Mụn Nội Tiết Ở Cằm: Nguyên Nhân, Đặc Điểm Và Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn nội tiết ở cằm và quai hàm là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Mụn nội tiết thường gặp ở tuổi trưởng thành và rất khó điều trị dứt điểm nếu bạn không nắm được nguyên nhân. Dưới đây là nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị dứt điểm.

Mụn nội tiết ở cằm và quai hàm: Đặc điểm nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị
Mụn nội tiết ở cằm và quai hàm: Đặc điểm nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị

 

Đặc điểm nhận biết mụn nội tiết ở cằm

Ở độ tuổi dậy thì, mụn chủ yếu xuất hiện ở khu vực chữ T trung tâm gương mặt, bao gồm mũi, trán và hai bên cằm. Tuy nhiên, sau độ tuổi này, tình trạng mụn trứng cá vẫn có thể xảy ra, mụn ở giai đoạn tuổi trưởng thành gọi là mụn nội tiết. 

Mụn nội tiết thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới, xuất hiện với các đặc điểm như sau:

  • Độ tuổi bị mụn nội tiết thường rơi vào khoảng 20 đến 50 tuổi.
  • Mụn nội tiết xuất hiện ở phần dưới gương mặt, bao gồm dưới cằm và xung quanh quai hàm.
  • Mụn nội tiết có thể xuất hiện dưới nhiều dạng như mụn đầu trắng, đầu đen, mụn mủ ,… nhưng dễ nhận biết nhất là dạng mụn bọc, mụn nang, bị viêm và sưng đỏ.
  • Mụn thường nổi ở cùng một vị trí, có xu hướng lặp đi lặp lại nhiều lần và khó điều trị.
  • Mụn mọc theo chu kỳ, thường là một tháng một lần, đặc biệt với nữ giới thường là trước kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân mụn nội tiết ở cằm

Nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn nội tiết là do sự rối loạn hormone trong cơ thể, điển hình là sự tăng cao quá mức của hormone Androgen. Đây là hormone có ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến bã nhờn.

Rối loạn nội tiết tố nữ do hormone Androgen
Rối loạn nội tiết tố nữ do hormone Androgen

Androgen tăng cao kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dầu nhờn tiết ra quá nhiều trên da kết hợp với các yếu tố khác như bụi bẩn, tế bào chết gây ắc tách lỗ chân lông và sinh ra mụn. Ngoài ra, một số các tác nhân gián tiếp gây ra mụn như:

  • Stress, căng thẳng và tâm lý lo âu dẫn đến rối loạn nội tiết tố.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai khiến hormone bị rối loạn, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc nạp quá nhiều các chất có hại cũng là nguyên nhân gây nên mụn.
  • Do di truyền: Nếu cha, mẹ bị mụn nội tiết thì khả năng cao con cái cũng sẽ bị mụn.
  • Chế độ sinh hoạt kém lành mạnh: Đặc biệt là thói quen thức khuya, sử dụng các chất kích thích, đồ cay nóng dễ dẫn tới nội tiết bất ổn định.

Cách điều trị mụn nội tiết

Có rất nhiều phương pháp để điều trị. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn phương pháp phù hợp với mình.

Trị mụn nội tiết ở quai hàm và cằm bằng Tây Y

Đối với phương pháp sử dụng thuốc Tây y, các liệu pháp được chia ra thành sử dụng thuốc uống toàn thân hoặc thuốc bôi tại chỗ. Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp cả hai phương pháp.

Các loại thuốc uống thường được sử dụng:

  • Thuốc ngừa thai: Sử dụng chủ yếu để cân bằng hormone.
Sử dụng thuốc tránh thai để trị mụn nội tiết ở cằm
Sử dụng thuốc tránh thai để trị mụn nội tiết ở cằm
  • Thuốc kháng Androgen: Giảm thiểu lượng nội tiết tố Androgen, giữ cho lượng hormone này được cân bằng, từ đó kiểm soát lượng dầu nhờn tiết ra và trị mụn.
  • Isotretinoin: Đây được gọi là “liệu pháp cuối cùng” trong các liệu trình trị mụn. Isotretinoin có thể điều trị được tất cả các loại mụn bằng cách làm thu nhỏ kích thước tuyến bã nhờn, giải phóng lỗ chân lông bị bít tắc.
  • Thuốc trị mụn nội tiết Dexamethasone: Ức chế sự tăng sinh của hormone Androgen từ đó giảm mụn.

Lưu ý: Các loại thuốc uống đều có tác dụng phụ, một số loại như Dexamethasone, Isotretinoin còn có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, bạn không được tự ý sử dụng mà cần phải có bác sĩ kê đơn.

Các loại thuốc bôi trị mụn nội tiết ở quai hàm và cằm:

  • Benzoyl peroxide: Tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ tế bào chết và bã nhờn trong lỗ chân lông.
  • BHA: Làm sạch sâu trong lỗ chân lông, giúp lỗ chân lông thông thoáng và giảm khả năng bị mụn.
  • Tinh dầu tràm trà: Chứa α- Terpineol và Eucalyptol điều trị các vấn đề về da, kháng khuẩn và trị mụn.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, đặc điểm nhận biết và cách điều trị mụn nội tiết ở cằm. Mụn nội tiết có thể điều trị nếu bạn biết được nguyên nhân để khắc phục và áp dụng các liệu pháp điều trị hiệu quả. Bạn có thể tham khảo để sớm có làn da mịn màng, khỏe mạnh.

Cập nhật lúc 16:50 - 21/05/2024
5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo