Ngứa Hai Ống Chân Là Bệnh Gì? Cách Phòng Và Điều Trị Hiệu Qủa 2024

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Ngứa da có nhiều biểu hiện khác nhau, bên cạnh ngứa da toàn thân, ngứa ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân, ngứa da đầu thì nhiều người còn gặp phải tình trạng ngứa ống chân. Vậy ngứa hai ống chân là bệnh gì? Phòng và điều trị bệnh hiệu quả như thế nào? Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất về vấn đề này.

Ngứa hai ống chân là bệnh gì? Nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?

Ngứa ống chân có thể là bệnh ngoài da thông thường nhưng trong một số trường hợp đây lại là biểu hiện của các loại bệnh lý nguy hiểm. Muốn điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả, tránh được các tác động tiêu cực của bệnh đối với bản thân bạn cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Ngứa hai ống chân là bệnh gì?
Ngứa hai ống chân là bệnh gì?

Dưới đây là 1 số căn bệnh có thể dẫn tới tình trạng ngứa 2 ống chân bạn có thể tham khảo:

  • Viêm da cơ địa: Viêm da cơ địa là bệnh lý phổ biến và thường gặp ở nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi khác nhau. Người bị viêm da cơ địa thường có biểu hiện da khô, sần, nổi mẩn và kèm theo ngứa ngáy ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể trong đó có khu vực hai ống chân. Người bệnh thường có cảm giác rất khó chịu và muốn gãi mạnh vào vùng da bị ngứa. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tác động vào da để tránh trầy xước, tổn thương và khiến hiện tượng ngứa lan rộng ra các vùng da xung quanh.
  • Nhiễm nấm: Nếu da bạn sần sùi, bong tróc và luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thì rất có thể bạn đã bị ngứa da do nhiễm phải các loại nấm và vi khuẩn. Bệnh này khá phổ biến và xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè khi thời tiết khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Nếu bị ngứa 2 ống chân do nhiễm nấm thì khả năng lây lan của bệnh sẽ rất nhanh. Nấm và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các vùng da xung quanh gây tổn thương và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây ngứa
Nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây ngứa
  • Thiếu Vitamin B12: Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ngứa ống chân. Vitamin đặc biệt là Vitamin B12 có vai trò đặc biệt quan trọng đến việc nuôi dưỡng và tái tạo tế bào da. Nếu cơ thể không cung cấp đủ lượng Vitamin B12 cần thiết sẽ khiến các tế bào bị suy giảm từ đó gây ra tình trạng ngứa hai ống chân.
  • Mắc các bệnh về thận: Thận là cơ quan có vai trò quan trọng giúp cơ thể có thể đào thải độc tố ra bên ngoài. Thận suy giảm khiến quá trình này bị ảnh hưởng, chất độc tích tụ lại trong cơ thể lâu ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Cơ thể có xu hướng tự thải độc qua da chính vì thế gây lên hiện tượng ngứa toàn thân đặc biệt là ngứa ống quyển. Ngoài bị ngứa hai ống chân người bị các bệnh liên quan đến thận còn có thêm các biểu hiện khác như: Cơ thể sưng phù, nổi mẩn, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Bạn cần biết cách nhận biết biểu hiện của bệnh này để có thể kịp thời điều trị hiệu quả nhất.
Bệnh nhân mắc các bệnh về suy thận có thể dẫn đến ngứa ống chân
Bệnh nhân mắc các bệnh về suy thận có thể dẫn đến ngứa ống chân
  • Bị suy giáp: Người bị bệnh suy giáp thường có các biểu hiện như: Tức ngực, khó thở, rụng tóc, tăng cân nhanh chóng và đặc biệt là khô da, ngứa ống chân. Nếu bị ngứa khu vực ống chân và kèm theo những triệu chứng trên thì có thể người bệnh đã mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
  • Chức năng gan suy giảm: Ngứa hai ống chân là bệnh gì? Ngoài các bệnh liên quan đến thận, tuyến giáp thì suy giảm chức năng gan cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ngứa da. Gan bị suy giảm khiến dịch mật ứ đọng, axit hóa ngấm vào máu khiến làn da của bạn xuất hiện mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy, khó chịu.

Các phương pháp điều trị ngứa hai ống chân

Bệnh ngứa hai ống chân có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau vì thế để chữa trị hiệu quả bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra các phác đồ điều trị hợp lý với từng mức độ bệnh mà bạn mắc phải. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị cơ bản như sau:

Điều trị bằng thuốc Tây

Thông thường việc điều trị ngứa hai ống chân bằng phương pháp Tây y sẽ có sự kết hợp sử dụng cả thuốc uống và thuốc bôi. Đối với thuốc uống, người bệnh sẽ được kê các loại thuốc có khả năng kháng Histamin, ngăn ngừa axit trong máu từ đó có thể hạn chế vấn đề ngứa da. Các loại thuốc kháng Histamin phổ biến hiện nay đó là:  Loratadin, Diphenhydramine, Clorpheniramin, Hydroxyzine, Cetirizine, Fexofenadine..

