Da Mặt Bị Ngứa

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Da mặt bị ngứa do nhiều nguyên nhân, có thể do dị ứng mỹ phẩm, dị ứng thức ăn, thậm chí đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý bên trong cơ thể đang khởi phát. Da mặt hay bị ngứa thường không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng tình trạng này lại gây khó chịu và nhiều phiền toái cho người bệnh. Hãy theo dõi bài viết này để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây, đồng thời biết được đâu là cách điều trị hiệu quả và an toàn cho làn da.

Định nghĩa bệnh ngứa da

Ngứa da mặt là một tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, thường hiện diện dưới dạng các nốt mẩn đỏ nhỏ trên bề mặt da.Tùy theo mức độ kích ứng khác nhau có thể tạo ra các hạt mụn nước xen kẽ. Đồng thời, cảm giác ngứa rát có thể xuất hiện khi cử động cơ mặt. Tình trạng ngứa da mặt không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ra khó chịu trong hoạt động hàng ngày.

Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa

Ngứa mặt, ngứa da mặt không phải là hiện tượng hiếm gặp, bởi hầu hết ai cũng đã từng 1-2 lần mắc phải, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Da mặt là nơi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với môi trường, không khí. Hơn nữa, da mặt so với khác vùng da khác trên cơ thể khá mỏng nên nhạy cảm hơn. Chính những yếu tố này khiến cho tình trạng ngứa da mặt trở nên phổ biến.

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, da mặt ngứa có thể do nhiều yếu tố khác nhau như dị ứng với mỹ phẩm, thức ăn, hoặc là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về da hoặc gan, thận. Cụ thể:

Da mặt mẩn ngứa do dị ứng thời tiết

Thời điểm giao mùa khiến thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại có thể khiến cho da mặt bị dị ứng. Nguyên nhân là do nhiệt độ thay đổi quá nhanh làm cho cơ thể của chúng ta không kịp thích nghi. Đặc biệt những người có làn da khô khi gặp thời tiết lạnh rất dễ bị ửng đỏ, bong tróc, đau rát hoặc có thể bị ngứa mặt nổi mụn vô cùng khó chịu.

Da mặt bị ngứa da dị ứng thời tiết
Da mặt bị nổi mẩn ngứa do dị ứng thời tiết

Da mặt bị ngứa đỏ do dị ứng mỹ phẩm

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa da, trong đó có da mặt là dị ứng mỹ phẩm. Lúc này da mặt của bạn bị mẫn cảm với một số thành phần trong mỹ phẩm, không phù hợp với loại da khiến da bị kích ứng và gây ngứa.

Ngoài ra, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng làm cho da mặt bị ngứa và nổi sần, mẩn đỏ.

Da mặt mẩn ngứa do dị ứng thực phẩm

Một số người có cơ địa dễ bị dị ứng với những thức ăn lạ như hải sản, đậu nành, trứng, sữa... Nếu chẳng may ăn phải cơ thể sẽ có biểu hiện như chóng mặt, ngứa da mặt, hoặc nổi mề đay ở cổ, ngực, bụng... Thậm chí có thể gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.

Ngứa da mặt do mắc bệnh nội tạng trong cơ thể

Theo các bác sĩ chuyên khoa, các bệnh lý về nội tạng bên trong cơ thể cũng là một tác nhân khiến da mặt bị ngứa ngáy. Cụ thể:

  • Suy thận: Những trường hợp mắc suy thận thường có những biểu hiện ngứa ngáy, nổi mẩn ở trên da mặt và các bộ phận khác trên cơ thể. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày hè với tiết trời oi bức.
  • Bệnh về gan: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây tình trạng ngứa da, trong đó có ngứa da mặt. Khi mắc các bệnh về gan, quá trình thải độc tại đây sẽ bị ảnh hưởng, độc tố không được đào thải ra bên ngoài thay vào đó tích tụ ở bên trong cơ thể, điều này gây nóng trong, sinh mụn nhọt và ngứa da mặt.

Thậm chí, có một trường hợp mắc bệnh liên quan đến gan xuất hiện tình trạng ngứa da không nổi mẩn nhưng lại cảm thấy khó thở, mắt vàng nhạt, mất nước. Đây là dấu hiệu nghiêm trọng về sức khỏe và bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt.

Suy thận có thể khiến toàn thân ngứa ngáy, kể cả da mặt
Suy thận có thể khiến toàn thân ngứa ngáy, kể cả da mặt

Ngoài ra, da mặt ngứa sần sùi còn có thể do mắc phải các bệnh lý khác như bệnh cường tuyến giáp, tiểu đường, thiếu máu...

Bị ngứa ở mặt do mắc bệnh ngoài da

Các bệnh về da phổ biến như viêm da dị ứng, mề đay, vảy nến, nấm da... thường gây ra triệu chứng ngáy cho người bệnh, chủ yếu là ngứa vùng da mặt, mức độ có thể dữ dội hoặc không tùy vào cơ địa của mỗi người.

Những nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân này, tình trạng ngứa da mặt có thể khởi phát do một số yếu tố sau:

  • Da mặt bị nổi mụn trứng cá, ở những vị trí bị nổi mụn có thể phát sinh một số vi khuẩn, bít tắc lỗ chân lông, tích tụ mồ hôi, điều này gây ra hiện tượng da mặt ngứa râm ran, âm ỉ.
  • Ngứa mặt khi mang thai, đây là hiện tượng hiếm gặp. Nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể của người phụ nữ.
  • Da mặt ngứa còn có thể do sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài.
  • Tẩy trang không đúng cách, lúc này các hạt mỹ phẩm li ti sẽ đọng lại ở lỗ chân lông khiến da mặt ngứa kéo dài, khó chịu.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Do da mặt là vùng da nhạy cảm nên bạn cần lưu ý để sớm phát hiện bất thường. Và nếu có những dấu hiệu dưới đây thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra:

  • Da mặt bị ngứa và kéo dài trong vài tuần không khỏi.
  • Sau khi áp dụng một số biện pháp chăm sóc da nhưng không đỡ.
  • Da mặt xuất hiện triệu chứng ngứa nghiêm trọng.
  • Ngứa không chỉ xuất hiện trên mặt mà còn vị trí khác như cổ, ngực...
  • Ngoài ngứa còn kèm theo triệu chứng sụt cân, mệt mỏi…
  • Ở vị trí ngứa còn xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng hoặc sẹo…

Nếu tình trạng ngứa da mặt khéo dài thì bạn nên đi thăm khám Nếu tình trạng ngứa da mặt khéo dài thì bạn nên đi thăm khám

Da mặt bị ngứa phải làm sao? Hướng dẫn các cách điều trị ngứa da mặt

Có nhiều cách điều trị ngứa da mặt tại nhà sử dụng các thành phần tự nhiên. Dưới đây là một số phương pháp và mẹo hữu ích:

  • Sử Dụng Nha Đam: Lấy gel từ lá nha đam và thoa lên vùng da mặt bị ngứa. Để gel khô tự nhiên và rửa sạch bằng nước ấm.
  • Baking Soda: Trộn baking soda với nước để tạo thành pasta, áp dụng lên vùng da mặt bị ngứa, massage nhẹ và rửa sạch.
  • Bột Yến Mạch: Trộn bột yến mạch với nước để tạo thành hỗn hợp, thoa lên da mặt, để khoảng 15-20 phút, sau đó rửa sạch.
  • Lòng Trắng Trứng Gà: Sư dụng lòng trắng trứng và áp dụng lên vùng da mặt ngứa. Để khô và rửa sạch.
  • Khổ Qua: Lấy nước từ quả khổ qua và thoa lên vùng da mặt bị ngứa. Để khô tự nhiên và rửa sạch.
  • Sữa Chua: Dùng sữa chua tươi không đường bôi lên vùng da mặt ngứa, để trong khoảng 15-20 phút, sau đó rửa sạch.
  • Dầu Dừa: Áp dụng dầu dừa tinh khiết lên da mặt và nhẹ nhàng mátxa. Để dầu thấm vào da và không cần rửa sạch.
  • Xông Hơi Với Lá Bạc Hà: Cho lá bạc hà vào nước nóng, hít thở hơi nước hương bạc hà.
  • Dùng Nước Muối Pha Loãng: Pha loãng muối trong nước ấm, dùng bông tẩy trang thấm nước muối và nhẹ nhàng lau lên vùng da mặt bị ngứa.
  • Dầu Dừa và Bột Trà Xanh: Trộn dầu dừa với bột trà xanh để tạo thành hỗn hợp, áp dụng lên da mặt, massage nhẹ và rửa sạch.

Nếu tình trạng ngứa da mặt kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên thăm bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị chính xác.

Lời khuyên của chuyên gia khi bị ngứa da mặt

Khi da mặt bị ngứa nếu không có cách chăm sóc da và chế độ sinh hoạt phù hợp sẽ khiến cho tình trạng của bạn trở nên khó chịu, thậm chí là khiến diện tích ngứa lan rộng hơn. Dưới đây là những lời khuyên mà các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bạn nên lưu ý khi bị ngứa da mặt:

  • Khi da ngứa là da đang rất nhạy cảm nên bạn tuyệt đối không rửa mặt, không tắm hoặc vệ sinh da bằng nước nóng, chỉ nên vệ sinh bằng nước ấm. Vì nước nóng có thể khiến cho da của bạn mất độ ẩm, gây khô và tình trạng ngứa sẽ kéo dài và dai dẳng hơn.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, phấn trang điểm, kem trị mụn, kem chống nắng...
  • Uống đủ nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng da khô do thiếu nước.
  • Khi ngứa nếu không muốn diện tích ngứa lan rộng thì bạn tuyệt đối không được gãi. Nếu có móng tay dài hãy cắt ngắn để hạn chế việc viêm nhiễm hoặc sưng đỏ do gãi ngứa.
  • Nếu ngứa da mặt kèm theo tình trạng ngứa lưng, cổ, ngực.. bạn nên mặt quần áo rộng rãi, thoáng mát, không mặc quần áo chật vì sẽ khiến triệu chứng khó chịu hơn. Tốt nhất hãy mặc quần áo làm bằng chất liệu cotton có tính thấm hút tốt.
  • Nếu bị ngứa da mặt do dị ứng hãy tránh xa những thực phẩm có thể gây dị ứng cho bạn như hải sản, trứng, đậu phộng, sữa, các loại thịt…
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm được bác sĩ chỉ định để giữ ẩm cho da, tránh tình trạng khô. Nếu để da khô sẽ làm tăng nguy cơ đợt bùng phát ngứa da mặt tiếp theo.
  • Sử dụng các loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da, tránh những sản phẩm có tính tẩy cao vì dễ gây tình trạng kích ứng da.
  • Khi sử dụng hết liệu trình thuốc dù triệu chứng có hoặc không thuyên giảm bạn đều cần phải đến cơ sở y tế để được kiểm tra

Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được những nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa. Đồng thời chúng tôi cũng gửi đến bạn đọc cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này khởi phát. Da mặt vốn nhạy cảm, mỏng manh nên bạn hãy chú ý và quan tâm để có một làn da đẹp và "sạch" bệnh nhé! Chúc bạn sức khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo