Mụn Nội Tiết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn nội tiết xảy ra khi cơ thể bước vào giai đoạn rối loạn nội tiết tố. Mụn trứng cá dạng này thường xuất hiện chủ yếu ở mặt. Mụn nội tiết là gì? Làm sao để nhận biết và điều trị ra sao để hiểu quả? Đọc bài viết dưới đây để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho bản thân.

Định nghĩa mụn nội tiết

Mụn nội tiết thực ra cũng chỉ là mụn trứng cá, nhưng chỉ khác là mụn xuất hiện khi cơ thể có những sự thay đổi nhất định gây ra rối loạn nội tiết tố. Hormone trong cơ thể chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này: Nội tiết tố nam Androgen và Nội tiết tố nữ Estrogen.

Mụn nội tiết xảy ra do tình trạng rối loạn nội tiết trong cơ thể
Mụn nội tiết xảy ra do tình trạng rối loạn nội tiết trong cơ thể

Những đối tượng dễ xảy ra tình trạng này là:

  • Tuổi dậy thì.
  • Phụ nữ mang thai, sau sinh.
  • Nữ giới trước và sau thời kỳ kinh nguyệt.
  • Phụ nữ tiền hoặc trong giai đoạn mãn kinh.
  • Những người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài.

Theo thống kê của Bộ y tế, tỷ lệ nữ giới bị mụn nội tiết nhiều hơn ở nam giới. Có đến 50% nữ giới độ tuổi từ 20-29 bị mụn do rối loạn nội tiết và 25% ở độ tuổi 40-49.

Nguyên nhân gây mụn nội tiết

Nguyên nhân rối loạn nội tiết tố trong cơ thể sinh ra mụn là do tuyến bã nhờn trên da bị kích thích hoạt động mạnh mẽ hơn. Từ đó bã nhờn, tế bào chết tích tụ trên da nhiều, cộng thêm sự xâm nhập của vi khuẩn khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc và hình thành mụn.

Triệu chứng mụn nội tiết

Tuy là 1 dạng của mụn trứng cá nhưng mụn nội tiết cũng sẽ có những dấu hiệu nhận biết rất riêng biệt. Việc nắm rõ những biểu hiện sẽ giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Một số đặc điểm nhận biết điển hình:

  • Mụn mọc mỗi tháng 1 lần: Đây là đặc điểm mụn nội tiết ở nữ dễ thấy nhất. Chúng thường mọc theo chu kỳ kinh nguyệt 1 lần/tháng. Khi bước sang giai đoạn mãn kinh, mụn vẫn sẽ xuất hiện với tần suất như vậy và thường chỉ mọc cố định ở 1 vài vị trí.
  • Mụn xuất hiện nhiều ở miệng, cằm và xương hàm: Đây là những vị trí tập trung nhiều tuyến dầu nhờn. Vì thế khi thấy mụn ở những vùng da này mọc nhiều thì có thể chính là mụn nội tiết.

Cằm là vị trí thường xuyên mọc mụn nội tiết
Cằm là vị trí thường xuyên mọc mụn nội tiết

  • Mụn mọc khi đã qua tuổi dậy thì: Độ tuổi 20-30 thường bị mụn nội tiết nhiều nhất vì đây là độ tuổi sinh sản của nữ giới và ắt sự rối loạn nội tiết xảy ra và sinh mụn là điều tất yếu.
  • Mụn mọc nhiều hơn khi căng thẳng, stress: Nguyên nhân khiến cho nội tiết tố bị rối loạn, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ và sinh mụn.
  • Mụn bọc, nang lớn: Mụn sưng đỏ, mụn viêm, bọc to và nang khá lớn, chúng thường mọc đi mọc lại ở cùng một vị trí và rất dễ tái phát.

Hướng dẫn cách trị mụn nội tiết an toàn

Các phương pháp trị mụn mủ nội tiết không chỉ giúp làm dịu và giảm viêm nhiễm mụn mà còn ngăn chặn quá trình hình thành mụn mới. Dưới đây là các phương pháp giúp cải thiện mụn hiệu quả:

Trị Mụn Nội Tiết Bằng Nguyên Liệu Thuốc Nam Quen Thuộc:

  • Rau Diếp Cá: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp làm dịu da, kiểm soát dầu, và giảm viêm nhiễm. Có thể sử dụng rau diếp cá trong việc làm mặt nạ hoặc thêm vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Bột Sắn Dây: Có tính chất làm mát, giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể và làm dịu da. Việc sử dụng bột sắn dây trong mặt nạ hoặc thực phẩm có thể hỗ trợ giảm tình trạng mụn nội tiết.
  • Rau Má: Chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp làm sáng da, làm mờ vết thâm, và cung cấp dưỡng chất quan trọng cho làn da. Có thể sử dụng rau má dưới dạng mặt nạ hoặc đồ uống.

Bị Mụn Nội Tiết Nên Uống Thuốc Gì?

  • Thuốc Tác Động Tại Chỗ: Sản phẩm chứa các thành phần như Benzoyl Peroxide, AHA, BHA có tác dụng kiểm soát dầu, làm mờ vết thâm, và ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Thuốc Uống Toàn Thân: Các loại thuốc như Antibiotics, Hormonal Therapy (đối với phụ nữ), và Retinoids có tác dụng kiểm soát nội tiết tố và làm giảm mụn từ bên trong. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc uống nên được tư vấn bởi bác sĩ.

6 Loại thuốc trị mụn nội tiết hiệu quả

Dưới đây là 6 loại thuốc trị mụn nội tiết nổi bật:

  • Thuốc tránh thai (ngừa thai): Chứa hormone estrogen và progestin, giúp ức chế sản xuất androgen và kiểm soát tình trạng mụn.
  • Pure Skin Clarifying Dietary Supplement: Sản phẩm phổ biến giúp cân bằng nội tiết tố, làm giảm thâm sẹo, và kiểm soát bã nhờn.
  • Pair A (Nhật Bản): Dựa trên thảo mộc quý, an toàn và hỗ trợ làm giảm mụn trứng cá,mụn nội tiết.
  • Fancl Smooth Clear AC: Sản phẩm đặc trị mụn trứng cá từ Nhật Bản, cải thiện chu kỳ kinh nguyệt và tăng cường miễn dịch.
  • Clindamycin: Kháng sinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn, kiểm soát tuyến bã nhờn.
  • BB Chocola Pure (Nhật Bản): Thực phẩm chức năng hỗ trợ trị mụn, tái tạo da và giảm thâm.

Lưu ý: Tư vấn bác sĩ trước sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Bị mụn nội tiết ăn gì? Kiêng gì?

Chế độ ăn trị mụn nội tiết:

  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin A như dầu cá, cá hồi, cà rốt, rau bina.
  • Tăng cường kẽm qua thực phẩm như mầm lúa mì, hạt hướng dương, hải sản.
  • Sử dụng vitamin E, C từ thực phẩm như cam, chanh, bưởi, đu đủ, cà chua, khoai lang, dầu oliu.
  • Cải thiện tình trạng mụn nhanh chóng với selen từ mầm lúa mì, cá ngừ, cá hồi, tỏi, trứng, gạo nâu.
  • Omega-3 giúp ngăn ngừa mụn, có trong cá hồi, cá mòi, dầu hạt lanh, quả óc chó, hạt hướng dương.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để thải độc, tái tạo da.

Thực phẩm nên tránh khi bị mụn nội tiết:

  • Tránh chocolate, thực phẩm nhiều dầu mỡ như khoai tây, đồ ăn vặt.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa có thể kích thích mụn, chủ yếu do hormone tăng trưởng.
  • Giảm carbohydrate từ bánh mì, khoai tây, đồ uống có đường.
  • Chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều trái cây và rau xanh giúp da khỏe mạnh.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng và tránh thuốc, cà phê để giảm stress và cân bằng nội tiết.

Cách phòng tránh mụn nội tiết

  • Vệ sinh da mặt với sữa rửa mặt 2 lần/ngày, nên chọn những loại lành tính, không chứa cồn.
  • Hạn chế trang điểm nếu không thực sự cần thiết.
  • Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Tẩy trang sạch sẽ mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn tích tụ trên da.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya để gan, thận hoạt động tốt chức năng đào thải độc tố.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, rượu bia, thuốc lá…
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress sẽ khiến rối loạn nội tiết nhiều hơn.
  • Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày nhiều rau củ, hoa quả, vitamin.
  • Uống nhiều nước hàng ngày, đảm bảo 1,5 - 2 lít/ngày.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi mụn nội tiết là gì và điều trị như thế nào hiệu quả. Mong rằng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn sẽ khắc phục được tình trạng mụn trong giai đoạn thay đổi nội tiết. Chúc bạn thành công.

Thông tin thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo