Mụn Sưng Đỏ Ở Quai Hàm Xuất Hiện Do Đâu Và Điều Trị Như Thế Nào?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn sưng đỏ ở quai hàm là một trong những dạng mụn khó điều trị nhất. Mụn ở các vị trí này rất “cứng đầu” và có khả năng tái phát cao. Nếu không nắm rõ nguyên nhân gây ra mụn và bản chất mụn thì rất khó điều trị. 

Bật mí những điều ít người biết về mụn sưng đỏ ở quai hàm và cằm
Bật mí những điều ít người biết về mụn sưng đỏ ở quai hàm và cằm

Nguyên nhân gây ra mụn sưng đỏ ở quai hàm và cằm

Vị trí mọc mụn nói lên tình trạng sức khỏe của cơ thể. Đây là điều hoàn toàn chính xác với tình trạng mụn viêm quai hàm và cằm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này do:

Rối loạn nội tiết, hormone – Nguyên nhân chủ đạo gây mụn cằm, quai hàm

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn sưng đỏ ở cằm, quai hàm mà ít người biết là do sự rối loạn nội tiết tố. Cụ thể, đó là tình trạng rối loạn kinh nguyệt, mất cân bằng hormone.

Đối tượng hay gặp phải rối loạn nội tiết thường là sử dụng thuốc tránh thai, phụ nữ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh, người trong độ tuổi dậy thì,… Nội tiết mất cân bằng sẽ kích thích tuyến nhờn sản xuất ra nhiều dầu hơn, kết hợp với các yếu tố khác gây bít tắc lỗ chân lông, sinh ra mụn trứng cá sưng đỏ.

Rối loạn nội tiết là nguyên nhân chính sinh ra mụn sưng đỏ ở quai hàm, cằm
Rối loạn nội tiết là nguyên nhân chính sinh ra mụn sưng đỏ ở quai hàm, cằm

Dấu hiệu nhận biết các dạng mụn nội tiết này như sau:

  • Mụn thường xuất hiện trước và trong kỳ kinh nguyệt ở cằm và hai bên xương quai hàm.
  • Dạng mụn thường thấy là mụn bọc, mụn sưng đỏ và viêm, mụn cục, gây cảm giác đau.
  • Mụn thường mọc cả ở dạng riêng lẻ và cả theo dạng cụm.
  • Đa phần các dạng mụn nội tiết sưng đỏ đều khó điều trị và rất dễ tái phát bởi nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể.
  • Mụn dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ.

Các nguyên nhân khác gây ra mụn sưng đỏ ở quai hàm, cằm

Tình trạng mụn xuất hiện thường do sự kết hợp của rất nhiều nguyên nhân. Vì vậy, ngoài nguyên nhân rối loạn hormone, mụn nội tiết sưng đỏ ở cằm và quai hàm còn xuất hiện bởi các lý do sau:

  • Chăm sóc da chưa sạch: Cụ thể là làm sạch chưa sâu khiến bụi bẩn, bã nhờn và da chết tích tụ và làm nang lông bị tắc nghẽn, sinh ra mụn.
  • Sử dụng mỹ phẩm nhiều: Trang điểm nhiều và không chú trọng tẩy trang, làm sạch cũng khiến lỗ chân lông bít tắc, sinh ra mụn.
  • Ăn uống không hợp lý: Nạp quá nhiều các thực phẩm có hại khiến hệ bài tiết đào thải độc tố không kịp sẽ dẫn tới nổi mụn ở nhiều vị trí, trong đó có vùng cằm và quai hàm.
  • Sinh hoạt kém khoa học: Khiến da bị yếu đi và không kịp hồi phục, dễ có nguy cơ mọc mụn sưng đỏ.
Sinh hoạt kém điều độ khiến da yếu đi
Sinh hoạt kém điều độ khiến da yếu đi

Điều trị mụn sưng đỏ ở cằm và quai hàm như thế nào?

Để điều trị tình trạng mụn nội tiết ở cằm và quai hàm, bạn cần áp dụng kết hợp các liệu pháp “chữa từ trong ra ngoài” để đạt hiệu quả tốt nhất:

Sử dụng thuốc bôi

Sử dụng các loại thuốc bôi trị mụn là cách tác động trực tiếp lên vùng da bị mụn. Đặc biệt, với mụn sưng đỏ ở cằm, đây là dạng mụn trung bình – nặng nên các phương pháp thuốc bôi đặc trị là phù hợp.

Một số hoạt chất thường được sử dụng để bôi đối với dạng mụn này là:

  • Benzoyl Peroxide: Hoạt chất cải thiện mụn nặng hữu hiệu. Cơ chế của hoạt chất này là thẩm thấu sâu vào trong nang lông, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn và tạo điều kiện cho oxy xâm nhập và diệt vi khuẩn (vi khuẩn gây mụn chỉ có thể hoạt động ở môi trường kỵ khí).
  • Retinol: Hoạt chất “đình đám” trong giới làm đẹp da. Cơ chế của Retinol là khả năng thúc đẩy đào thải và thay mới tế bào, tiêu diệt vi khuẩn và giảm sưng tấy, làm thoáng lỗ chân lông.
  • AHA: Tẩy da chết hóa học với công dụng “dọn dẹp” trên bề mặt da, mở đường cho miệng lỗ chân lông được thông thoáng.
BHA/AHA - tẩy da chết hóa học làm thông thoáng nang lông
BHA/AHA – tẩy da chết hóa học làm thông thoáng nang lông
  • BHA: Tẩy da chết hóa học hoạt động chủ yếu sâu trong nang lông để đẩy các tác nhân gây mụn ra khỏi nang lông.

Sử dụng thuốc uống

Vì tình trạng mụn quai hàm, cằm chủ yếu do nội tiết bên trong cơ thể nên liệu pháp sử dụng thuốc tác động từ bên trong đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định hiệu quả trị mụn. Một số loại thuốc thường được kê để trị mụn nội tiết sưng đỏ bao gồm:

  • Thuốc tránh thai: Chỉ sử dụng cho nữ, cơ chế tác động là tăng lượng estrogen để giảm hoạt động của tuyến androgen – hormone có vai trò chủ yếu kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh.
  • Isotretinoin: Được coi là loại thuốc có công dụng rất mạnh, chuyên để trị các dạng mụn nặng, mụn nang,… Isotretinoin làm teo tuyến nhờn và giảm viêm rất tốt. Nhờ vậy, da sẽ bớt nhờn và mụn sẽ thuyên giảm.
Isotretinoin có công dụng rất mạnh, chuyên để trị các dạng mụn nặng
Isotretinoin có công dụng rất mạnh, chuyên để trị các dạng mụn nặng
  • Kẽm: Thường sử dụng kết hợp với các loại thuốc trị mụn, kẽm có tác dụng tốt trong việc giảm nhờn, kháng viêm cho da.
  • Kháng sinh: minocycline clindamycin, tetracycline, erythromycin,… Sử dụng để kháng viêm, giảm hoạt động của vi khuẩn gây mụn.

Các liệu pháp trị mụn sưng đỏ từ thiên nhiên

Nếu tình trạng mụn của bạn ở mức độ nhẹ, bước đầu bạn có thể áp dụng một số bí quyết sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để trị mụn:

  • Tinh dầu trà xanh: Chấm trực tiếp lên các nốt mụn để tiêu diệt vi khuẩn và làm khô cồi mụn.
  • Tỏi: Có chứa kháng sinh giảm viêm, bạn có thể đắp 1-2 lát mỏng lên nốt mụn và để vài phút.
  • Rau diếp cá: bạn có thể áp dụng cách vừa giã nát đắp lên da và vừa xay sinh tố để uống nhằm mục đích làm mát cơ thể và dịu da, trị mụn.
  • Nghệ và mật ong: Loại mặt nạ này không những giúp trị mụn mà còn có khả năng giảm thâm, hồi phục da.

Lưu ý khi điều trị mụn sưng đỏ ở cằm và quai hàm

Mụn ở cằm và quai hàm rất khó điều trị nên để đạt hiệu quả trị mụn tốt, bạn cần lưu ý:

  • Không tự ý sử dụng thuốc, bạn cần khám ở các bệnh viện có chuyên khoa da liễu và được kê thuốc.
  • Chú trọng làm sạch và vệ sinh da để da luôn thông thoáng.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học để làn da luôn khỏe mạnh.
  • Hạn chế thức khuya, căng thẳng để tránh rối loạn nội tiết.
  • Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có khả năng làm rối loạn nội tiết và sinh ra mụn như thuốc tránh thai.

Trên đây là nguyên nhân và phương hướng điều trị mụn sưng đỏ ở quai hàm và cằm. Bạn nên áp dụng nhiều phương thức, điều trị từ trong ra ngoài kết hợp chăm sóc da, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để nhanh chóng trị khỏi mụn.

Cập nhật lúc 17:49 - 16/10/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo