Ngứa Vùng Da Quanh Mắt Có Nguy Hểm Không, Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Nhiều người nghĩ ngứa vùng da quanh mắt là chuyện bình thường. Nhưng thực tế, nó lại là cảnh báo việc cửa sổ tâm hồn của chúng ta đang gặp vấn đề. Bài viết dưới đây nêu một số nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh ngứa quanh mắt. Các bạn tham khảo để có cách xử lý đúng đắn và phù hợp hơn.

Nguyên nhân bị ngứa vùng da quanh mắt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngứa da quanh mắt. Nhưng các bạn không nên tự tiện chẩn đoán và dùng thuốc mà nên xin lời khuyên từ dược sĩ, bác sĩ. Những nguyên nhân chính khiến bạn bị ngứa da ở vùng mắt có thể kể đến là: 

Dị ứng

Viêm da dị ứng gây ngứa vùng da quanh mắt thường đi kèm với các triệu chứng đỏ, phát ban, có vảy. Viêm da dị ứng thường xuất hiện ở trẻ em, người lớn có thể mắc với tỷ lệ thấp hơn. Lý do gây nên viêm da dị ứng là di truyền, hệ thống miễn dịch yếu kém và yếu tố môi trường.

Dị ứng cũng là nguyên nhân gây ngứa mắt
Dị ứng cũng là nguyên nhân gây ngứa mắt

Những tác nhân ngoài môi trường gây dị ứng như là cỏ dại, phấn hoa, nấm mốc, bụi, lông thú. Ngoài ra, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng có thể dẫn đến dị ứng. Mỹ phẩm như kem chống nắng, dưỡng ẩm, dưỡng mi cũng không thể bỏ qua.

Xem thêm: Ngứa da là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Vảy nến

Tình trạng ngứa vùng da quanh mắt có thể là do bệnh vảy nến. Nếu bệnh xuất hiện gần vùng da mắt, các lớp biểu bì khô, rụng xuống sẽ gây châm chích trên da và làm khô và căng da rất khó chịu.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm vảy nến. Người bệnh có thể dùng các cách dưỡng ẩm hoặc làm mềm da để hạn chế tổn thương do vảy nến gây ra.

Viêm da mí mắt

Viêm da mí mắt là bệnh viêm da xảy ra quanh mắt. Vì vùng da này rất nhạy cảm nên rất dễ bị sưng, đỏ, khô, ngứa. Tuy nhiên, các tình trạng này không quá nghiêm trọng và có thể điều trị bằng sản phẩm dưỡng ẩm hoặc kem chống ngứa. Ngoài ra, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng là một cách ngăn ngừa bệnh. 

Viêm bờ mi

Một nguyên nhân nữa đó là viêm bờ mi. Đây là tình trạng viêm da xung quanh mí mắt do tụ cầu khuẩn, tuyến dầu bị hư hoặc tác dụng phụ của thuốc. Các triệu chứng của viêm bờ mi ngoài ngứa ra còn có: Sưng, chảy nước mắt, nhạy cảm ánh sáng, mờ mắt, rụng lông mi, bong tróc da.

Viêm bờ mi - nguyên nhân gây bệnh
Viêm bờ mi – nguyên nhân gây bệnh

Viêm mô tế bào

Đây là một dạng nhiễm trùng xung quanh mắt và trong mắt. Đôi khi, nhiễm trùng có thể lan đến dưới da, xâm nhập vào mô và máu. Viêm mô tế bào là một bệnh tương đối nghiêm trọng. Nó không chỉ làm ngứa ngáy vùng da quanh mắt mà còn làm người bệnh bị bị sưng đau, sốt, lồi mắt và giảm thị lực.

Viêm mô tế bào thường do chấn thương, vết cắn côn trùng hoặc các bệnh như chàm, chốc lở. Ngoài ra, ảnh hưởng của phẫu thuật hoặc bệnh viêm xoang cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Viêm mô tế bào không truyền nhiễm nhưng cần điều trị kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng như mù lòa.

Chàm một nguyên nhân gây viêm mô tế bào cần chữa trị
Chàm một nguyên nhân gây viêm mô tế bào cần chữa trị

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc thường là do chúng ta tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài môi trường gây hại cho da. Da quanh mắt rất mỏng manh nên nếu da hay tiếp xúc với khói, bụi, hóa mỹ phẩm hoặc da thiếu ẩm thì rất dễ bị viêm và ngứa ngáy. Bệnh có thể bị ở một hoặc cả hai bên mắt.

Những triệu chứng của viêm da tiếp xúc bao gồm: Ngứa, đỏ, nóng rát, da dày lên và có vảy.

Các nguyên nhân khác gây ngứa vùng da quanh mắt

Ngoài những nguyên nhân chính trên, một số nguyên nhân khác không thường xảy ra như là: 

  • Viêm da tiết bã: Vùng mắt ít bị viêm da tiết bã hơn so với vùng chữ T và da đầu. Nhưng cũng có những trường hợp hy hữu xảy ra ở vùng mắt gây viêm và ngứa.
  • Lupus ban đỏ: Khi bị lupus ban đỏ, người bệnh có thể bị nổi mẩn ngứa khắp người bao gồm vùng da mắt. Đi kèm với đó là tình trạng sốt, mệt mỏi, đau xương, khớp, bị giảm cân và hay đổ mồ hôi.
  • Mạch máu dưới vùng da quanh mắt bị vỡ: Mạch máu có thể bị vỡ do chấn thương hoặc khi thoa kem, chúng ta dùng tay chà xát quá mạnh. Khi mạch máu vỡ, vùng da quanh mắt sẽ nổi nhiều đốm đỏ nhỏ và gây ngứa.

Cách điều trị bệnh ngứa vùng da quanh mắt

Để điều trị tình trạng ngứa ngáy vùng da xung quanh mắt bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

Điều trị tại nhà

Đối với trường hợp bị ngứa quanh mắt không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tự điều trị bằng cách giữ cho da vùng mắt luôn sạch, ẩm, thoáng. Ngoài ra, người bệnh nên tránh dùng tay chạm vào hoặc gãi vùng da quanh mắt để tránh bị nhiễm khuẩn hoặc tổn thương.

Có một số cách đơn giản tự làm như sau:

  • Dùng kem chống ngứa và dưỡng ẩm: Sản phẩm có thể mua ở nhà thuốc hoặc cửa hàng mỹ phẩm. Tuy nhiên, cần trao đổi với dược sĩ trước khi dùng và tránh thành phần gây dị ứng.
  • Chườm lạnh, chườm mát bất cứ lúc nào cần thiết để làm dịu cơn ngứa
  • Đắp túi trà ấm lên mắt khoảng 30 phút cũng là cách điều trị ngứa vùng da quanh mắt an toàn và hiệu quả.
Dùng kem dưỡng ẩm mắt nhằm hạn chế tình trạng ngứa vùng da quanh mắt
Dùng kem dưỡng ẩm mắt nhằm hạn chế tình trạng ngứa vùng da quanh mắt

Điều trị bằng thuốc

Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng thì các bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Thường thì bác sĩ hay kê các loại thuốc như: 

  • Thuốc ức chế Calcineurin: được sử dụng điều trị rối loạn viêm (viêm da dị ứng và bệnh vẩy nến)
  • Thuốc Corticosteroid: đây là dạng kem, bôi lên mí mắt giúp giảm viêm và khô. Đối với trường hợp viêm da nặng, Corticosteroid có thể được chỉ định dùng bằng đường uống. Việc sử dụng thuốc này cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc kháng Histamin: được sử dụng bằng đường uống, giúp giảm ngứa, an thần. Một số loại thuốc kháng Histamin có thể gây khô mắt, cần được bác sĩ kê khai rõ liều lượng và cách dùng.
  • Bác sĩ sẽ kê loại kem chứa steroid mạnh hơn nếu các phương pháp trên vẫn không thể làm dịu da của bạn.
Dùng thuốc điều trị ngứa vùng da dưới mắt theo kê đơn từ bác sĩ
Dùng thuốc điều trị ngứa vùng da dưới mắt theo kê đơn từ bác sĩ

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi vùng da quanh mắt bị khô ngứa, bạn cần theo dõi một thời gian ngắn, nếu ngứa nhẹ và có thể khỏi trong vài ngày thì không cần phải đến bệnh viện. Tuy nhiên, các bạn nên đi bệnh viện nếu ngứa da quanh mắt kèm theo các triệu chứng như:

  • Mờ mắt
  • Ảnh hưởng tầm nhìn
  • Xuất hiện mẩn đỏ có mủ
  • Da đỏ và bong tróc

Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt cao, đau đầu, và tình hình nghiêm trọng hơn theo thời gian. Các bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ da liễu. Họ sẽ tiến hành chẩn đoán, xét nghiệm và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.

Biện pháp phòng ngừa ngứa vùng da quanh mắt

Người bệnh có thể tránh hoặc hạn chế bị ngứa vùng da quanh mắt bằng các cách sau: 

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng, tạo thói quen ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh. Ngoài ra, bạn nên loại bỏ thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản (một số loại), thịt gà… nếu như bạn đã có tiền sử bị dị ứng với các loại thức ăn này.
  • Tránh kích ứng da bằng cách dùng mỹ phẩm, kem dưỡng có thành phần thiên nhiên, lành tính.
  • Giữ ẩm cho mí mắt thường xuyên.
  • Không nên trang điểm quá nhiều cho khu vực mắt, tốt nhất là nên tránh hoặc hạn chế nhiều nhất có thể.
  • Không được gãi hoặc chà xát trên mắt và dùng da quanh đó. Điều này làm tổn thương cho da và dễ bị nhiễm trùng.

Vùng da quanh mắt bị ngứa có thể xem là khá thường xuyên xảy ra trong cuộc sống, nhiều người gặp phải. Việc điều trị cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên, người bệnh cần theo dõi cẩn thận, nhận biết các triệu chứng để kịp thời trị liệu.

Tránh trang điểm mắt qua đậm
Tránh trang điểm mắt qua đậm

Nhìn chung, ngứa vùng da quanh mắt có nguy hiểm không thì còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá hoang mang, lo lắng. Ngày nay y học rất tiến bộ, nhiều bệnh có thể được điều trị dễ dàng và khả năng hồi phục lớn. Điều mà chúng ta cần làm là thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh và bình tĩnh xử lý khi không may mắc phải.

Xem thêm:

Cập nhật lúc 15:33 - 06/09/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo