Cách Trị Mụn Nội Tiết
Các phương pháp trị mụn mủ nội tiết không chỉ giúp làm dịu và giảm viêm nhiễm mụn mà còn ngăn chặn quá trình hình thành mụn mới. Dưới đây là các phương pháp giúp cải thiện mụn hiệu quả:
Trị Mụn Nội Tiết Bằng Nguyên Liệu Thuốc Nam Quen Thuộc:
- Rau Diếp Cá: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp làm dịu da, kiểm soát dầu, và giảm viêm nhiễm. Có thể sử dụng rau diếp cá trong việc làm mặt nạ hoặc thêm vào chế độ ăn hàng ngày.
- Bột Sắn Dây: Có tính chất làm mát, giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể và làm dịu da. Việc sử dụng bột sắn dây trong mặt nạ hoặc thực phẩm có thể hỗ trợ giảm tình trạng mụn nội tiết.
- Rau Má: Chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp làm sáng da, làm mờ vết thâm, và cung cấp dưỡng chất quan trọng cho làn da. Có thể sử dụng rau má dưới dạng mặt nạ hoặc đồ uống.
Bị Mụn Nội Tiết Nên Uống Thuốc Gì?
- Thuốc Tác Động Tại Chỗ: Sản phẩm chứa các thành phần như Benzoyl Peroxide, AHA, BHA có tác dụng kiểm soát dầu, làm mờ vết thâm, và ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Thuốc Uống Toàn Thân: Các loại thuốc như Antibiotics, Hormonal Therapy (đối với phụ nữ), và Retinoids có tác dụng kiểm soát nội tiết tố và làm giảm mụn từ bên trong. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc uống nên được tư vấn bởi bác sĩ.
Điều trị mụn nội tiết không chỉ là giải pháp cho làn da mụn mà còn là chìa khóa để khôi phục sự cân bằng nội tiết tố. Từ chế độ dinh dưỡng đến chăm sóc da đúng cách, hãy khám phá những cách trị mụn nội tiết đơn giản mà hiệu quả, giúp bạn có được làn da mịn màng và rạng ngời từ bên trong. Không chỉ là việc trị mụn, mà còn là hành trình chăm sóc toàn diện cho làn da khỏe mạnh và tự tin
Tổng quan về mụn nội tiết
Mụn nội tiết thực ra cũng chỉ là mụn trứng cá, nhưng chỉ khác là mụn xuất hiện khi cơ thể có những sự thay đổi nhất định gây ra rối loạn nội tiết tố. Hormone trong cơ thể chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này: Nội tiết tố nam Androgen và Nội tiết tố nữ Estrogen.
Những đối tượng dễ xảy ra tình trạng này là:
- Tuổi dậy thì.
- Phụ nữ mang thai, sau sinh.
- Nữ giới trước và sau thời kỳ kinh nguyệt.
- Phụ nữ tiền hoặc trong giai đoạn mãn kinh.
- Những người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài.
Theo thống kê của Bộ y tế, tỷ lệ nữ giới bị mụn nội tiết nhiều hơn ở nam giới. Có đến 50% nữ giới độ tuổi từ 20-29 bị mụn do rối loạn nội tiết và 25% ở độ tuổi 40-49.
Nguyên nhân rối loạn nội tiết tố trong cơ thể sinh ra mụn là do tuyến bã nhờn trên da bị kích thích hoạt động mạnh mẽ hơn. Từ đó bã nhờn, tế bào chết tích tụ trên da nhiều, cộng thêm sự xâm nhập của vi khuẩn khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc và hình thành mụn.
Tuy là 1 dạng của mụn trứng cá nhưng mụn nội tiết cũng sẽ có những dấu hiệu nhận biết rất riêng biệt. Việc nắm rõ những biểu hiện sẽ giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Một số đặc điểm nhận biết điển hình:
- Mụn mọc mỗi tháng 1 lần: Đây là đặc điểm mụn nội tiết ở nữ dễ thấy nhất. Chúng thường mọc theo chu kỳ kinh nguyệt 1 lần/tháng. Khi bước sang giai đoạn mãn kinh, mụn vẫn sẽ xuất hiện với tần suất như vậy và thường chỉ mọc cố định ở 1 vài vị trí.
- Mụn xuất hiện nhiều ở miệng, cằm và xương hàm: Đây là những vị trí tập trung nhiều tuyến dầu nhờn. Vì thế khi thấy mụn ở những vùng da này mọc nhiều thì có thể chính là mụn nội tiết.
- Mụn mọc khi đã qua tuổi dậy thì: Độ tuổi 20-30 thường bị mụn nội tiết nhiều nhất vì đây là độ tuổi sinh sản của nữ giới và ắt sự rối loạn nội tiết xảy ra và sinh mụn là điều tất yếu.
- Mụn mọc nhiều hơn khi căng thẳng, stress: Nguyên nhân khiến cho nội tiết tố bị rối loạn, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ và sinh mụn.
- Mụn bọc, nang lớn: Mụn sưng đỏ, mụn viêm, bọc to và nang khá lớn, chúng thường mọc đi mọc lại ở cùng một vị trí và rất dễ tái phát.
Trị mụn nội tiết bằng những nguyên liệu thuốc Nam quen thuộc
Những nguyên liệu sẵn có tại nhà đôi khi cũng chính là những vị thuốc Nam quen thuộc mà bạn cũng không ngờ tới.
Dưới đây chính là những nguyên liệu tự nhiên được dùng phổ biến nhất để trị mụn:
1. Rau diếp cá
Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đào thải chất độc ra khỏi gan thận, đồng thời kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả nên được dùng để trị mụn rất nhiều.
Cách làm rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch với nước muối, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước uống hàng ngày. Sử dụng 2-3 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
2. Bột sắn dây
Bột sắn dây giúp giảm thâm rất hiệu quả, đồng thời còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể để ngăn ngừa mụn.
Bạn có thể dùng bột sắn dây pha nước uống hoặc nấu lên để ăn. Thời điểm thích hợp nhất là buổi sáng và buổi trưa. Ngoài ra bạn có thể trộn bột sắn dây và lòng trắng trứng gà, nước cốt chanh để làm thành mặt nạ đắp trị mụn cũng rất tốt.
3. Rau má
Rau má có chứa hoạt chất saponin giúp làm lành tổn thương, tái tạo da, liền sẹo. Ngoài ra, hoạt chất triterpenoids còn giúp tăng cường lưu thông máu, ức chế sự tăng trưởng collagen trong mô sẹo.
Bạn xay nhuyễn rau má với nước lọc và mật ong, sau đó lọc lấy nước cốt rồi uống. Bạn có thể bảo quản trong chai thủy tinh để trong tủ lạnh và uống mỗi ngày.
Cách trị mụn nội tiết hiệu quả cho nam và nữ
Mụn nội tiết cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, để lại sẹo, thâm lâu năm nên việc điều trị như thế nào hiệu quả được rất nhiều quan tâm. Dưới đây là 1 số cách trị bạn có thể tham khảo.
Bị mụn nội tiết nên uống thuốc gì?
Tùy vào mức độ mụn của bạn mà bác sĩ sẽ kê phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay có thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân đang được áp dụng nhiều.
1. Thuốc tác dụng tại chỗ
Chủ yếu là dạng bôi với 1 số thành phần chứa:
- Lưu huỳnh: Có khả năng giảm nhờn và sát trùng hiệu quả, tuy nhiên có mùi khá khó chịu.
- Retinoid (Tretinoin): Loại bỏ nhân mụn, kích thích đẩy nhân mụn, giúp tái tạo da, ngăn ngừa mụn mới hình thành.
- Benzoyl peroxide: Diệt vi khuẩn P.acnes, loại bỏ nhân mụn. Tuy nhiên có thể gây kích ứng da.
2. Thuốc uống toàn thân
Chủ yếu là các kháng sinh dạng uống như clindamycin, tetracyclin, erythromycin, minocycline, isotretinoin…được áp dụng cho các trường hợp mụn nặng. Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai (có thể gây quái thai, rối loạn hormone sinh dục) và người dưới 16 tuổi.
Trong nhiều trường hợp, thuốc tránh thai cũng có thể dùng để cân bằng nội tiết trong cơ thể. Nhưng cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ và không lạm dụng vì có thể gây hại đến sức khỏe sinh sản nữ giới.
Chữa mụn do rối loạn nội tiết bằng y học cổ truyền
Theo nguyên lý y học cổ truyền, mụn sinh ra do phong nhiệt, chức năng thải độc của gan, thận không được đảm bảo. Đông y điều trị mụn nội tiết bằng việc thanh nhiệt, giải độc, đồng thời cân bằng nội tiết trong cơ thể. Chính vì thế, trị mụn bằng giải pháp từ y học cổ truyền mang lại hiệu quả toàn diện và lâu dài.
Một số bài thuốc Đông y trị mụn:
Bài thuốc 1:
- 15g Bạch hoa xà thiệt thảo, Đan sâm
- 12g Sơn dược, Phục linh
- 10g Bạch truật, Bán hạ, Đẳng sâm, Bạch giới, Xa tiền tử, Trần bì
Bài thuốc 2:
- 30g Nhân trần, Sinh ý
- 20g Bồ công anh
- 15g Sinh địa, Xa tiền thảo
- 10g Sinh sơn chi, Đại hoàn, Hoàng cầm, Xích thược, Hoàng bá
- 6g Sinh cảm thảo
Sử dụng thuốc Đông y bạn cần kiên trì và dùng đủ thời gian, liệu trình để có thể mang lại hiệu quả như mong muốn.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi mụn nội tiết là gì và điều trị như thế nào hiệu quả. Mong rằng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn sẽ khắc phục được tình trạng mụn trong giai đoạn thay đổi nội tiết. Chúc bạn thành công.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!