Ngứa Chân Mày: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Ngứa chân mày là một triệu chứng phổ biến thường gặp ở nhiều người do rất nhiều nguyên nhân tạo nên. Dù đây không phải một vấn đề đáng lo ngại tuy nhiên lại gây khá nhiều khó chịu và ảnh hưởng ít nhiều đến những người mắc phải. Vậy có những nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến tình trạng ngứa lông mày và cần phải điều trị ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy đọc ngay những kinh nghiệm chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé!
Triệu chứng của ngứa chân mày
Ngứa lông mày thông thường là một triệu chứng kéo dài trong ít ngày rồi sẽ tự động hết. Bạn có thể chủ động điều trị bằng những phương pháp đơn giản hay những loại thuốc bôi ngay tại nhà.
Tuy nhiên, một số người sẽ gặp phải tình trạng chân mày bị ngứa trong thời gian dài và đôi khi còn có dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Và chính tại thời điểm này, bạn cần cẩn thận và quan sát kỹ hơn những triệu chứng của ngứa chân mày. Thậm chí, việc tìm gặp bác sĩ nếu tình trạng ngứa của bạn không cải thiện cũng là một điều phải làm.
Một số triệu chứng dễ thấy của việc ngứa lông mày như:
- Sưng đỏ
- Bong tróc da
- Đau đớn
- Ngứa ngáy
Xem thêm thông tin: Ngứa Kẽ Ngón Tay Ngón Chân: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
Nguyên nhân dẫn đến ngứa chân mày
Việc ngứa chân mày trái hoặc ngứa chân mày phải hay đôi khi là cả hai do rất nhiều nguyên nhân tạo thành. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ngứa này.
Dịch vụ làm đẹp lông mày
Các phương pháp làm đẹp lông mày như tẩy lông, xăm hay điêu khắc chân mày cũng sẽ khiến cho vùng da này của bạn bị ngứa và khó chịu. Có rất nhiều lý do khiến việc xăm chân mày bị ngứa. Lý do có thể là do bạn bị dị ứng với mực xăm, những nơi cung cấp dịch vụ kém chất lượng sẽ sử dụng dạng hóa chất không tốt, dễ gây nhạy cảm và nhiễm trùng làn da.
Nguyên nhân thêu chân mày bị ngứa tiếp theo là do dụng cụ phun xăm không sạch sẽ, được diệt trùng kỹ. Điều này sẽ khiến vùng chân mày của bạn nóng ran và ngứa ngáy, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng nặng.
Thêm vào đó, kỹ thuật xăm không đi đúng cách hay ăn uống, vệ sinh không chuẩn sau khi làm đẹp vùng lông mày xong cũng khiến cho việc điêu khắc chân mày bị ngứa.
Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã là một dạng của bệnh chàm. Nó ảnh hưởng đến các vùng da của cơ thể đặc biệt là vùng da đầu. Dù xảy ra ở phía da đầu là chủ yếu, tuy nhiên nó cũng xuất hiện ở vùng lông mày.
Những triệu chứng thường thấy của viêm da tiết bã là những mảng bong da màu vàng hoặc trắng, da bị sưng hoặc nhờn, tấy đỏ và có cảm giác ngứa rát da.
Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến không chỉ xuất hiện ở vùng thân của cơ thể mà có thể dễ dàng xuất hiện trên mặt, trong đó có lông mày dẫn đến tình trạng bong tróc, ngứa ngáy. Bệnh vảy nến thường xuất hiện dưới những mảng da dày, có vẩy màu bạc và tình trạng có thể tăng khi mắc những vấn đề sau như chấn thương da, dùng một số loại thuốc.
Dị ứng da
Việc vùng lông mày mẩn đỏ, dị ứng có thể do thành phần có trong các sản phẩm làm đẹp hoặc dưỡng da không phù hợp với cơ thể của bạn. Khi bạn bị dị ứng, phần chân mày sẽ xuất hiện những triệu chứng như mẩn đỏ vùng lông mày, ngứa, hắt xì hoặc ho. Nếu tệ hơn, bạn còn cảm thấy tức ngực hoặc chóng mặt.
Đọc thêm thông tin: Ngứa Khắp Người Vào Mùa Hè: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị 2024
Cách điều trị ngứa chân mày
Với nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân mày bị ngứa như vậy, chúng ta sẽ phải có những cách điều trị khác nhau. Cụ thể như sau.
Với những dịch vụ làm đẹp lông mày
Sau khi sử dụng dịch vụ làm đẹp xong, hãy tuân thủ những đồ ăn phải kiêng, không sử dụng chất kích thích để tăng tình trạng ngứa ngáy. Thêm vào đó, bạn có thể chườm đá ngay tại nhà bằng cách bọc chúng vào trong một tấm vải mỏng và xoa đều, nhẹ nhàng.
Bên cạnh đó, bạn hãy liên hệ với bên dịch vụ làm đẹp để nói với họ về vấn đề của mình, là người chuyên trong lĩnh vực này, họ sẽ cho bạn những biện pháp để giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy. Hoặc để đảm bảo và an toàn nhất, hãy đến gặp bác sĩ làm đẹp, da liễu để được tư vấn cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
Với viêm da tiết bã
Bạn hãy đến gặp bác sĩ để họ xem xét được tình hình căn bệnh sau đó đưa ra những đơn thuốc phù hợp để dùng. Thông thường những loại thuốc này là kem bôi trực tiếp lên da. Nếu tình trạng của bạn nghiêm trọng hơn, liệu pháp điều trị ánh sáng hoặc các loại thuốc sinh học sẽ là phương pháp để cải thiện tình trạng này.
Với bệnh vảy nến
Với những trường hợp ngứa lông mày do bệnh vảy nến, bác sĩ sẽ thương kê đơn thuốc steroid. Chú ý khi sử dụng những loại thuốc bôi trực tiếp lên vùng chân mày, bạn nên bôi một lớp mỏng nhẹ để không ảnh hưởng đến vùng mắt xung quanh. Điều quan trọng hơn cả là bạn cần quản lý sức khỏe, tránh căng thẳng và có một chế độ ăn cân bằng để tình trạng ngứa ngáy trên vùng lông mày không bị kích ứng thêm.
Bên trên là một số thông tin về triệu chứng ngứa chân mày. Mong rằng qua những chia sẻ ở bài viết này, bạn sẽ biết được rõ nguyên nhân mình đang mắc phải là gì và cần phải điều trị như thế nào.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!