Thuốc dị ứng Loratadin được dùng nhiều trong điều trị ngứa
Thuốc dị ứng Loratadin được dùng nhiều trong điều trị ngứa

Khi sử dụng thuốc uống bạn nên kết hợp điều trị giảm ngứa tại chỗ bằng việc sử dụng thuốc bôi có khả năng làm dịu da, giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh đó, các chế phẩm này cũng có thể kháng được Histamin giúp hạn chế các vết ngứa lan rộng và trầm trọng hơn. Một số loại thuốc bôi da được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: Chlorpheniramine, Theralene, Loratadin..

Điều trị ngứa hai ống chân bằng Đông y

Đông y chú trọng chữa trị ngứa da từ bên trong. Thuốc có tác dụng cải thiện các cơ quan trong cơ thể như: Gan, thận, tim mạch, huyết áp… làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thuốc thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố từ đó giúp cải thiện nhanh chóng tính trạng ngứa hai ống chân.

Dùng thuốc đông y trị ngứa từ bên trong
Dùng thuốc đông y trị ngứa từ bên trong

Ngoài thuốc uống, bạn có thể áp dụng 1 số bài thuốc Đông y bằng phương pháp bôi hoặc tắm. Các loại thuốc này  được điều chế từ nguyên liệu thiên nhiên, an toàn và ít gây kích ứng da. Việc kết hợp điều trị cả thuốc uống và thuốc bôi sẽ giúp người bệnh không những cải thiện ngứa da mà còn có thể bồi bổ sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Phương pháp phòng và hạn chế ngứa hai ống chân

Ngứa hai ống chân không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người bệnh. Ngoài việc chữa trị, bạn cần có biện pháp phòng và giảm ngứa hiệu quả. 

Biện pháp giảm ngứa hai ống chân

Khi bị ngứa chân bạn có thể chườm đá lạnh, đắp khăn lạnh nên vết ngứa để có thể giảm ngứa và tổn thương da. Bạn chỉ cần rửa sạch chân sau đó lấy một miếng vải màn mỏng và thấm vào nước đá lạnh và chườm lên vùng da ngứa. Bạn để miếng vải lên da khoảng 5 phút sau đó thay lại bằng miếng vải lạnh khác.

Ngoài việc chườm đá  người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc tắm lá dân gian. Có rất nhiều bài thuốc tắm lá bạn có thể tham khảo như: Tắm lá chè tươi, lá kinh giới, lá khế… Áp dụng thường xuyên các biện pháp này sẽ giúp người bệnh có thể giảm ngứa nhanh và hiệu quả nhất.

Vệ sinh chân sạch sẽ giảm thiểu việc bị dị ứng và nhiễm nấm
Vệ sinh chân sạch sẽ giảm thiểu việc bị dị ứng và nhiễm nấm

Phòng ngứa da 

  • Giữ gìn, chăm sóc, vệ sinh da tốt
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các loại hóa chất độc hại
  • Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng đề kháng hạn chế được vấn đề ngứa da.
  • Chọn và sử dụng các loại mỹ phẩm, chăm sóc da phù hợp, an toàn.
  • Trang phục sạch sẽ, hạn chế dùng các loại trang phục bó sát, trang phục làm bằng sợi hóa học có thể ảnh hưởng tiêu cực đến làn da.
  • Bạn nên ăn uống khoa học, bổ sung vitamin hợp lý giúp cơ thể khỏe mạnh, da trắng mịn và đặc biệt có thể hạn chế ngứa ống chân rất tốt.
  • Bạn không nên gãi mạnh vào vùng da bị ngứa vì nó khiến da tổn thương, nấm bệnh có thể phát triển nhanh.
  • Sử dụng các thực phẩm lành tính, hạn chế dùng các loại thực phẩm có chất dễ gây  kích ứng da.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân, phương pháp phòng và điều trị bệnh ngứa hai ống chân hữu ích bạn có thể tham khảo. Hy vọng, với các đơn vị kiến thức được chia sẻ sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này để từ đó có được phương hướng điều trị nhanh và hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Cách điều trị ngứa da an toàn, hiệu quả các chuyên gia da liễu khuyên dùng

Cập nhật lúc 12:12 - 20/05/2024
3.7/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo