Mụn Sưng Đỏ
Mụn sưng đỏ là một dạng của mụn viêm, hình thành do sự tích tụ của vi khuẩn, bụi bẩn và bã nhờn trên da. Bên trong các nốt mụn sưng đỏ này chứa nhiều mủ và gây đau khi chạm vào. Để điều trị được loại mụn này và ngăn ngừa mụn tái phát, người bệnh có tham khảo nội dung bài viết sau.
Mụn sưng đỏ là gì?
Mụn sưng đỏ là loại mụn được hình thành từ các nốt mụn đầu trắng, mụn đầu đen bị sưng viêm. Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn nhưng chủ yếu là do sự tích tụ của dầu thừa, bã nhờn, tế bào chết. Điều này sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và gây mụn.
Đặc điểm của loại mụn này đó là sưng đỏ, đau nhức, bên trong có mủ. Ở những người có cơ địa lành, những nốt mụn này có thể tự biến mất sau 1-2 tuần. Tuy nhiên ở một số trường hợp, khi không được chăm sóc và xử lý đúng cách, mụn sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Ngay cả khi đã điều trị thì chúng vẫn có thể để lại sẹo thâm hoặc sẹo rỗ trên da.
Nguyên nhân gây mụn sưng đỏ
Mụn sưng đỏ có thể hình thành do những nguyên nhân như sau:
- Chăm sóc da mặt không đúng cách: Rửa mặt sai cách hoặc dùng sữa rửa mặt không phù hợp là nguyên nhân khiến da dễ bị nổi mụn.
- Lạm dụng mỹ phẩm: Thường xuyên trang điểm, makeup quá đậm, không tẩy trang hoặc dùng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ,... khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, hình thành mụn sưng đỏ.
- Tự ý nặn mụn: Nặn mụn bằng tay, nặn mụn khi mụn chưa chín hoặc sử dụng các dụng cụ nặn mụn không đảm bảo vệ sinh,... sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da, gây mụn viêm, mụn sưng đỏ.
- Da nhờn hoặc hỗn hợp thiên dầu: Những người có làn da dầu có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn những người khác. Nếu không làm sạch da cẩn thận sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes xuất hiện.
- Sự thay đổi của hormone: Nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi sẽ kích hoạt tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Vì vậy ở giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc đến kỳ kinh nguyệt là những thời điểm người bệnh sẽ xuất hiện mụn sưng đỏ nhất.
- Vi khuẩn: Vi khuẩn P.acnes là loại vi khuẩn thường trú ngụ tại nang lông. Lượng vi khuẩn tích tụ đủ nhiều sẽ gây viêm nhiễm nặng, dẫn đến hình thành mụn sưng đỏ, mụn bọc.
- Do di truyền: Mụn sưng đỏ cũng có thể là do di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị em bị các vấn đề da như mụn viêm, mụn sưng đỏ,... thì tỷ lệ bạn bị di truyền là khoảng 14-20%.
- Lạm dụng thuốc Tây: Thuốc Tây y có ảnh hưởng đến khả năng thải độc của gan. Điều này khiến cho gan không thể hoạt động như bình thường. Vì vậy sẽ thải độc qua da và gây ra tình trạng nổi mụn ở nhiều vùng da khác nhau như mặt, lưng, ngực….
Thông tin thêm: Mụn Sưng Đỏ Ở Má Xuất Hiện Do Đâu Và Điều Trị Như Thế Nào?
Triệu chứng mụn sưng đỏ
Những người bị mụn sưng đỏ trên da sẽ có dấu hiệu như sau:
- Sẩn đỏ: Đây là dạng mụn viêm có hiện tượng nổi sẩn đỏ trên da, kích thước nhỏ, không có mủ và chưa có dấu hiệu đau nhức. Những nốt sẩn này thường xuất hiện ở vùng da trung bì.
- Mụn mủ: Mụn mủ là dạng mụn sưng đỏ xảy ra khi vách nang lông bị vỡ. Sự tấn công của vi khuẩn P.acnes và sự xuất hiện của bạch cầu sinh ra mủ trắng, gây đau nhức.
- Mụn dạng cục: Là dạng mụn có tổn thương viêm nặng, hình thành cục mụn cứng, sưng đỏ và đau nhức nằm sâu bên trong da. Những tổn thương này là do vách nang lông bị vỡ khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển, lây lan sang những vùng nang lông khác.
- Mụn dạng nang: Đây là mụn viêm khá phức tạp có tổn thương viêm nghiêm trọng do vách nang lông bị vỡ, lan sang nhiều nang lông và hình thành túi mủ lớn, nằm sâu bên trong da.
Các biện pháp trị mụn sưng đỏ, giảm đau nhanh chóng
Mụn sưng đỏ là nỗi ám ảnh trong mùa hè, và cách trị mụn nhanh chóng luôn được quan tâm. Dưới đây là 17 cách hiệu quả:
- Chườm đá lạnh: Giữ lạnh, se khít lỗ chân lông, và giảm viêm.
- Nước muối sinh lý: Sát trùng da và làm sạch bã nhờn.
- Kem đánh răng: Chứa các hợp chất trị mụn như muối nở và silica.
- Thuốc nhỏ mắt: Chứa tetrahydrozoline hydrochloride, giảm sưng.
- Túi trà: Giảm sưng và thâm, nhờ tanin trong trà.
- Aspirin: Chứa BHA, giảm viêm và tẩy tế bào chết.
- Nha đam: Kháng khuẩn, làm dịu da và se khít lỗ chân lông.
- Nghệ và dầu dừa: Giảm viêm và thâm mụn.
- Mật ong: Chất kháng sinh tự nhiên, giảm viêm và dưỡng ẩm.
- Tinh dầu xoan trắng và trà: Kháng khuẩn, giảm viêm.
- Dầu hạt phỉ: Làm mềm da, giảm ngứa và tấy đỏ.
- Trứng gà và baking soda: Làm sạch da và kiểm soát dầu thừa.
- Giấm táo: Làm sạch sâu, kiểm soát bã nhờn.
- Cam tươi: Chứa vitamin C, giúp tái tạo da.
- Mướp đắng: Thanhs nhiệt, giảm viêm, chống mụn.
- Tỏi: Chất kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên.
- Cà chua và lòng đỏ trứng: Dưỡng trắng da và hỗ trợ tái tạo tế bào.
Thực hiện những cách trên 2-3 lần/tuần để đạt kết quả tốt nhất.
Top 10+ thuốc chữa mụn sưng đỏ hiệu quả, phổ biến nhất
Top 14 Thuốc Trị Mụn Sưng Đỏ Phổ Biến
- Acid Salicylic: Chống viêm, trị mụn, làm sạch da.
- Benzoyl Peroxide: Chống viêm, làm sạch lỗ chân lông, giảm tiết bã nhờn.
- Doxycycline: Kháng sinh, chống viêm, hỗ trợ trị mụn.
- Klenzit C: Cải thiện bệnh, giảm sưng tấy, chống viêm.
- Megaduo: Tẩy tế bào chết, làm sạch da, dưỡng ẩm.
- Erylik: Ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm mụn.
- Acnotin: Điều trị mụn trứng cá, làm sạch da.
- Shiseido Pimplit: Chống viêm, làm sạch lỗ chân lông, giảm thâm.
- Hiruscar: Dưỡng ẩm, cải thiện sẹo, chống khuẩn.
- Kiehl’s Blue Herbal Spot Treatment: Trị mụn bọc, mụn mủ, làm sạch da.
- Paula’s Choice Clear Regular Strength Daily Skin: Tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch da.
- Laroche Posay Effaclar Duo+: Tăng cường độ ẩm, chống viêm, ngăn phát triển vi khuẩn.
- Innisfree Bija Cica Balm Ex: Kháng viêm, giúp hình thành và tái tạo da mới.
- Decumar: Ngăn mụn xuất hiện, dưỡng da, giảm thâm.
Chú ý khi dùng thuốc:
- Chỉ sử dụng đối với tình trạng da mụn nhẹ.
- Phụ nữ mang thai và trẻ em cần tư vấn y tế.
- Kiểm tra kích ứng da trước khi sử dụng.
- Rửa tay sạch sau khi thoa thuốc.
Có thể bạn quan tâm: Bị Mụn Mủ Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi?
Lưu ý khi bị mụn sưng đỏ
Trong quá trình điều trị các nốt mụn sưng đỏ, bạn cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Tuyệt đối không được chạm tay vào các nốt mụn. Bởi bàn tay thường là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Chúng có thể xâm nhập vào các nốt mụn gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
- Không tự ý nặn mụn tại nhà, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ da liễu thăm khám và thực hiện.
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng cách tẩy trang, dùng sữa rửa mặt 2 lần/ngày. Nên lựa chọn những sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, phù hợp với loại da của mình.
- Nếu bác sĩ có kê đơn thuốc thì nên dùng theo đúng hướng dẫn về thời gian và liều lượng. Không được tự ý tăng giảm liều hoặc bỏ dở giữa chừng sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.
- Trong thời gian điều trị mụn không sử dụng mỹ phẩm hoặc trang điểm quá đậm. Nên để làn da được thông thoáng, tránh gây bít tắc lỗ chân lông.
- Nên thường xuyên giặt giũ chăn, màn, gối, đệm để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc ra khỏi không gian sống.
- Không áp sát điện thoại vào má khi nghe máy.
- Nên ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, nhiều đường, các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,...
- Tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da mặt. Vì vậy hãy bôi kem chống nắng và đeo mũ, nón, khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
- Nên đi ngủ sớm, tránh thức khuya, căng thẳng stress sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
- Thăm khám bác sĩ da liễu nếu các nốt mụn sưng đỏ có hiện tượng sưng viêm kéo dài và tái phát thường xuyên.
Trên đây là những thông tin khá chi tiết về tình trạng mụn sưng đỏ. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc, điều trị và phòng ngừa mụn được hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!