Ngứa Lưng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Ngứa lưng là một triệu chứng ngứa da không còn xa lạ với chúng ta tuy nhiên không nhiều người hiểu rõ về biểu hiện này. bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những nguyên nhân cũng như các cách điều trị ngứa sau lưng hiệu quả ngay tại nhà. Hãy cùng đọc thôi nào!

Nguyên nhân bị ngứa lưng

Hiện tượng lưng bị ngứa xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu đến từ các căn bệnh da liễu. Dưới đây sẽ là một số căn bệnh dẫn đến tình trạng ngứa ở lưng.

Viêm nang lông là nguyên nhân dẫn đến ngứa lưng thường gặp nhất
Viêm nang lông là nguyên nhân dẫn đến ngứa lưng thường gặp nhất
  • Bệnh viêm nang lông: Vùng lưng trên cơ thế chứa rất nhiều tuyến mồ hôi, chính vì thế nếu bạn không thường xuyên tắm rửa, làm sạch lưng thì rất dễ bị nhiễm trùng. Các vi khuẩn lợi dụng lúc cơ thể đang không sạch và tấn công vào các nang lông gây viêm mủ, làm làn da bị ngứa ngáy cũng như mẩn đỏ.
  • Bệnh mề đay: Mề đay là một dạng viêm da do dị ứng và phản ứng dị ứng của cơ thể sẽ khiến cho vùng lưng dễ bị mẩn đỏ kéo theo đó là vùng da lưng xuất hiện những nốt sần màu hồng, trắng. Nếu càng gãi nhiều thì tình trạng ngứa ngáy sẽ càng tăng.
  • Bệnh viêm da cơ địa: Đây là căn bệnh mãn tính và có khả năng tái phát cao. Những tổn thương do viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng tại nhiều khu vực trên cơ thể, trong đó có phần lưng.
  • Bệnh ghẻ: Khi bạn không tìm được nguyên nhân tại sao mình bị ngứa ở lưng thì lúc này bệnh có thể xác định là do một loại ký sinh trùng ghẻ, nó có khả năng lây truyền vào da khi bạn dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác. 
Ghẻ cũng là nguyên nhân gây bệnh
Ghẻ cũng là nguyên nhân gây bệnh

Khi tấn công vào cơ thể, ký sinh trùng này sẽ tạo nên những tổn thương ngoằn ngoèo ngay từ bên trong và lâu dần sẽ bùng phát. Đặc biệt những vùng khó vệ sinh trên cơ thể như lưng, kẽ chân… thường bị chịu ảnh hưởng rất nặng của căn bệnh này. 

Triệu chứng của bệnh ngứa lưng

Vì nằm ở vùng lưng nên chúng ta rất khó quan sát được tình trạng cũng như quá trình phát triển bệnh diễn ra như thế nào cho đến khi nó thực sự bùng phát và phát triển mạnh. Chính vì vậy, bạn cần thực sự quan tâm và để ý vùng lưng hàng ngày. Hãy thông qua các giai đoạn sau để nắm rõ được tình trạng bệnh của bạn đang ở mức nào:

Ngứa lưng sẽ gây ngứa ngáy khó chịu đôi khi nổi mẩn
Ngứa lưng sẽ gây ngứa ngáy khó chịu đôi khi nổi mẩn
  • Lúc đầu chỉ cảm thấy ngứa bình thường, được một lúc rồi lại hết. Chắc chắn bạn sẽ nghĩ chỉ là những cái ngứa thông thường.
  • Khi cảm thấy ngứa. Vì không biết mình bị mắc bệnh nên bạn sẽ tạo thói quen cho mình là gãi nhiều cho đến khi cảm thấy hết ngứa thì thôi.
  • Về sau, càng gãi bạn càng cảm thấy ngứa. Lúc này vùng ngứa đã phát triển mạnh và lan ra nhiều hơn.
  • Nhiều chỗ do gãi quá nhiều và mạnh trở nên sưng tấy, nổi những vẩy trắng hoặc thậm chí là tạo thành mảng. 

Cách điều trị ngứa lưng

Khi bị ngứa ở lưng, thông thường bạn sẽ rất khó để giá nát nguyên liệu và bôi chúng lên lưng vì đây là vùng rất khó để thực hiện. Chính vì thế những phương pháp chữa trị toàn thân bằng mẹo dân gian sẽ tốt cũng như có hiệu quả hơn rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu một số phương pháp dân gian đơn giản, dễ làm ở ngay dưới đây nhé!

Trị ngứa lưng bằng lá lốt và bồ kết

Sử dụng lá lốt và bồ kết với mục đích kích thích mầm bệnh vùng lưng và nhanh chóng chữa lành vết thương da. Để bắt đầu phương pháp này, bạn cần chuẩn bị tầm 15 chiếc lá lốt rồi ngâm trong muối loãng, ngâm xong thì rửa sạch lại một lần nữa. Với bồ kết, tầm 7 – 10 quả đập nhỏ ra là xong. Các bước thực hiện như sau:

Trị bệnh bằng việc kết hợp lá lốt và bồ kết
Trị bệnh bằng việc kết hợp lá lốt và bồ kết
  • Đem bồ kết đập ra rồi nấu với 4 lít nước, đun sôi tầm 20 phút.
  • Sau đó cho lá lốt vào trong nồi và khuấy đều tầm 5 phút thì tắt bếp.
  • Khi đun xong, để nguội hoặc cho ra thau nước lạnh để nước hết nóng nhanh.
  • Sau đó lấy khăn tắm mỏng nhẹ nhúng vào đó rồi rửa lên vùng lưng, chú ý thoa đều.
  • Sau đó rửa lại người bằng nước sạch.

Nếu có điều kiện, bạn có thể tắm bằng hỗn hợp này sau đó rửa lại người bằng nước sạch, điều này sẽ dễ dàng hơn. Chú ý là thực hiện phương pháp này đều đặn 2 đến 3 lần/ tuần. Việc kích thích mầm bệnh không thể 1 – 2 ngày là lên, chính vì thế, khi chữa bệnh, càn cần phải kiên trì thực hiện.

Chữa ngứa lưng bằng rau răm và trầu không

Rau răm có đặc tính nóng, làm bảo mòn lớp vi khuẩn sau lưng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Còn trầu không giúp kích thích mầm bệnh chồi ra nhanh và giảm thiểu tình trạng ngứa sau lưng.

Để thực hiện phương pháp, hãy chuẩn bị những nguyên liệu: 1 nắm rau răm và 10 lá trầu. Và bắt đầu các bước làm như sau:

Chữa ngứa bằng rau răm và lá trầu không
Chữa ngứa bằng rau răm và lá trầu không
  • Rửa sạch rau răm và lá trầu sau đó giã mạnh và chắt, lọc nước để sử dụng.
  • Hãy rửa sạch vùng lưng của mình sau đó thấm khô.
  • Sau đó hãy sử dụng nước cốt vừa chắt xong và thoa lên da.

Thực hiện phương pháp này đều đặn, bạn có thể làm vào buổi tối và để hỗn hợp này qua đêm.

Chữa ngứa da lưng bằng rượu của riềng

Mặc dù rượu củ riềng phải mất công ủ 1 tuần nhưng khi sử dụng thì công đoạn pha chế không hề dài dòng như các phương pháp trên. Hơn thế nữa, loại rượu này làm giảm nguy cơ lây lan trên vùng da lưng.

Trị ngứa lưng hiệu quả bằng rượu và riềng
Trị ngứa lưng hiệu quả bằng rượu và riềng

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị 4, 5 củ riềng gọt vỏ và thái thành từng miếng nhỏ; 100ml rượu trắng và một hũ thủy tính. Các bước bắt đầu như sau:

  • Cho hết các miếng của riềng và rượu trắng vào hũ thủy tính sau đó đậy kín nắp.
  • Hàng ngày sốc lọ thủy tinh lên để tinh chất từ của riềng ngấm đều.
  • Sau thời gian ủ là 1 tuần, bạn có thể mở nắp và sử dụng.

Thực hiện đầy đặn hàng ngày từ 2 đến 3 lần và mỗi lần bôi để trên lưng tầm 1 tiếng sau đó tắm lại. Cố gắng kiên trì đều đặn hàng ngày để tình trạng ngứa lưng giảm đi đáng kể.

Cách trị ngứa da lưng bằng tỏi

Tỏi có dược lực rất mạnh và có thể làm bảo mòn lớp da nhiễm khuẩn trên cùng. Tuy nhiên phương pháp này sẽ không phù hợp cho những ai có vùng da lưng mỏng. Nếu bạn là một người có nhiều thời gian rảnh thì bên cạnh việc áp dụng những phương thức trên, thi thoảng hãy giã tỏi và đắp lên vùng lưng để hỗ trợ quá trình kích thích mầm bệnh bởi lẽ việc giã tỏi để đắp cả lưng khá là cực nhọc.

Cách phòng ngừa tình trạng ngứa lưng

Bên cạnh việc áp dụng những mẹo dân gian trên, người bệnh cũng cần song song thực hiện những biện pháp dưới đây để phòng ngừa sự tái phát:

  • Tắm rửa hàng ngày đặc biệt chú ý kỳ thật sạch sẽ vùng lưng.
  • Giữ cho không gian sinh hoạt, nơi ngủ nghỉ sạch sẽ, thoáng mát, tránh bừa bộn tạo điều kiện cho vi khuẩn.
  • Mặc áo có chất liệu mềm mại, thoải mái, tránh tổn thương làn da gây ngứa và nổi mụn. Nên chọn những loại có khả năng thấm hút mồ hôi.
  • Hạn chế nhất có thể việc gãi da lưng. Có thể cắt móng tay để tạo thói quen và động lực không sờ vào lưng nữa.
  • Kiêng ăn những đồ ăn gây dị ứng như hải sản, trứng, rau muống luộc… 
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều trái cây và vitamin.
  • Cung cấp cho cơ thể một lượng nước ổn định.
Tắm rửa vệ sinh vùng lưng hàng ngày
Tắm rửa vệ sinh vùng lưng hàng ngày

Bên trên là thông tin về căn bệnh ngứa lưng thường hay xảy ra ở nhiều người. Mong rằng qua những chia sẻ ở bài viết này, người bệnh sẽ biết được hướng điều trị cũng như cách phòng ngừa sự phát triển mầm bệnh để bản thân không gặp phải tình trang ngứa da lưng thêm nữa.

Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 09:30 - 16/10/2024
5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo