Ngứa Môi: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Qủa 2024
Ngứa môi là triệu chứng của nhiều bệnh về da liễu, trong đó có một số bệnh thuộc nhóm nghiêm trọng, cần được điều trị ngay. Vì vậy, không nên chủ quan khi bị ngứa, rát môi, đặc biệt là khi kèm theo một số triệu chứng khác như: Nổi mụn nước, lột da, sưng đỏ… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về các nguyên nhân gây ngứa rát môi và cách điều trị phù hợp.
Ngứa môi là bệnh gì?
Ngứa môi là tình trạng vùng da xung quanh môi bị ngứa ngáy, khó chịu do bị kích thích hoặc tổn thương. Hiện tượng ngứa da này có thể đi kèm một số triệu chứng khác như nổi mụn nước, mủ, sưng đỏ, đau rát…
Ngứa môi là triệu chứng của nhiều loại bệnh da liễu khác nhau. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, các vết ngứa, mụn nước, sưng đỏ trên môi cũng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Do đó, cần tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục khi ngứa sưng môi.
Các nguyên nhân làm môi bị ngứa
Chúng ta đã hiểu được ngứa ở vùng môi là bệnh gì. Vậy tại sao môi lại bị ngứa, có mụn nước hoặc kèm theo sưng đỏ? Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong trường hợp môi ngứa rát sưng, bạn có thể đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe sau:
Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (dị nguyên). Một số các dị nguyên thường gây dị ứng như: Thực phẩm lạ, son môi, thay đổi thời tiết, phấn hoa, mạt bụi… Khi môi tiếp xúc với các dị nguyên này, hệ miễn dịch cơ thể sẽ tiết ra histamin gây ra các triệu chứng ngứa tại chỗ, khó chịu, nổi mẩn đỏ.
Mụn rộp (Herpes môi)
Mụn rộp là một dạng viêm da cấp tính do virus herpes simplex gây ra. Mụn rộp thường chỉ gây ngứa và không nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây là một dạng bệnh truyền nhiễm, dễ dàng lây bệnh khi tiếp xúc hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân. Triệu chứng phổ biến của Herpes môi là xuất hiện các chùm mụn nước nhỏ trên môi. Mụn nước làm ngứa và khi vỡ ra sẽ gây đau, rát môi.
Zona thần kinh
Zona thần kinh là bệnh thường gặp ở những khu vực da có nhiều dây thần kinh như: Môi, mắt, cổ, lưng. Các triệu chứng thường gặp của zona thần kinh là ngứa, phát ban da, sau đó có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ. Ngoài ra, chúng ta còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác của zona thần kinh như: Đau đầu, sốt, mệt mỏi, ớn lạnh.
Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ không chỉ gây ngứa ở môi mà còn làm tổn thương nhiều vùng da khác của cơ thể. Các triệu chứng thường gặp là ngứa và nổi mụn nước. Sau một thời gian có thể xuất hiện thêm các giác xuất huyết.
Bệnh chàm môi
Chàm môi là một căn bệnh mãn tính, đặc trưng bởi triệu chứng ngứa và lột da. Khi bị chàm môi, vùng da tổn thương có thể là viền môi hoặc lan sang vùng da phía trong môi. Người bệnh chàm môi không những ngứa mà môi còn bị sần sùi, bong tróc vảy, gây ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ. Do đó, mặc dù là căn bệnh lành tính, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng cần điều trị ngay để tăng chất lượng sống của người bệnh.
Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng này còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác. Đôi khi, chính những thói quen thường ngày tưởng như vô hại của chúng ta là nguyên nhân gây ra mụn ngứa. Một số lý do gây ngứa tại vị trí này có thể kể đến như:
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cường độ mạnh trong thời gian quá lâu
- Có thói quen liếm môi khiến cho vùng da quanh môi bị khô, ngứa ngáy và bong vảy
- Không uống nước thường xuyên, thường lấy tay lột da môi
- Không sử dụng son dưỡng môi hoặc sử dụng những loại son dưỡng có thành phần không tốt, gây dị ứng môi
Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể xuất phát từ những lý do khách quan như nơi sống có thời tiết quá lạnh, độ ẩm thấp. Khi phát hiện môi bị ngứa mà không rõ nguyên nhân, bạn có thể gặp và nhờ bác sĩ tư vấn để có hướng điều trị hợp lý.
Khắc phục tình trạng môi bị ngứa rát bằng cách nào?
Ngứa môi kéo dài kèm theo các triệu chứng như sưng đỏ, rát, nổi mụn nước ngứa… gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, cần có biện pháp khắc phục khi gặp trường hợp này.
Áp dụng các phương pháp tự nhiên
Trong trường hợp ngứa môi ở thể nhẹ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên sau để khắc phục tình trạng bệnh.
Sử dụng mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn cao. Vì vậy, trong trường hợp môi bị ngứa và không có các triệu chứng viêm nhiễm, chúng ta có thể dùng mật ong để khử khuẩn, làm dịu vết ngứa.
Cách thực hiện: Thoa đều mật ong lên vùng da bị ngứa. Để mật ong ngấm vào da trong khoảng từ 15 – 20 phút rồi rửa sạch. Kháng sinh tự nhiên trong mật ong sẽ giúp da hết ngứa và phục hồi da.
Sử dụng nha đam
Lá nha đam cũng chứa nhiều dưỡng chất giúp dưỡng da và làm sạch vi khuẩn. Vì vậy, nha đam thường được sử dụng khi mắc các chứng bệnh về da, giúp tăng độ ẩm cho da.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá nha đam, gọt vỏ và lấy phần gel trong. Thoa gel nha đam lên vùng môi bị ngứa và thư giãn trong khoảng 15 phút. Sau đó, rửa sạch môi bằng nước lạnh.
Điều trị bằng thuốc
Đa số bệnh nhân bị ngứa môi là do các bệnh lý trong cơ thể gây ra. Khi đó, sử dụng các liệu pháp tự nhiên chỉ mang tính kết hợp trong điều trị. Để chữa khỏi hẳn bệnh, chúng ta cần sử dụng các loại thuốc đặc trị. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng để trị bệnh như:
Thuốc bôi ngoài da
Ngứa môi bôi thuốc gì? Nếu ngứa do Herpes môi và zona thần kinh gây ra, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ như thuốc tím, hồ nước… Nếu hiện tượng ngứa được xác định do bệnh chàm gây ra, bệnh nhân thường được chỉ định các loại thuốc bôi chứa corticoid.
Thuốc uống
Trường hợp ngứa môi có nguyên nhân do dị ứng, uống thuốc kháng histamin H1 sẽ giúp điều trị bệnh nhanh chóng. Nếu tình trạng ngứa kéo dài và có nguyên nhân do nấm, vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại kháng sinh ức chế để điều trị. Các loại kháng sinh thường sử dụng để trị bao gồm: Cotrimoxazol, spiramycin, metronidazol hay amoxicilin.
Thuốc rửa
Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc rửa giúp làm sạch vùng da bị tổn thương. Các loại thuốc rửa thông dụng khi bị ngứa này là dung dịch NaCl.
Ngoài ra, trong phác đồ điều trị, bác sĩ có thể sẽ kê thêm các loại thuốc giảm đau, hạ sốt nếu người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau rát do vết ngứa gây ra. Khi sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh nhất định phải sử dụng đúng cách và đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Tốt nhất, khi bị ngứa, bệnh nhân nên gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân, hướng điều trị bệnh và tuyệt đối tuân thủ khi sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Cách phòng tránh/ làm giảm triệu chứng ngứa môi hiệu quả
Bạn có thể phòng tránh hoặc làm giảm triệu chứng ngứa này bằng những cách sau đây:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, gia vị cay nóng…
- Không dùng chung đồ dùng, vật dụng với người khác
- Bỏ thói quen liếm môi
- Tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng son môi, mỹ phẩm dưỡng môi mới, nên chọn son môi có thành phần lành tính
- Tránh tình trạng stress, căng thẳng, mệt mỏi…
Như những thông tin trên, ngứa môi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong trường hợp đã sử dụng các biện pháp điều trị tự nhiên mà không hiệu quả, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Càng điều trị sớm sẽ càng hạn chế các biến chứng nguy hiểm về sau.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!