5 cách điều trị mụn nội tiết bằng thuốc Nam hiệu quả toàn diện
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt NamTrị mụn nội tiết bằng thuốc Nam là phương pháp an toàn nhưng mang lại hiệu quả cao. Từ xa xưa, các cây thuốc Nam đã được dùng để chữa bệnh và chăm sóc da. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về 5 cách trị mụn bằng cây thuốc Nam rất hữu hiệu.
Vì sao trị mụn nội tiết bằng thuốc Nam mang lại hiệu quả cao.
Thuốc Nam được hiểu là những cây thuốc trồng tại Việt Nam có công dụng để chữa các bệnh lý khi kết hợp lại với nhau. Thuốc Nam có ưu điểm lành tính, dược tính cao do được trồng ở nhiều vùng trên cả nước với khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp.
Theo y học cổ truyền, mụn nội tiết sinh ra do nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, mất cân bằng. Bên cạnh đó, cơ thể bị phong nhiệt, chức năng thải độc của gan, thận kém cũng là nguyên nhân sinh ra mụn.
Từ nguyên lý ấy, để loại bỏ mụn trứng cá toàn diện thì cần biết được nhiệt đang ở tạng phụ nào để thanh nhiệt giải độc ở tạng phủ đó. Việc kết hợp các loại cây thuốc Nam không chỉ giúp thanh nhiệt giải độc trong cơ thể mà còn điều hòa nội tiết, cân bằng âm dương, tá hỏa, lương huyết từ đó trị mụn trứng cá nói chung và mụn nội tiết nói riêng hiệu quả.
Chính nhờ ưu điểm vượt trội và tính an toàn từ việc sử dụng, trị mụn bằng thuốc Nam ngày càng được nhiều người tin tưởng và lựa chọn.
5 cách trị mụn nội tiết bằng thuốc Nam cần biết
1. Kim ngân hoa
Theo y học cổ truyền, kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn vào phế, vị, tâm, tỳ, đại tràng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lưỡng huyết chỉ lỵ. Từ xa xưa kim ngân hoa đã được dùng trong điều trị các trường hợp sốt do virus, vi khuẩn, viêm phế quản, đau rát họng, mụn nhọt, phát ban…
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thành phần của kim ngân hoa có các flavonoid (luteolin, lonicerin…); tanin và chất sáp có tác dụng kháng virus, chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, tăng tiết dịch vị và dịch mật…
Bài thuốc từ kim ngân hoa trị mụn nhọt:
- Bài thuốc số 1: Kim ngân hoa 12g, cúc hoa 2g, bồ công anh 12g, sinh cam thảo 4g. Tất cả các vị đem sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc số 2: Kim ngân hoa 20g, cam thảo 20g sắc lấy nước uống. Ngoài ra có thể giã nát kim ngân hoa tươi trộn với rượu để đắp lên nốt mụn nhọt.
- Bài thuốc số 3: Kim ngân hoa 20g, bồ công anh 16g, liên kiều 12g, hoàng cầm 12g, tạo giác thích 12g, bối mẫu 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Các vị phơi khô rồi sắc lấy nước uống.
2. Diệp hạ châu
Theo y học cổ truyền, diệp hạ châu có tính vị hơi đắng, mát có công dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, lưu thông khí huyết, lợi tiểu. Diệp hạ châu được sử dụng để thảo độc gan, tăng cường chức năng gan, kích thích hệ tiêu hóa.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong diệp hạ châu chứa alkaloid phyllanthin, hypophyllanthin và triacontanal có tác dụng bảo vệ gan, tăng cường và khôi phục chức năng gan đồng thời hỗ trợ thải độc cho gan.
Chính vì có nhiều công dụng tốt với gan mà diệp hạ châu được sử dụng nhiều để trị mụn nhọt và cân bằng nội tiết.
Bài thuốc từ diệp hạ châu trị mụn nội tiết:
- Bài thuốc số 1: Diệp hạ châu đắng 12g, cam thảo đất 12g. Sắc lên thành nước uống như trà hàng ngày.
- Bài thuốc số 2: Kim ngân hoa 20g, liên kiều 12g, trần bì 6g, bối mẫu 8g, hoàng cầm 12g, gai bồ kết 12g, bồ công anh 16g, cam thảo 6g. Các nguyên liệu phơi khô rồi sắc nước uống.
- Bài thuốc số 3: Kim ngân hoa 12g, thanh hao 10g, liên kiều 12g, đạm trúc diệp 12g, xích thược 12g, lá sen 16g, hoàng liên 6g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g. Nguyên liệu phơi khô rồi sắc uống.
3. Liên kiều
Theo Đông y, liên kiều có vị đắng, tính hàn; vào các kinh tâm và đởm. Liên kiều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán kết, tiêu nũng, bài nùng.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong liên kiều chứa nhiều chất thuộc nhóm lignin (phily genin, phillyrin, pinoresinol, arctigenin, rutin…); chất alcol (rengyol, rengyosid, cornosid,salidrosid, rengylon…); tinh dầu (õ-pinen, terpinen, ỏ-thuyen, sabinen…). Những chất này có tác dụng tăng lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện tuần hoàn và hạ huyết áp hiệu quả.
Bài thuốc từ liên kiều trị mụn trứng cá:
- Bài thuốc số 1: Liên kiều 12g, bồ công anh 12g, cúc hoa 12g.
- Bài thuốc số 2: Liên kiều 12g, phòng phong 12g, chích thảo 12g, sơn chi tử 12g.
Cả 2 bài thuốc trên đều sắc lấy nước uống.
4. Bồ công anh
Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính hàn; vào các kinh can và vị. Bồ công anh được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp thông lâm, thấp nhiệt. Nhờ tính giải độc hiệu quả mà bồ công anh được dùng để trị mụn từ lâu.
Theo y học hiện đại, bộ phận sử dụng nhiều nhất trong trị bệnh là toàn bộ cây chứa cả rễ. Trong bồ công anh chứa các chất lactucin, lactucopicrin và taraxasterol, germanico, nhiều khoáng chất như natri, canxi, magie, kali, sắt cùng các vitamin A, B2, B6, C…
Bài thuốc trị mụn nội tiết từ bồ công anh:
- Bài thuốc số 1: Sắc 20-63g bồ công anh lấy nước uống hàng ngày.
- Bài thuốc số 2: Bồ công anh 20g, cúc hoa 12g, kim ngân hoa 12g, sinh cam thảo 6g. Tất cả đem sắc lấy nước uống.
Bài thuốc số 3: Bồ công anh 12g, ké đầu ngựa 12g, vòi voi 12g, liên kiều 12g, kinh giới 10g, cỏ mần trầu 10g, kim ngân hoa 10g, hạ khô thảo 12. Các nguyên liệu phơi khô sắc lấy nước uống.
Những gợi ý trên đây đều là các loại thảo dược lành tính có tác dụng kháng viêm, cung cấp dưỡng chất để loại bỏ mụn, chăm sóc da. Nhưng để hiệu quả hơn, người bệnh nên sử dụng các bài thuốc kết hợp các loại thảo dược để mang đến hiệu quả nhanh chóng, toàn diện và lành tính. Một trong số những bài thuốc làm tốt được điều này đó là Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì. Bài thuốc trải qua nghiên cứu hiện đại, khẳng định hiệu quả trị mụn, chăm sóc da và sức khỏe tổng thể. Đến nay, liệu trình được nhiều người bệnh tin dùng, đánh giá cao.
5. Đan sâm
Theo y học cổ truyền, đan sâm có vị đắng, hơi lạnh và không độc; được quy vào kinh tâm, can và tâm bảo. Trong Đông y, đan sâm được dùng để hoạt huyết hóa ứ, lưỡng huyết tiêu ung, thanh nhiệt, chủ tâm phúc tà khí, trường minh, hàn nhiệt tích tụ…
Theo nghiên cứu y học hiện đại, đam sâm chứa Cryptotanshinone, Methyl-tanshinon, Iso Cryptotanshinone, Acid Latic, Phenol và Vitamin E có công dụng kháng khuẩn, an thần, hạ huyết áp, lưu thông máu…
Bài thuốc trị mụn từ đan sâm:
- Chuẩn bị: Đan sâm 12g, đẳng sâm 12g, hoàng kì 12g, bạch truật 12g, hồng hoa 6g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, thục địa 12g, quế nhục 4g, táo đỏ 3 quả.
- Cách thực hiện: Đổ 5 bát nước vào sắc, sắc thành 3 bát và chia thành 3 lần uống trong ngày.
Lưu ý khi trị mụn nội tiết bằng thuốc Nam
Tuy mang lại hiệu quả cao và toàn diện nhưng bạn cần lưu ý 1 số vấn đề dưới đây khi sử dụng thuốc Nam trị mụn để đạt hiệu quả cao nhất:
- Lựa chọn những nguyên liệu có nguồn gốc từ Việt Nam, không mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường có thể gây tác dụng ngược.
- Các bài thuốc sắc theo đúng tỷ lệ và đun sắc trong thời gian phù hợp để lấy được dược tính cao nhất, tốt nhất là nên sắc bằng ấm đất nung.
- Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để thuốc Nam phát huy tác dụng tốt: Kiêng đồ tanh, hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá….)
- Xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ như không thức khuya, không sử dụng quá nhiều đồ điện tử…
- Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt hàng ngày, tẩy da chết 1-2 lần/tuần.
- Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài để bảo vệ da.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và thuốc phát huy tác dụng nhanh nhất.
- Kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả bền lâu.
- Có thể sử dụng những sản phẩm được bào chế từ dược liệu thuốc Nam để phát huy hiệu quả toàn diện và tốt hơn.
Trên đây là 5 nguyên liệu trị mụn nội tiết bằng thuốc Nam phù hợp cho mọi đối tượng. Tuy nhiên trước khi áp dụng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền để sử dụng đúng cách và tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Chúc bạn thành công!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!