Ngứa Trong Da: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị Phù Hợp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Ngứa trong da không chỉ là dấu hiệu về bệnh viêm da thường gặp mà nó còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về bệnh lý nguy hiểm. Vậy bệnh này có đặc điểm gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ra sao? Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Ngứa trong da là gì?

Ngứa da là tình trạng thường gặp và thông thường sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên đối với tình trạng ngứa dưới da thì khác, đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Ngứa dưới da có thể xuất hiện khi bạn gặp phải tổn thương phần dưới da hay phần bên trong cơ bắp. Lúc này, phần dưới lớp da thịt sẽ có cảm giác ngứa, khó chịu, gây ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày. Ngứa dưới da có thể xuất hiện một vài tiếng hoặc thậm chí là dài hơn.

Tình trạng này thường xảy ra ở vùng cổ dưới cánh tay, bắp chân hay thậm chí là toàn thân. Dưới lớp da, bạn sẽ có cảm giác ngứa râm ran, châm chích tương tự như có kiến bò, kích thích việc gãi ngứa và có làm tổn thương da. Không những vậy, ngứa dưới da đôi khi sẽ còn có sự xuất hiện của tình trạng mẩn đỏ, rát da, sưng đỏ.

Ngứa dưới da tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về bệnh lý nguy hiểm
Ngứa dưới da tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân bị ngứa trong da?

Tình trạng ngứa bên trong da có thể tiềm ẩn bên trong đó những bệnh lý nghiêm trọng, cụ thể như:

Dị ứng

Đa phần tình trạng ngứa thường xảy ra do dị ứng với các loại thực phẩm, lông động vật, thời tiết, thuốc hay phấn hoa. Lúc này, cơ thể sẽ rất dễ bị nổi hạt ban đỏ kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác mà bạn có thể gặp phải như chảy nước mũi, nước mắt, nghẹt mũi, nghẹt mắt. Để xác định được nguyên nhân chủ yếu, bạn nên đến các trung tâm da liễu uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Một vài nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới tình trạng ngứa da như:

  • Tình trạng nhiễm trùng dẫn đến phát ban ngứa trên da.
  • Bọ chét, rệp, ghẻ có thể là những ký sinh trùng xuất hiện trên da.
  • Da khô căng do thời tiết dẫn tới ngứa ngáy.

Bệnh về gan

Tình trạng ngứa dưới da rất có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp các vấn đề về da. Nếu gan hoạt động khỏe mạnh, nó sẽ hoạt động tốt chức năng của mình như dẫn mật vào ruột, nơi đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và tiêu hóa thức ăn. Còn nếu gan gặp vấn đề, bị tổn thương rất có thể sẽ khiến mật bị lưu lại bên trong máu thay vì đi vào ruột. Lúc này, mật sẽ dần tích tụ lại bên dưới da và khiến bạn khó chịu, ngứa ngáy.

Suy giảm chức năng thận

Thận là một bộ phận đảm nhận chức năng lọc máu và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Khi thận gặp vấn đề, bị suy giảm sẽ khiến chất thải tích tụ lại trong cơ thể, dẫn tới tình trạng da bị ngứa. Chức năng thận bị tổn thương nguyên nhân một phần là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh không lành mạnh, dễ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh liên quan và khiến quá trình đào thải bị trì trệ.

Chàm

Người bệnh có thể bị ngứa dữ dội khi gặp bệnh chàm da. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể và không ngoại trừ cả dưới da. Ngoài gây ngứa, tình trạng da của bạn có thể bị khô, sần, mẩn đỏ, khiến bạn khó chịu, bứt rứt.

Người bệnh có thể bị ngứa dữ dội khi gặp bệnh chàm da
Người bệnh có thể bị ngứa dữ dội khi gặp bệnh chàm da

Viêm mạch do tập thể dục

Khi thời tiết nóng hơn hoặc sau khi tập thể dục, nhiều người thường gặp tình trạng ngứa ngáy. Điều này có thể do mạch máu giãn nở hoặc cơ bị chèn ép quá mức trong quá trình vận động, dẫn đến viêm, thay đổi trong thành mạch và hạn chế lưu lượng máu. Tất cả những yếu tố này có thể gửi tín hiệu tới dây thần kinh, kích thích cảm giác ngứa dưới da.

Bệnh đa xơ cứng

Khi gặp tình trạng đa xơ cứng, bạn có thể sẽ cảm thấy da bị bỏng rát, đau nhức như kiến cắn bên trong cơ thể. Đây là một bệnh mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh trung ương. Nguyên nhân xảy ra là do chứng rối loạn trung gian miễn dịch gây ra và dễ có nguy cơ tấn công nhầm tới mô khỏe mạnh.

Bệnh lý về tuyến giáp

Hormone điều hòa hoạt động trong cơ thể và chức năng của da được tạo ra từ tuyến giáp. Nếu tuyến giáp hoạt động không bình thường, quá mức hay suy giảm đều gây nguy hiểm tới làn da, khiến bạn cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải tình trạng tăng cân, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, kinh nguyệt rối loạn, giảm chức năng sinh lý,…..

Ngứa do tổn thương thần kinh

Cảm giác ngứa trong da, phần cơ có thể xuất hiện ở những người bệnh đã từng bị đột quỵ, zona. Nguyên nhân rất có thể là do tình trạng rối loạn chức năng dây thần kinh ngoại biên, điều này khiến dây thần kinh bị tác động, khả năng hoạt động bị trì trệ, gây ra cảm giác tê bì, châm chích, ngứa ngáy như kiến cắn từ sâu bên trong da.

Ngứa trong da khi nào cần gặp bác sĩ

Những người bị mắc bệnh như gan, thận, tuyến giáp, giun, sán… cũng có biểu hiện ngứa trong da hay ngứa nổi hạt dưới da. Hiện tượng này không còn là ngứa da da liễu thông thường mà là ngứa da do bệnh lý nguy hiểm. Bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Khi bị ngứa da kéo dài bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên môn để có phác đồ điều trị
Khi bị ngứa da kéo dài bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên môn để có phác đồ điều trị

Một số biểu hiện về ngứa bạn cần tiến hành đi khám bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời đó là:

  • Ngứa xảy ra trong thời gian dài và không có dấu hiệu suy giảm
  • Ngứa toàn thân
  • Người bị ngứa không thể tập trung làm việc, bị ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần, cuộc sống.
  • Bị ngứa dưới da kèm theo 1 số các biểu hiện như sụt cân, tiêu chảy, mệt mỏi….

Khi đi khám bác sĩ, căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có các cách điều trị khác nhau. Bạn cần đến các cơ sở uy tín để khám chữa kịp thời nhằm khắc phục tình trạng nhanh nhất.

Những cách trị ngứa dưới da hiệu quả nhất

Tình trạng ngứa da có thể thuyên giảm khi người bệnh áp dụng các phương pháp bên dưới đây.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng ngứa ngáy tại nhà:

  • Sử dụng kem dưỡng da nhẹ nhàng, không gây kích ứng, thoa nhẹ nhàng và massage đều trên da.
  • Thay vì tắm nước nóng, bạn có thể đổi qua nước lạnh hoặc ngâm mình trong bồn để giúp cơ thể thư giãn và tăng lưu thông máu.
  • Phương pháp thiền định có thể giúp tâm trạng tĩnh lặng, giúp bạn quên đi cảm giác ngứa ngáy.
  • Tập thể dục đều đặn, áp dụng thực hiện tư thế yoga để điều hòa lưu thông máu trong cơ thể.
  • Thực hiện chườm đá lạnh tại vùng da cảm giác ngứa để làm giảm sự khó chịu.
  • Trong trường hợp vết ngứa nổi mẩn trên da, sử dụng thuốc kháng viêm không steroid có thể giúp làm giảm tình trạng viêm và ngứa.

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên

Nếu da chỉ bị nổi mẩn, ngứa râm ran trong thời gian ngắn và ít lặp lại. Khi ngứa không kèm theo các triệu chứng khác người bệnh có thể tiến hành 1 số biện pháp sau để giảm ngứa hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng các loại lá tắm. Các loại lá tắm giảm ngứa da hiệu quả thường rất đa dạng và dễ kiếm, bạn có thể sử dụng thường xuyên để hạn chế  tình trạng ngứa ngáy. Lá có chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn, làm mát da vì thế duy trì tắm lá thường xuyên có thể giảm triệu chứng ngứa trong da.

Một số loại lá tắm bạn có thể sử dụng đó là: lá chè xanh, lá khế, lá kinh giới, lá ổi, lá tía tô… Khi sử dụng các loại lá này bạn nên rửa sạch, ngâm muối và đun với nước sôi để có thể diệt mọi vi khuẩn gây ảnh hưởng đến da. Có thể tắm lá 3 lần 1 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên ngâm vùng da bị ngứa
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên ngâm vùng da bị ngứa

Sử dụng thuốc Tây y

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc sau để điều trị tình trạng ngứa dưới da:

  • Thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu: Đây là loại thuốc có thể được sử dụng nếu ngứa dưới da liên quan đến các vấn đề về thần kinh, làm giảm các triệu chứng ngứa rát nhanh chóng.
  • Thuốc kháng histamin: Người bệnh có thể sử dụng loại thuốc này khi tình trạng ngứa trên da do phản ứng dị ứng, nổi mề đay.
  • Thuốc tăng cường chức năng gan hoặc bổ gan: Bạn nên sử dụng loại thuốc này khi hiện tượng ngứa trong da liên quan đến vấn đề gan thận hoặc bệnh tuyến giáp.

Gây tê cục bộ

Gây tê cục bộ là một phương pháp được sử dụng để hỗ trợ trong việc điều trị ngứa do các vấn đề liên quan đến thần kinh. Phương pháp này nhằm làm tê liệt các dây thần kinh xung quanh vùng da cảm giác khó chịu, từ đó giảm ngứa một cách tạm thời.

Bấm huyệt hoặc xoa bóp

Người bệnh có thể thử các phương pháp như bấm huyệt hoặc mát xa, xoa bóp để cải thiện và ngăn ngừa ngứa dưới da. Các phương pháp này giúp giảm căng thẳng cơ bắp, mở lối huyệt đạo, từ đó ổn định các chức năng của cơ thể.

Đông y trị mẩn ngứa

Đông y chữa mẩn ngứa là một biện pháp vô cùng hiệu quả, có thể làm giảm ngứa ngáy từ sâu bên trong. Dưới đây là một số bài thuốc được áp dụng và mang lại hiệu quả cao:

Bài thuốc số 1

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Kinh giới 30g, cam thảo 20g, phèn phi 15g, sà sàng tử 20g, khổ sâm 30g, đại phi dương 30g, đại hoàng 20g, địa phủ tử 30g, địa du 20g.
  • Cách thực hiện: Làm sạch các nguyên liệu vừa chuẩn bị và để ráo nước. Đun sôi khoảng 2 lít nước trong khoảng 20 phút và sau đó lọc bỏ phần bã. Bạn có thể để nước nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh cho thuốc nguội đi rồi ngâm với vùng da đang bị mẩn ngứa. Thực hiện ngâm mỗi ngày 2 lần và ngâm khoảng 20 phút để có kết quả.
Đông y trị mẩn ngứa hiệu quả
Đông y trị mẩn ngứa hiệu quả

Bài thuốc số 2

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Đương quy 30g, khô sâm 30g, bạc hà 20g, băng phiến 10g, sà sàng tử 20g, hoàng tinh 30g, bạch tiên trì 20g, hoa tiêu 15g, thấu cốt tử thảo 30g, địa phu tử 30g.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị và để ráo nước. Bắc bếp nấu với nước trong khoảng 20 phút sau đó loại bỏ phần bã thuốc đi. Hòa nước thuốc cùng nước sạch để nhiệt độ về mức trung bình. Ngâm vùng da bị ngứa với nước thuốc để tình trạng này sớm thuyên giảm.

Bài thuốc số 3

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Đương quy 30g, khổ sâm 30g, bạc hà: 20g, băng phiến 10g, sà sàng tử: 20g.
  • Cách thực hiện: Sơ chế nguyên liệu kỹ càng, cho vào nồi đun cùng 2 lít nước. Đun khoảng 30 phút sau đó hãy lấy nước đi xông phần bị ngứa hoặc ngâm trực tiếp. Thực hiện bài thuốc này 2 lần/ngày và sử dụng hàng ngày cho đến khi tình trạng thuyên giảm.

Trên đây là một số các kiến thức cơ bản về bệnh ngứa trong da bạn có thể tham khảo. Hy vọng, thông qua các kiến thức trên người bệnh sẽ biết cách phòng tránh và điều trị bệnh khoa học, hợp lý và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:

Cập nhật lúc 16:55 - 20/05/2024
3/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo