Thuốc Trị Ngứa Da

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Ngứa da có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm dị ứng, viêm nhiễm, nổi mề đay, hoặc những tình trạng da khô. Thuốc chữa ngứa da giúp người bệnh giảm đau và thoải mái, đồng thời kiểm soát các triệu chứng và ngăn chặn sự lan rộng của bệnh. Dưới đây là danh sách thuốc người bệnh có thể tham khảo:

Thuốc trị ngứa da dạng uống:

  • Diphenhydramine: Là một loại antihistamine, giúp giảm ngứa và dị ứng da.
  • Methylprednisolon: Là một corticosteroid có tác dụng giảm viêm và ngứa da.
  • Cetirizine: Cetirizine là một antihistamine thế hệ mới, giúp kiểm soát ngứa và mệt mỏi.
  • Chlorpheniramine: Giúp giảm ngứa và các triệu chứng dị ứng.

Thuốc trị ngứa da dạng bôi:

  • Eumovate: Một loại kem chứa corticosteroid, giúp giảm viêm và ngứa da.
  • Phenergan: Một loại thuốc chống histamine, giúp giảm ngứa và mệt mỏi.
  • Mentholatum Jinmart: Chứa menthol, giúp làm mát và giảm ngứa.
  • Clotrimazole 1%: Một loại thuốc chống nấm, thường được sử dụng trong trường hợp ngứa do nấm gây ra.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt nếu ngứa kéo dài hoặc có các triệu chứng nặng. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có các cách điều trị bệnh hiệu quả.

Thuốc trị ngứa da có khá nhiều loại trên thị trường, sử dụng với nhiều bệnh lý da liễu khác nhau. Bệnh nhân khi dùng bất cứ loại thuốc nào đều cần có sự tư vấn, chỉ dẫn từ bác sĩ. Bệnh việc dùng sai thuốc, sai cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Trong bài viết hôm nay, Trung tâm da liễu Đông y sẽ chia sẻ tới bạn đọc một số loại thuốc ngứa da được dùng nhiều nhất hiện nay.

Ngứa da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Ngứa da là hiện tượng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Bạn sẽ có cảm giác khó chịu và muốn đưa tay lên gãi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây không phải là bệnh lý mà nó là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.

Tùy theo cơ địa cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa của mỗi người mà thời gian ngứa sẽ dài ngắn khác nhau.

Bạn có thể bị ngứa ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: Da đầu, mặt, lưng, lòng bàn tay, chân, ngứa ở vùng kín. Đặc biệt, nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng ngứa da lan rộng toàn thân, gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh.

Da bị ngứa không đơn giản là hiện tượng bình thường, nhất là trường hợp ngứa kéo dài và đi kèm với các triệu chứng bất thường khác. Bởi vậy, xác định được nguyên nhân bạn sẽ có cách phòng tránh cũng như khắc phục một cách hiệu quả.

Nguyên nhân ngứa da có thể xuất phát từ các yếu tố bên trong hoặc tác nhân bên ngoài. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da:

Nguyên nhân do bệnh ngoài da

Không ít người đặt ra câu hỏi rằng “ngứa da là dấu hiệu của bệnh gì?” bởi ngứa ngáy là một trong những triệu chứng điển hình của các bệnh lý ngoài da. Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho rằng, da bị ngứa có thể là dấu hiệu của các bệnh ngoài da như:

  • Viêm da dị ứng: Người bệnh sẽ có hiện tượng da khô ngứa, nứt nẻ, sưng tấy. Bệnh phát triển theo đợt và thường xuyên tái phát.
  • Mề đay (mày đay): Bệnh xuất hiện đột ngột gây ra tình trạng ngứa da, nổi những mảng sần trên cơ thể.
  • Dị ứng thời tiết: Cơ địa mẫn cảm với thời tiết như nhiệt độ nóng, lạnh đột ngột, khắc nghiệt... Khi bị dị ứng thời tiết người bệnh sẽ nổi mẩn ngứa ở một vùng da nhất định hoặc nổi toàn thân.
  • Dị ứng với thuốc, mỹ phẩm, hóa chất: Do sử dụng sản phẩm không đảm bảo chất lượng, cơ địa mẫn cảm với thuốc, hóa chất (xi măng, xà phòng, sơn...).
  • Dị ứng với thực phẩm: Khi ăn phải thức ăn lạ, ăn hải sản, thực phẩm có chất bảo quản độc hại.

Da bị ngứa do các bệnh lý bên trong cơ thể

Mắc bệnh lý về gan, thận: Gan, thận có vai trò đào thảo chất độc hại nên khi hai bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến chức năng hoạt động bị ảnh hưởng gây tình trạng ngứa.

  • Nhiễm giun sán: Chất thải của giun sán khi có quá nhiều lượng giun trong người sẽ kích thích hệ miễn dịch rồi gây ngứa.
  • Bị bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng cao khiến mạch máu dưới da bị tổn thương, làm cho da khô sần và xuất hiện tình trạng ngứa ngáy.
  • Bệnh về máu: Các vấn đề về máu như loạn sản tủy, đa hồng cầu, lượng histamin trong máu tăng...
  • Bệnh xã hội: Da bị ngứa ngáy có thể khởi phát do cơ thể bị nhiễm virus lây nhiễm như giang mai, lậu, HIV...
  • Bệnh suy giáp, cường giáp: Khi tuyến giáp gặp vấn đề da sẽ xuất hiện tình trạng ngứa, bên cạnh đó là rối loạn kinh nguyệt, suy giảm sinh lý...

Những nguyên nhân khác

Bên cạnh là dấu hiệu của các bệnh lý thì ngứa da còn do các yếu tố khác gây ra, trong đó phổ biến là:

  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, trẻ tuổi dậy thì... thường dễ bị ngứa da, nổi mụn nước, mụn nhọt...
  • Căng thẳng: Nếu căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể sản sinh những độc tố ảnh hưởng tới da, gây ngứa, nổi mẩn đỏ.
  • Thời tiết: Thời tiết quá nóng khiến da bị cháy nắng và gây ngứa.
  • Da khô: Môi trường sống, làm việc thường xuyên dùng điều hòa, máy lạnh, tắm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là ở những người cao tuổi sẽ làm khô da và gây ngứa.
  • Phản ứng với thuốc: Cơ thể có thể phản ứng với thuốc nếu không hợp và gây phát ban, ngứa.

Từ vị trí xuất hiện thì có thể thấy rằng triệu chứng ngứa da có thể chỉ hạn chế ở một vùng da nhất định, hoặc cũng có thể xảy ra ở toàn bộ cơ thể. Bạn cũng cần nhớ rằng, không phải bất cứ trường hợp ngứa nào cũng có những tổn thương da đi kèm, bởi trên thực tế có rất nhiều người chỉ ngứa mà không có tổn thương da nào.

Tuy nhiên, khi ngứa đi kèm với các nốt mẩn ngứa, mụn nước và bạn thực hiện động tác gãi thì nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ rất cao.

Thông thường ngứa da sẽ có các dấu hiệu nhận biết sau:

  • Ngứa da kèm hiện tượng nổi mẩn đỏ.
  • Da ngứa và sần sùi.
  • Da khô.
  • Giảm số lượng tế bào ceramide (xét nghiệm).
  • Da sạm đen.
  • Ngứa rát da.
  • Nổi mẩn khắp cơ thể.
  • Những nốt ngứa có thể ở bề mặt da hoặc ẩn dưới da.

Lưu ý: Có nhiều trường hợp người bệnh trên da xuất hiện những nốt đỏ dưới da nhưng không ngứa. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh về da nguy hiểm. Nên khi gặp tình trạng này bạn nên chủ động tới cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.

Phân loại thuốc trị ngứa da

Thuốc Tây có rất nhiều loại tới từ nhiều nhà sản xuất khác nhau nhưng cũng sẽ được phân chia thành một số nhóm cơ bản. Với thuốc trị ngứa da, có thể chia thành nhóm thuốc uống và thuốc bôi ngoài da.

  • Thuốc bôi: Thường là dạng kem hoặc dạng gel bôi với các thành phần corticoid, benadryl kháng histamin cho từng trường hợp bệnh nhân phù hợp.
  • Thuốc uống: Chủ yếu là kháng sinh chống viêm, giảm đau, kháng histamin với những thành phần nổi bật như: Hydroxyzine, diphenhydramine, loratadin, cimetidin,...

Các loại thuốc này đa phần cho hiệu quả khá nhanh, tác dụng rõ rệt nên được phần lớn bệnh nhân lựa chọn sử dụng.

Thuốc trị ngứa da dạng uống

Với thuốc uống, bệnh nhân có thể tham khảo thông tin của một số loại thuốc được dùng nhiều nhất sau đây:

Thuốc Diphenhydramine

Diphenhydramine là thuốc được dùng với mục đích ức chế quá trình cơ thể sản sinh histamin quá mức. Nhờ vậy những dấu hiệu ngứa ngáy ngoài da sẽ thuyên giảm nhanh chóng, hạn chế nổi các mảng ngứa mới. Tuy nhiên phụ nữ có thai, cho con bú hay những người mắc bệnh tuyến tiền liệt hoặc viêm phổi mãn tính không thể dùng.

  • Thành phần: Hoạt chất Diphenhydramine hydroclorid.
  • Công dụng: Giảm mẩn ngứa, ửng đỏ và phù mạch. Loại bỏ các dấu hiệu viêm mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng.
  • Cách sử dụng: Người lớn uống tối đa 50mg/lần, mỗi ngày 2 - 3 lần. Trẻ uống uống tối đa 25mg/lần, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Thuốc trị ngứa da Methylprednisolon

Bệnh nhân bị ngứa da, mẩn đỏ, dị ứng, viêm da có thể dùng Methylprednisolon để cải thiện khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Thuốc thuộc vào nhóm corticosteroid phổ biến nhất hiện nay.

  • Thành phần: Hoạt chất Methylprednisolon.
  • Công dụng: Loại bỏ các triệu chứng ngứa ngáy, rát da do bệnh viêm da cơ địa, nổi mề đay. Loại bỏ những biểu hiện nổi mủ hoặc nhiễm trùng thường gặp do bệnh da liễu gây ra.
  • Cách sử dụng: Uống mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần tối đa 40mg.

thuoc tri ngua da
Methylprednisolon là thuốc trị ngứa da được đánh giá có hiệu quả cao

Cetirizine

Cetirizine là dạng thuốc chủ yếu sử dụng khi bệnh nhân mắc viêm da cơ địa, nổi mề đay hoặc bị viêm nang lông. Thuốc cho tác dụng tốt nhưng không thể dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú và người mắc bệnh suy thận.

  • Thành phần: Hoạt chất Cetirizine Hydrochloride.
  • Công dụng: Giảm ngứa ngáy, ửng đỏ trên da. Loại bỏ tình trạng mẩn ngứa do dị ứng thời tiết hoặc các bệnh lý da liễu khác.
  • Cách sử dụng: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 5mg.

Thuốc Chlorpheniramin

Chlorpheniramin là thuốc uống trị ngứa da nhóm kháng histamin H1, thường dùng trong các bệnh lý ngứa, mẩn đỏ hoặc các vấn đề dị ứng đường hô hấp và chỉ dùng cho người trưởng thành.

  • Thành phần: Hoạt chất Chlorpheniramin Maleat.
  • Công dụng: Loại bỏ tình trạng ngứa ngáy bởi dị ứng thời tiết, viêm da cơ địa. Thuốc cũng cho tác dụng hạn chế ho và hắt hơi bởi dị ứng.
  • Cách sử dụng: Uống mỗi ngày 3 - 4 viên.

thuoc tri ngua da
Bệnh nhân có thể dùng thuốc uống Chlorpheniramin

Thuốc trị ngứa da dạng bôi

Đối với thuốc bôi, những loại trị ngứa da được đánh giá hiệu quả nhất có thể kể tới gồm:

Eumovate

Thuốc trị ngứa da Eumovate dùng cho trường hợp bệnh nhân bị dị ứng, hăm da hoặc viêm da cơ địa. Đây là thuốc thuộc nhóm corticosteroid khá mạnh.

  • Thành phần: Hoạt chất Clobetasone Butyrate
  • Công dụng: Chữa ngứa da, phát ban, viêm nhiễm và giúp sát khuẩn.
  • Cách sử dụng: Làm sạch da rồi đợi khô. Thoa nhẹ thuốc lên da mỗi ngày 2 lần.

Thuốc trị ngứa da Phenergan

Phenergan là thuốc kháng histamin, điều trị dị ứng, ngứa ngáy bởi công trùng đốt, kích ứng tia X hoặc histamin hoạt động quá mức. Thuốc cho tác dụng tốt nhưng không thể dùng cho người có vết thương hở, bị chàm hoặc nhiễm trùng da.

  • Thành phần: Promethazine.
  • Công dụng: Điều trị ngứa da, viêm da cơ địa.
  • Cách sử dụng: Vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ, sau đó thoa một lớp kem mỏng và dùng mỗi ngày 3 - 5 lần.

thuoc tri ngua da
Thuốc bôi Phenergan

Mentholatum Jinmart

Thuốc trị mẩn ngứa Mentholatum Jinmart thường dùng cho người bị ngứa mãn tính, sưng ngứa viêm nhiễm da. Loại thuốc này có xuất xứ từ Nhật và được đánh giá khá an toàn.

  • Thành phần: Diphenhydramine hydrochloride, L-menthol, lidocaine, Dipotali glycyrrhizinate.
  • Công dụng: Đẩy lùi ngứa da, sưng phồng da, giúp da dịu hơn.
  • Cách sử dụng: Thoa thuốc lên da mỗi ngày 2 lần sau khi đã vệ sinh sạch.

Clotrimazole 1%

Clotrimazole 1% là dạng kem đặc, dùng cho trường hợp ngứa da bởi nấm. Thuốc nhanh chóng tiêu diệt các tế bào nấm để giúp da phục hồi tốt hơn.

  • Thành phần: Clotrimazol, cetostearyl alcol, acid stearic, cetyl alcol, vaselin, natri lauryl sulfat, Kali sorbat, propylen glycol, nước tinh khiết.
  • Công dụng: Điều trị ngứa da, nấm chân tay, nấm âm đạo.
  • Cách sử dụng: Mỗi ngày dùng 2 lần, làm sạch vùng da bị ngứa và thoa một lớp mỏng. Sử dụng trong khoảng 1 - 2 tuần để đạt kết quả tốt.

thuoc tri ngua da
Sản phẩm trị ngứa da Clotrimazole 1%

Thuốc trị ngứa da có an toàn không?

Nhìn chung, các loại thuốc trị ngứa da đều có hiệu quả tốt, đa số an toàn với làn da. Nhưng cũng có một số sản phẩm dễ gây ra tác dụng phụ khi bệnh nhân dùng liên tục trong nhiều ngày. Đặc biệt những người bôi thuốc quá liều có thể gây ra các triệu chứng khó thở, bỏng rát da, bong tróc và nhiều biến chứng khác.

Bên cạnh đó, thuốc cũng không thể tùy tiện dùng cho các đối tượng trẻ nhỏ, người mang thai hoặc cho con bú khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.

Thuốc trị ngứa da dùng trong bao lâu?

Tùy theo từng tình trạng bệnh lý và khả năng đáp ứng của mỗi người sẽ có thời gian dùng thuốc khác nhau. Sẽ không thể đưa ra câu trả lời chính xác khi sử dụng những loại thuốc trên. Bệnh nhân cần duy trì đúng liệu trình bác sĩ hướng dẫn và tái khám đều đặn để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết.

Thuốc trị ngứa da có cả thuốc  uống và thuốc bôi. Thuốc được kê đơn theo tình trạng riêng từng người với liều lượng phù hợp. Vì vậy các thông tin ở trên chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân vẫn cần tới bệnh viện thăm khám chi tiết càng sớm càng tốt.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo