Ngứa Kẽ Ngón Tay Ngón Chân: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Ngứa kẽ ngón tay ngón chân là tình trạng phổ biến. Nó làm người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Thế bạn đã biết nguyên nhân và cách điều trị cho vấn đề này chưa? Hãy cùng đi vào tìm hiểu vì sao bệnh hình thành và làm sao để phòng tránh, điều trị nhé!

Nguyên nhân ngứa kẽ ngón tay

Có nhiều nguyên nhân gây ngứa kẽ tay chân, trong đó phải kể đến một vài nguyên nhân gây ngứa thường gặp như sau:

  • Bệnh ghẻ: Ghẻ thích ký sinh tại những nơi dễ nhiễm bẩn như là các kẽ ngón tay, ngón chân. Vì thế, người bị ghẻ ngứa hay có cảm giác ngứa ngáy dữ dội và rất khó chịu ở những chỗ này. Đặc biệt là vào ban đêm, đây là lúc cái ghẻ hoạt động, sinh sôi nảy nở. Dấu hiệu điển hình của bệnh ghẻ ở kẽ ngón tay, ngón chân là ngứa ngáy nhiều làm người bệnh không kiềm chế được phải cào, gãi. Từ đó, da bị lở loét, sậm màu và tăng sinh sừng tại các điểm ghẻ. 
Bệnh ghẻ là nguyên nhân gây ngứa kẽ ngón tay
Bệnh ghẻ là nguyên nhân gây ngứa kẽ ngón tay
  • Bệnh tổ đỉa: Biểu hiện của bệnh tổ đỉa là các hạt mụn nước ngứa ở kẽ tay, kẽ chân xuất hiện ở sâu dưới da. Vùng da mọc nhiều nhất là kẽ ngón tay, kẽ ngón chân. Những vết mụn nước này làm vùng da bị nổi gồ lên, xếp thành từng chùm hình tròn hoặc nằm rải rác. Đặc biệt, những vết mụn nước này làm người bệnh cảm thấy bị ngứa kẽ ngón chân, ngứa kẽ tay một cách dữ dội. Hơn nữa, người bệnh càng gãi lại càng ngứa. Nó kéo dài trong khoảng từ 2 – 4 tuần, sau đó tróc vảy rồi lành. Tuy nhiên, bệnh này rất dễ bị tái phát nếu chúng ta không chú ý phòng ngừa.
  • Nấm kẽ chân: Nấm kẽ chân là bệnh của riêng khu vực bàn chân. Nấm kẽ chân (tên khoa học là nấm Epidermophyton floccosum) lặng lẽ xuất hiện và sinh sôi. Cho đến khi người bệnh cảm thấy bị ngứa kẽ chân, khó chịu, đau rát, người ta mới cảm thấy chúng là vấn đề. Bệnh nấm tiến triển dai dẳng và còn hay tái phát. Hơn nữa, nó còn có thể lây từ người này qua người khác nếu dùng chung giày, tất. Chúng ta cần nhanh chóng điều trị nấm kẽ chân để bệnh không diễn biến xấu, ảnh hưởng đến phần khác của bàn chân như móng chân. Trong dân gian, bệnh nấm kẽ chân còn được gọi là “nước ăn chân”. Phần lớn những người làm nghề nông thường mắc phải vấn đề này. Đặc biệt là vào mùa mưa, chân phải tiếp xúc với nước bẩn hầu hết thời gian làm việc.

Ngoài những nguyên nhân trên, một số bệnh lý như tiểu đường, suy thận, mề đay cũng gây ngứa. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bị ngứa ở kẽ ngón chân, ngứa các kẽ ngón tay mà không kèm triệu chứng khác thì đừng vội lo lắng. Khả năng bạn bị mắc các bệnh nghiêm trọng trên không cao. Điều bạn cần làm là xác định được nguyên nhân bị ngứa kẽ tay, chân. Từ đó tìm cách điều trị thích hợp.

Xem thêm thông tin: Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân nên làm gì?

Cách điều trị ngứa kẽ ngón tay, ngón chân

Phương châm của việc điều trị luôn luôn là trị đúng bệnh, dùng đúng thuốc. Vì thế, đầu tiên chúng ta phải xác định được chính xác nguyên nhân bị ngứa kẽ ngón tay, ngón chân hoặc ngứa kẽ móng chân. 

Ngoài ra, các bạn cũng cần thăm khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Dưới đây là một số cách trị các bệnh phổ biến gây ngứa kẽ chân, ngứa ở kẽ ngón tay.

Trị bệnh ghẻ

Người bệnh ghẻ thường bị ngứa kẽ tay về đêm, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì thế, điều trị bệnh là điều cần phải thực hiện nhanh ngay khi ghẻ mới hình thành. Loại thuốc được chỉ định là các loại thuốc bôi ngoài da như Eurax, Benzyl benzoate, D.E.P. Chúng được bán phổ biến ở hầu hết các tiệm thuốc Tây. Bên cạnh đó, người bệnh cần chăm sóc da phù hợp. Các bạn không được cào cấu, chà xát làm các mụn nước ở ngón tay, ngón chân vỡ ra.

Người bệnh cần giữ gìn vệ sinh, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác. Hơn nữa, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người bình thường để tránh lây lan.

Dùng thuốc D.E.P chuyên trị ghẻ
Dùng thuốc D.E.P chuyên trị ghẻ

Trị bệnh tổ đỉa

Người mắc bệnh tổ đỉa cần tránh cào phá những hạt mụn nước ngứa ở kẽ chân, kẽ tay để hạn chế gây ra vết thương hở, dẫn đến nhiễm trùng. Người bệnh nên dùng các loại thuốc ngoài da giúp làm dịu da, tiêu sừng. Đồng thời, người bệnh cũng nên kết hợp các loại thuốc giữ ẩm, làm mềm, tái tạo và phục hồi da.

Bên cạnh đó việc dùng thuốc trị ngứa kẽ chân, kẽ tay, chúng ta cũng nên tránh ăn hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Thay vào đó, ta nên dùng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc sản phẩm dành cho trẻ em, có thành phần dịu nhẹ và không độc hại. 

Sử dụng thuốc bôi ngoài da trị nấm hạn chế ngứa kẽ ngón tay
Sử dụng thuốc bôi ngoài da trị nấm hạn chế ngứa kẽ ngón tay

Tuy nhiên, tổ đỉa được xem là bệnh khá cứng đầu. Vì thế, để cho mau khỏi bệnh, người bị tổ đỉa nên đi thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Trị bệnh nấm kẽ chân

Trên thị trường có bán nhiều loại thuốc chống nấm, các bạn có thể dễ dàng mua được dưới sự tư vấn của dược sĩ. Ngoài ra, dân gian cũng có các phương thuốc hiệu quả như ngâm chân bằng nước muối hoặc lá trầu không. Khi kẽ ngón chân có vết thương hở, sử dụng kết hợp thuốc mỡ để vết thương được dịu nhẹ.

Người bệnh còn phải tránh không được tiếp xúc với nước bẩn, để chân được thông thoáng và khô ráo. Như vậy thì bệnh mới dễ dàng điều trị và nhanh chóng hồi phục.

Có thể bạn quan tâm: Danh sách 10 thuốc chữa ngứa chân hiệu quả nhất 2024

Những lưu ý để phòng tránh ngứa kẽ ngón tay, ngón chân hiệu quả

Ông bà ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì thế, nếu bạn chưa bị ngứa kẽ ngón tay hoặc kẽ chân bị ngứa là một điều may mắn. Bạn nên tích cực phòng ngừa các bệnh gây ngứa xảy ra bằng một vài biện pháp như: 

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng bởi chúng là nguyên nhân gây ngứa phổ biến nhất.
  • Giữ tay chân sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát nhằm hạn chế tình trạng ngứa và sự hình thành của các bệnh ngoài da do nấm, vi khuẩn hay dị ứng.
  • Hạn chế tiếp xúc và dùng chung đồ với người bị bệnh. Bởi nhiều bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc.
  • Ăn uống, làm việc có khoa học để cơ thể được sạch sẽ và khỏe mạnh, tăng sức đề kháng
  • Ngay khi có những biểu hiện đầu tiên như bị ngứa ở kẽ ngón tay, ngón chân thì nên tìm hiểu nguyên nhân và xử lý nhanh nhất có thể. Bạn tuyệt đối không nên tự mình chữa trị bởi bệnh có thể nặng hơn.

Nhìn chung, kẽ chân, kẽ tay bị ngứa luôn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gây ra phiền phức không nhỏ trong cuộc sống. Vì thế, chúng ta phải hết sức cẩn thận, hình thành thói quen tốt mỗi ngày để phòng bệnh.

Rửa tay với xà phòng, hạn chế tiếp xúc với nguồn gây bệnh
Rửa tay với xà phòng, hạn chế tiếp xúc với nguồn gây bệnh

Còn nếu như bạn đã không may bị ngứa kẽ ngón tay, ngón chân thì cũng không cần quá lo lắng. Chúng ta có thể điều trị được dễ dàng bằng thuốc. Chỉ cần bạn đủ cẩn thận thì bệnh cũng không có cơ hội tái phát. Chúc các bạn giữ gìn được cho mình đôi bàn chân, bàn tay khỏe và đẹp.

Xem thêm:

Cập nhật lúc 09:40 - 16/10/2024
4.7/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo