Rạn Da Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Phòng Tránh Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Tình trạng rạn da thường gặp nhất ở phụ nữ đang mang thai, giai đoạn trọng lượng cơ thể có nhiều biến động. Điều này khiến không ít người cảm thấy hoang mang bởi các vết rạn không chỉ tồn tại “xấu xí” trên cơ thể mà còn có khả năng trở nên nghiêm trọng hơn sau sinh. Vậy, rạn da khi mang thai có hết được không? Nếu xuất hiện thì cần xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết cho bạn đọc về hiện tượng này. 

Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào? Có hết không?

Khi mang thai, phụ nữ thường tăng cân khá nhanh để kịp thích ứng với sự phát triển của thai nhi, giãn nở tử cung và dưỡng chất nuôi cơ thể. Các vùng da chịu ảnh hưởng nặng nề nhất như bụng, đùi, hông bị căng giãn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới rạn da. 

Hệ quả của rạn da là do sự đứt gãy các mô thiếu liên kết dưới da là collagen và elastin, 2 yếu tố đóng vai trò quan trọng hỗ trợ làn da chắc khỏe. 

Theo thống kê, có khoảng 70-90% phụ nữ khi mang thai bị rạn da. Hiện tượng này hết sức bình thường và không gây đau đớn. Tuy nhiên, chị em sẽ mang tâm lý thiếu tự tin, không thoải mái bởi các vết tích để lại trên cơ thể mình.  

Hình ảnh rạn da khi mang thai 

Dưới đây là một số hình ảnh trực quan phụ nữ bị rạn da khi mang thai ở mức độ khác nhau:

Các vết rạn sờ vào thấy lõm, có phân chia ranh giới rõ ràng với các vùng da xung quanh
Các vết rạn sờ vào thấy lõm, có phân chia ranh giới rõ ràng với các vùng da xung quanh
Hình ảnh rạn da ở mông khi mang thai
Hình ảnh rạn da ở mông khi mang thai

Tại sao bị rạn da khi mang thai?

Phụ nữ đang mang thai có tỷ lệ rạn da cao nhất so với các nhóm đối tượng khác. Tình trạng này đôi khi không thể tránh khỏi do cơ địa mỗi người. Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến da bị rạn, chủ yếu là các yếu tố sau: 

  • Tăng cân mất kiểm soát: Phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi trong bụng, trọng lượng cơ thể sẽ có sự thay đổi nhất định. Theo đó, da ở các vùng bụng, hông đùi bị căng giãn và hình thành các vết rạn nứt. Nếu không thể kiểm soát cân nặng, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái từng bị rạn da thì nguy cơ bạn mắc phải trong quá trình mang thai là hoàn toàn có thể. 
  • Cơ địa: Trường hợp có làn da mỏng, yếu, độ đàn hồi kém, mật độ elastin và collagen thưa thớt sẽ dễ bị rạn da hơn so với những người da khoẻ, săn chắc.
  • Sự thay đổi hormone trong cơ thể: Nội tiết cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi rõ rệt từ tháng thứ 3 thai kỳ. Thai nhi trong bụng sẽ tiết ra lượng lớn progesterone và estrogen kích thích melamin làm tăng sắc tố da. Khi đó, mẹ bầu có thể bị rạn da ở mông và bụng, các vết rạn thường có màu sẫm.
  • Mang thai dưới 20 tuổi hoặc ngoài 30 tuổi: Phụ nữ mang thai ngoài độ tuổi tiêu chuẩn sẽ có nguy cơ bị rạn da cao. Trường hợp dưới 20 tuổi, da chưa hoàn thiện và không kịp thích ứng với sự căng giãn. Ngoài 30 tuổi, làn da có thể yếu và lão hoá, sự thiếu liên kết giữa các mô da sẽ dẫn đến rạn nứt. 
  • Thai nhi lớn: Kích thước thai nhi quá lớn sẽ khiến da bụng mẹ bị căng giãn và rạn nhanh hơn, các vết rạn cũng sẽ nghiêm trọng hơn. 
  • Từng có tiền sử rạn da trước đó: Trước khi mang thai bạn đã từng bị rạn da, dù là bất kỳ lý do gì thì hoàn toàn có khả năng tái phát tại thời điểm này. 
  • Lười tập luyện: Vấn đề tưởng chừng vô hại nên nhiều chị em chủ quan. Không tập thể dục, ít vận động sẽ khiến da dần mất tính đàn hồi và chảy xệ. Da sẽ yếu đi và nguy cơ da bị rạn sẽ cao hơn những người thường xuyên luyện tập ngay trước khi mang thai.

Dấu hiệu rạn da khi mang bầu 

Tùy thuộc vào cơ địa và mức độ mà biểu hiện của rạn da bụng khi mang thai của mỗi người sẽ khác nhau. Hiện tượng điển hình của tình trạng này với phụ nữ khi mang bầu có thể kể đến:

  • Các vết rạn nứt có màu nâu sẫm, đỏ hoặc hồng nhạt, có đường rãnh và song song nhau. Chúng thường bao quanh các khu vực như bụng, hông, mông, đùi…
  • Sau một thời gian, các vết rạn sẫm màu sẽ chuyển sang màu trắng bạc
  • Khi sờ vào các vết rạn có thể cảm thấy hơi lõm, có ranh giới so với vùng da xung quanh
  • Có thể cảm thấy ngứa ngáy ở các vết rạn mới hình thành
  • Bà bầu thường bắt đầu rạn da, tình trạng có thể xảy ra trên diện rộng vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Xem thêm: Danh Sách 11 Kem Trị Rạn Da Có Đánh Giá Cao Nhất 2024

Phương pháp chữa rạn da khi mang thai

Hiện nay có nhiều cách khác nhau khắc phục tình trạng rạn da cho chị em. Dưới đây là những phương pháp phổ biến thường được áp dụng nhất.

Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên tại nhà

Các nguyên liệu thiên nhiên dễ kiếm và không khó để thực hiện tại gia sẽ được các bà bầu ưu tiên hơn cả. Những mẹo trị rạn bụng khi mang thai có thể kể đến: 

  • Nha đam: Gọt vỏ một nhánh nha đam và lấy phần gel bên trong. Sau đó thái nhỏ và trộn thêm với khoảng 1-2 viên nang vitamin E. Lấy hỗn hợp đắp lên các khu vực rạn da, để khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch lại với nước. Làm đều đặn từ 2-3 lần mỗi tuần, kiên trì đến khi thấy được kết quả. Tinh chất trong nha đam giúp chữa lành các tổn thương trên da, làm mờ các vết rạn.
  • Bơ cacao: Lấy một lượng bơ cacao nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da bị rạn. Massage theo chiều từ trên xuống trong 10 phút. Thực hiện mỗi lần một ngày vào buổi tối. Loại thực phẩm này rất tốt cho phụ nữ mang thai. Nếu có thể sử dụng trước khi mang thai và từ tháng thứ 3 thai kỳ trở đi, bạn có thể phòng ngừa được các vết rạn da xuất hiện.
  • Dầu oliu: Lấy từ 2-3 thìa dầu oliu đun ấm lên. Sau đó để nguội và đổ ra bát. Lấy bông thấm vào dầu và thoa lên các vùng da rạn. Massage đều tay trong khoảng 5 phút cho tinh chất thấm vào da. Làm đều đặn một lần mỗi ngày, duy trì đến khi có kết quả. Các thành phần như chất béo, vitamin E có trong dầu oliu giúp phục hồi thương tổn trên da, làm mờ các vết rạn.
  • Dầu dừa: Thực hiện bằng cách lấy 2 thìa dầu dừa nguyên chất. Massage trực tiếp lên các vùng da rạn, để 5-10 phút rồi rửa sạch. Chú ý không bôi quá nhiều dầu dừa lên da, sẽ gây bết dính da hoặc quần áo. Dầu dừa nổi tiếng là thành phần giúp cấp ẩm và dưỡng da hiệu quả. Kiên trì chữa rạn da từ khi bắt đầu mang thai, mẹ bầu có thể ngăn ngừa được các vết rạn da xuất hiện diện rộng ở những tháng cuối thai kỳ.
  • Nghệ tươi: Nghệ không chỉ giúp kháng viêm, kháng khuẩn tốt mà còn có tác dụng trị sẹo, rạn, làm mờ vết thâm. Lấy 2 củ nghệ tươi, rửa sạch và giã nhuyễn. Sau đó có thể trộn thêm với sữa chua theo tỷ lệ 1:1. Sau đó Dùng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên các vùng rạn da bụng, đùi. Để khoảng 20 phút rồi sau đó rửa lại với nước. Duy trì sử dụng 2-3 lần mỗi tuần trong thời gian dài để mang lại hiệu quả.
  • Chanh: Lấy nước cốt chanh tươi thoa trực tiếp lên các vùng rạn da, tránh vết thương hở. Sau đó massage trong khoảng 3-5 phút, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước. Acid citric trong chanh có thể đẩy lùi các vết rạn da. Dùng chanh còn giúp chị em giảm mụn, trắng da. 
  • Mật ong: Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất rồi thoa trực tiếp lên vùng da rạn. Massage nhẹ nhàng theo vòng tròn hoặc theo chiều từ dưới lên trên. Để trong vòng 15 phút cho tinh chất thấm vào da và rửa sạch lại với nước. 
  • Khoai tây: Thực phẩm này có tác dụng làm trắng da, cải thiện sắc tố da không đều màu, dưỡng da mềm mịn. Dùng khoai tây tươi sau một thời gian sẽ thấy các vết rạn da mờ đi. Lấy 1 lát khoai tây tươi rồi chà lên vùng da rạn trong 2-3 phút. Để khoảng 20 phút cho các tinh chất trong khoai tây thấm vào da rồi lau hoặc rửa sạch. Muốn đẩy nhanh hiệu quả, bạn cần thực hiện với tần suất 2 lần mỗi ngày. 
  • Lòng trắng trứng gà: Thực hiện bằng cách tách lòng trắng từ một quả trứng gà, trộn với 1 thìa mật ong. Đắp hỗn hợp lên các vùng da cần điều trị, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước. Tần suất thực hiện khoảng 3 lần mỗi tuần. 
Dầu oliu là nguyên liệu thiên nhiên phổ biến trị rạn da
Dầu oliu là nguyên liệu thiên nhiên phổ biến trị rạn da

Sử dụng các loại kem trị rạn da khi mang thai 

Các loại kem bôi tại chỗ trị rạn da được xem là một giải pháp phù hợp cho phụ nữ mang thai bởi tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, các thành phần trong kem dưỡng chuyên biệt đều chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn cho mẹ và bé. Một số loại kem trị rạn da phổ biến thường được dùng gồm: 

  • Palmer’s: Thành phần chính gồm bơ cacao, vitamin E có lợi cho phụ nữ mang thai. Palmer’s được sử dụng cho các trường hợp rạn da trong thai kỳ, tăng cân mất kiểm soát và rạn da sau sinh. Tác dụng kép vừa trị rạn vừa chống hình thành các vết rạn mới. Làn da sẽ được củng cố độ đàn hồi và được cấp ẩm đầy đủ. 
  • Pigeon: Sản phẩm từ Nhật Bản được kiểm nghiệm tính an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú. Pigeon có thể dùng được cho cả trong thai kỳ và sau sinh. Tác dụng chính là phục hồi thương tổn trên da, liên kết các mô da đứt gãy, làm mờ các vết rạn tại vùng bụng, đùi, hông.
  • Trilastin SR: Thuộc dòng kem Trilastin chuyên trị rạn da, sản phẩm này chứa các thành phần thiên nhiên nổi bật như dầu hạt mỡ, dầu oliu, dầu hoa cúc la mã giúp cấp ẩm, cân bằng độ pH cho da tốt. Trilastin SR còn giúp ngăn ngừa các vết rạn da mới trong thai kỳ, nếu bạn chịu khó sử dụng từ giai đoạn đầu mang thai.  
  • Alphastria: Loại kem này chứa thành phần chính gồm acid hyaluronic giúp cấp ẩm cho làn da khô, thiếu nước, kích thích sản sinh collagen. Tình trạng rạn nứt sẽ được cải thiện tích cực nếu kiên trì sử dụng trong thời gian dài. 
  • Trofolastin: Chứa thành phần tự nhiên Centella asiatica, dầu mầm lúa mì,…phù hợp với phụ nữ mang thai. Tác dụng có thể nhận thấy sau một thời gian ngắn sử dụng. Trofolastin giúp cải thiện tính đàn hồi trên da, liên kết mô da bị gãy, dưỡng da mềm mại, làm mờ các vết sẹo do mụn, rạn.

Bên cạnh các loại kem chúng tôi vừa kể trên, còn nhiều loại kem trị rạn khác được quảng cáo trên thị trường. Tuy nhiên, thời điểm mang thai khá nhạy cảm, mọi tác động đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào, bà bầu cũng nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ để an tâm khi sử dụng.

Sử dụng các loại kem dưỡng từ đầu thai kỳ sẽ hạn chế nguy cơ hình thành vết rạn mới
Sử dụng các loại kem dưỡng từ đầu thai kỳ sẽ hạn chế nguy cơ hình thành vết rạn mới

Xem thêm: Kem trị rạn da Smooth Perfecting có tốt không? Giá bao nhiêu?

Cách phòng chống rạn da khi mang thai?

Rạn da khi bầu khó tránh khỏi, nhưng nếu nhận biết sớm và có biện pháp kịp thời, chị em có thể hạn chế tối đa việc “ghé thăm” của các vết rạn nứt trong thai kỳ. 

Nếu còn chưa biết phải bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo những lưu ý dưới đây: 

  • Duy trì độ ẩm cho da: Duy trì bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày rất cần thiết, bạn có thể xây dựng thói quen ngay từ đầu thai kỳ, đặc biệt chú trọng vùng da dễ bị rạn như bụng, đùi. Kem dưỡng ẩm giúp da luôn mềm mại, giảm mức độ căng, khô da. 
  • Kiểm soát tốt cân nặng khi mang thai: Cân nặng tăng nhiều sẽ có nguy cơ bị rạn da nặng hơn. Nếu bạn có thể theo dõi sát sao trọng lượng cơ thể bằng cách cân đối bữa ăn và lượng thức ăn trong ngày sẽ tốt hơn.
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể: Các loại vitamin và khoáng chất sẽ giúp bạn sở hữu làn da săn chắc, khoẻ mạnh, phục hồi các tổn thương do rạn nứt gây ra. Cụ thể là các thực phẩm chứa vitamin A, kẽm, vitamin D…
  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày nên uống 2-3 lít nước để da luôn ngậm đủ nước, giảm thấp áp lực trước sự căng giãn da. 
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện thường xuyên giúp máu lưu thông, tuần hoàn tốt, qua đó da sẽ săn chắc và tránh khỏi việc lão hoá nhanh, chảy xệ.
  • Bảo vệ da cẩn thận khi đi ra ngoài nắng: Ra ngoài trời chị em cần bôi kem chống nắng và bảo hộ đầy đủ. Tác động của ánh nắng trực tiếp lên da sẽ dễ khiến da bị lão hoá, nguy cơ bị rạn da cao hơn. 
  • Tẩy tế bào chết thường xuyên: Có thể duy trì 2 lần tẩy tế bào chết mỗi tuần sẽ giúp loại bỏ da chết, hình thành các tế bào da mới, giúp phòng ngừa rạn da hiệu quả hơn.

Rạn da khi mang thai xảy ra với hầu hết phụ nữ. Để hạn chế tối đa sự xuất hiện gây mất thẩm mỹ của các vết rạn trên cơ thể, chị em cần thực hiện chăm sóc da và phòng chống rạn ngay từ trước thai kỳ. Hy vọng bài viết cung cấp đủ thông tin hữu ích cho bạn đọc quan tâm đến hiện tượng này.

Tham khảo:

Cập nhật lúc 17:06 - 02/10/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo