Rạn Da
Rạn da là tình trạng thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nó gây mất thẩm mỹ và khiến nhiều người tự ti trong cuộc sống. Vậy, nguyên nhân gây rạn da do đâu và cách chữa nào hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết.
Rạn da là gì?
Rạn da (tên tiếng Anh: Stretch marks) là hiện tượng cơ thể xuất hiện các đường rãnh song song nhau. Chúng có màu hồng đỏ, nâu tím và dần chuyển sang trắng bạc. Những vết rạn này thường tập trung chính ở một số bộ phận như mông, đùi, ngực.
Tình trạng này xảy ra do các mô dưới da thiếu liên kết và bị đứt gãy. Cụ thể là collagen và elastin, 2 yếu tố quan trọng hỗ trợ cho da. Da bị kéo căng trong thời gian dài sẽ dẫn đến các vết rạn.
Theo một số nghiên cứu, phụ nữ mắc rạn da nhiều hơn so với nam giới. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng này gồm:
- Phụ nữ mang thai (đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ): Da căng do tăng cân, phì một số bộ phận trên cơ thể.
- Người bị béo phì: Mỡ dư thừa tích tụ nhiều ở các vùng bụng, hông, ngực, mông. Các vết rạn sẽ xuất hiện ở những khu vực này
- Thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì: Hormone tăng trưởng đột ngột, tăng cân hoặc giảm cân bất thường.
- Người tập thể hình: Tập luyện thường xuyên ở mức độ cao, đặc biệt những động tác căng cơ có thể gây rạn da.
Có thể phân biệt các kiểu rạn da dựa vào nguyên nhân và sắc tố da từng trường hợp như sau:
- Vết rạn do mang thai, tăng cân (màu đỏ, hồng): Xuất hiện phổ biến ở phụ nữ
- Vết rạn do mắc các bệnh lý: Hội chứng Cushing, Marfan
- Vết rạn có màu xám, đen: Xảy ra ở những người có làn da tối màu
- Vết rạn có màu xanh đậm, tía: Xảy ra ở những người có làn da màu sẫm
Nguyên nhân gây rạn da
Nhiều người phát hiện các vết rạn trên da và không biết lý do tại sao? Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, điển hình như sau:
- Khi mang thai: Những người bầu bí thường khó kiểm soát vấn đề cân nặng. Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều tăng cân. Đặc biệt ở vùng bụng, da bị rạn nhiều nhất. Tiếp đến là đùi và mông. Căng da ở những khu vực này là để đáp ứng cho thay đổi kích thước tử cung, bào thai, trọng lượng tăng ở toàn bộ cơ thể.
- Tuổi dậy thì: Độ tuổi có sự tăng trưởng và phát triển mạnh về chiều cao và cân nặng. Thường thì tỷ lệ nữ giới bị rạn da sẽ cao hơn ở nam giới. Các vùng da bị tích mỡ ở đùi và ngực sẽ dễ bị rạn khi tăng cân. Chiều cao tăng quá nhanh thì các vết rạn sẽ xuất hiện ở phần trên khớp xương.
- Béo phì: Đối tượng béo phì hoặc tăng trưởng cân nặng đột ngột rất dễ phải đối mặt với tình trạng này. Khi đó, mỡ thừa tích tụ dưới da, đặc biệt các vùng da đùi, mông, bụng sẽ khiến da bị căng.
- Sử dụng thuốc: Dùng thuốc có chứa dẫn xuất Corticoid với liều lượng lớn trong thời gian dài có thể dẫn đến rạn da. Do lượng collagen trong cơ thể suy giảm.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý như hội chứng Marfan, hội chứng Cushing, rối loạn tuyến thượng thận có khả năng gây ra rạn nứt da. Cụ thể, hội chứng Marfan sẽ khiến độ đàn hồi của da bị giảm, hội chứng Cushing làm cơ thể sản sinh ra nhiều hormone gây tăng cân, gãy các mô liên kết ở dưới da.
- Di truyền: Nếu trong gia đình, người thân có tiểu sử bị rạn da, rất có thể bạn sẽ mắc phải. Tuy nhiên, trường hợp này được ghi nhận với tỷ lệ thấp.
- Tập gym: Việc tập luyện nhiều trong thời gian dài hoặc quá sức sẽ khiến cho các vùng cơ bị căng. Điều này sẽ gây ra hiện tượng da bị rạn, đặc biệt ở các vùng căng cơ.
Ngoài các yếu tố trên, bạn có thể bị suy yếu da do mắc bệnh mãn tính lâu ngày, phẫu thuật nâng ngực, giảm cân đột ngột,... cũng sẽ xuất hiện tượng rạn nứt da.
Triệu chứng rạn da
Biểu hiện của rạn da rất dễ để nhận biết. Các vết rạn thường tập trung ở vùng bụng, mông, đùi của nữ giới, thắt lưng, bắp đùi, hông đối với nam giới. Một số dấu hiệu điển hình như sau:
- Các vệt dài, có màu trắng mờ, hồng nhạt, đỏ hoặc nâu tuỳ theo mức độ
- Ở các vết rạn, bạn sẽ cảm thấy ngứa nhẹ
- Khi sờ tay vào cảm thấy lõm, đối với trường hợp rạn nhẹ thì sẽ không thấy sự khác biệt này
- Các vết rạn bao phủ khắp khu vực da bị tác động, trông mất thẩm mỹ
Tuỳ vào nguyên nhân và thời gian da bị rạn mà các dấu hiệu sẽ thay đổi, không phải trường hợp nào cũng giống nhau. Cụ thể:
- Giai đoạn 1: Các vết rạn sau khoảng 1-2 năm đầu tiên, sẽ có màu hồng nhạt, đỏ hoặc nâu tím, tạo thành các đường song song với nhau và có ranh giới dạng lượn sóng .
- Giai đoạn 2: Vết rạn đỏ dần teo lại, ở đường ranh giới không có lông và tuyến bã.
- Giai đoạn 3: Các vết rạn sẽ dần teo hẹp lại và mờ theo thời gian.
Hướng dẫn cách chữa rạn da tại nhà hiệu quả
Để trị rạn da tại nhà hiệu quả, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:
- Dùng dầu dưỡng da: Dầu dưỡng da như dầu dừa, dầu hạt nho, hoặc dầu hạt lanh có thể giúp cung cấp độ ẩm cho da và giảm sự xuất hiện của rạn da.
- Mát-xa da: Mát-xa nhẹ nhàng kích thích sự tuần hoàn máu, giúp làm mờ rạn da và tăng cường độ đàn hồi của da.
- Sử dụng kem chống rạn da: Kem chống rạn da chứa các thành phần như vitamin E, A, và collagen giúp tái tạo tế bào da và làm mềm da.
- Tăng cường độ ẩm: Duy trì độ ẩm cho da bằng cách uống đủ nước hàng ngày và sử dụng kem dưỡng ẩm.
- Chế độ dinh dưỡng cân đối: Ăn uống giàu vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ sức khỏe da, giúp da giữ độ đàn hồi tốt hơn.
- Luyện tập thể dục: Luyện tập thể dục có thể cải thiện sự đàn hồi của cơ bắp và da, giúp ngăn chặn việc xuất hiện rạn da.
Điều trị rạn da bằng kem bôi tây y
Khi chọn kem trị rạn da, có một số tiêu chí quan trọng cần xem xét để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn. Dưới đây là một số tiêu chí và danh sách top 6 kem trị rạn da:
Tiêu chí chọn lựa kem trị rạn da:
- Nguồn gốc: Chọn những sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, đã được nghiên cứu và kiểm định chất lượng.
- Thành phần: Hãy kiểm tra thành phần để đảm bảo rằng sản phẩm không chứa các chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Thành phần quan trọng có thể bao gồm dưỡng ẩm như glycerin, dầu dừa, dầu hạt lanh, vitamin E, và các chất kích thích tái tạo tế bào như retinol.
- Đối tượng sử dụng: Một số kem có thể được thiết kế đặc biệt cho phụ nữ mang thai, trong khi các sản phẩm khác có thể phù hợp cho mọi người, kể cả nam giới.
- Tính phù hợp với da: Đối với những người có làn da nhạy cảm, hãy chọn kem không chứa mùi hương mạnh và các chất phụ gia có thể gây kích ứng.
Top 6 kem trị rạn da:
- Vichy Complete Action AntiStretch Mark Cream: Một sản phẩm từ thương hiệu nổi tiếng, chứa các thành phần dưỡng ẩm và kích thích tái tạo tế bào.
- Oillan Mama Stretch Mark Cream: Kem trị rạn da dành cho phụ nữ mang thai, chứa dầu hạt lanh và vitamin E.
- Clarins Stretch Mark Control: Sản phẩm chứa chiết xuất từ thực vật và các thành phần chống oxi hóa.
- Maternea Stretch Marks Cream: Kem dưỡng chất chống rạn da cho bà bầu, không chứa hương liệu và chất paraben.
- Fixderma Preggers Stretch Mark Cream: Sản phẩm chứa dầu dừa và vitamin E để giúp tái tạo và giữ ẩm da.
- Palmer’s Massage Cream for Stretch Marks: Kem chứa Collagen và Elastin, bơ ca cao, bơ hạt mỡ giúp giảm nguy cơ rạn da và tái tạo da.
Lưu ý rằng mỗi người có làn da khác nhau, nên việc chọn kem trị rạn da còn phụ thuộc vào đặc điểm riêng của làn da của bạn. Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, nên kiểm tra trên một phần nhỏ da để đảm bảo không gây kích ứng.
Các biện pháp phòng tránh rạn da?
Nếu không muốn bị ảnh hưởng bởi các vết rạn gây mất thẩm mỹ, gây tự ti trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể ghi nhớ những vấn đề dưới đây để phòng ngừa rạn da xuất hiện ở mức tối đa:
Uống nhiều nước và cấp ẩm đầy đủ cho da là một cách phòng tránh các vết rạn xuất hiện
- Tăng cân gây căng da là nguyên nhân chính dẫn đến rạn da. Bạn cần kiểm soát vấn đề cân nặng thật tốt, không để tăng quá nhanh hoặc giảm đột ngột.
- Uống thật nhiều nước. Việc bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể giúp da được cấp ẩm, tế bào da hoạt động linh hoạt hơn. Qua đó, củng cố độ đàn hồi cho da.
- Hạn chế sử dụng một số loại đồ uống chứa cafein, chứa cồn như rượu, bia, cà phê,... góp phần tác động gây ra hiện tượng rạn da.
- Không tự ý uống thuốc khi chưa được bác sĩ kê toa, đặc biệt là thuốc có chứa dẫn xuất corticoid
- Bổ sung collagen cho cơ thể bằng đường uống trực tiếp hoặc chế độ ăn các thực phẩm có chứa dinh dưỡng (tảo biển, thịt bò, lựu,...).
- Với bà bầu, việc kiểm soát cân nặng có thể khá khó khăn và nằm ngoài tầm kiểm soát. Trong quá trình mang thai, hãy cố gắng bổ sung thực phẩm tốt cho da (vitamin A, vitamin D, kẽm) và kết hợp dưỡng da bằng các sản phẩm phù hợp
- Những nguyên liệu dưỡng ẩm tự nhiên như dầu hạnh nhân, dầu ô liu, bơ cacao hay vitamin E không có tác dụng trong điều trị rạn da. Bạn chỉ có thể sử dụng để dưỡng cho da mềm mại hơn.
- Sản phẩm có chứa tinh chất rau má hay axit hyaluronic có thể phòng ngừa được tình trạng rạn da. Ví dụ như tinh dầu thảo dược rau má giúp sản sinh collagen và xây dựng mô da.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Việc này sẽ kích thích tuần hoàn máu đến các mô da, hạn chế những tổn thương ngoài da.
Rạn da chưa có bất kỳ phương pháp nào trị liệu khỏi dứt điểm. Các vết rạn có thể tồn tại trên cơ thể bạn lâu dài. Tuy nhiên, phương pháp trị liệu sẽ hỗ trợ tích cực trong việc làm mờ vết rạn. Những thông tin trên phần nào giúp bạn đọc hiểu thêm về rạn da. Hi vọng bạn đọc đang đau đầu đối mặt với tình trạng này có thể ra tìm cho mình giải pháp phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!