc bôi trị ngứa
Người bệnh cũng có thể sử dụng các dạng thuốc bôi hoặc thuốc uống kê đơn của bác sĩ để làm giảm đi các biểu hiện và triệu chứng ngứa nổi da gà. Một vài dòng thuốc chủ yếu thường được kê dùng như:
- Thuốc bôi có chứa thành phần steroid: Đây là những loại thuốc có tác dụng chống viêm nhiễm hiệu quả và giảm đi các triệu chứng của ngứa. Tuy nhiên, đây là loại thuốc dễ gây ra những tác dụng phụ không muốn nên người bệnh chỉ nên sử dụng trong vòng từ 5 – 10 ngày.
- Thuốc bôi kháng sinh: Đây là loại thuốc có tác dụng làm giảm đi các triệu chứng do bệnh viêm nang lông mang lại. Bên cạnh đó, đây là nhóm thuốc có thể sử dụng trong trường hợp da có bội nhiễm.
- Dung dịch DEP: Đây là loại dung dịch làm giảm các tổn thương da do bệnh ghẻ mang lại. Loại thuốc này chỉ nên sử dùng từ 2 – 3 lần/ngày.
Đọc thêm thông tin: Da Mặt Bị Ngứa Và Khô: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả 2024
Sử dụng bài thuốc Đông y
Chữa trị bệnh ngứa da gà theo phương pháp của Y học cổ truyền được xem là một trong những cách điều trị hiệu quả và an toàn. Một số bài thuốc được áp dụng phổ biến như:
- Bài thuốc ngải cứu, hoa tiêu, hùng hoàng, phòng phong: Rửa sạch các nguyên liệu trên và sắc với 3000ml trong 15 phút. Xông thuốc ở vùng da bị tổn thương sau đó dùng nước ngâm để rửa vùng da bị mẩn ngứa. Thực hiện 2 lần/ngày, kiên trì từ 2 – 3 tuần sẽ chữa dứt điểm bệnh.
- Bài thuốc bạch tật lê, thương nhĩ tử, dạ giao đằng, bạch tiên bì, thuyền thoái, sà sàng tử: Sắc các loại thuốc trên với nước trong vòng 20 phút. Lọc bỏ phần bã, giữ lại phần nước cất. Bạn pha thêm với nước nguội cho nhiệt độ vừa phải, nên thử trước khi rửa. Rửa vùng da bị tổn thương và ngâm không quá 30 phút. Thực hiện bài thuốc 2 lần/ngày, duy trì từ 3 – 4 tuần.
Những biện pháp chăm sóc da nổi như da gà ngứa
Để da có thể phục hồi và tái tạo nhanh sau khi bị ngứa nổi da gà thì người bệnh cần phối hợp giữa các phương pháp chữa trị cùng với những biện pháp chăm sóc da hiệu quả. Một vài biện pháp như:
- Người bệnh nên vệ sinh da thường xuyên cùng với nước sạch hoặc những dung dịch dành riêng cho da nhạy cảm, thành phần dịu nhẹ.
- Người bệnh nên lựa chọn mặc những loại quần áo thông thoáng, không bó sát. Điều đó sẽ tránh bị kích thích tại những mảng da đang bị tổn thương.
- Bệnh nhân ngứa nổi da gà cần được bổ sung nhiều nước và các loại nước ép trái cây. Điều đó sẽ giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ làm thuyên giảm các biểu hiện trên da.
- Người bệnh nên tránh các tiếp xúc với dị nguyên. Khi thời tiết đột nhiên thay đổi thì các bạn nên trang bị quần áo ấm cho mình.
- Chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý cũng là biện pháp chăm sóc da hiệu quả khi bị mắc bệnh da liễu này. Các bạn nên nghỉ ngơi điều độ thì hệ thống miễn dịch của cơ thể mới có thể được khôi phục lại một cách nhanh chóng.
- Tuy bị mắc bệnh ngứa da gà rất khó chịu và ngứa ngáy, nhưng người bệnh cần hạn chế gãi lại mảng da bị bệnh. Nếu tình trạng ngứa nặng thì các bạn có thể sử dụng thuốc bôi làm dịu hoặc các mẹo dân gian để giảm ngứa hiệu quả.
- Giữ gìn và vệ sinh lau chùi thường xuyên không gian làm việc và sinh hoạt gia đình. Những người bị mắc bệnh da liễu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu sinh hoạt trong điều kiện thời tiết và môi trường cao.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!