Da Nổi Mụn Nước Đỏ Không Ngứa: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả
Da nổi mụn nước đỏ không ngứa là bệnh gì?
Mụn nước đỏ ngứa da là một loại bệnh ngoài da có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Vị trí nổi mụn nước đỏ thường là ở tay và chân, tuy nhiên có trường hợp mụn nổi đầy người và đặc biệt là không gây ngứa.
Mụn nước đỏ có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Đây là những cấu trúc nổi gồ trên da, có chứa chất lỏng (màu trong, trắng, vàng) và có thể lẫn máu. Thông thường, mụn nước đỏ sẽ có kích thước khoảng 5-10mm. Nếu kích thước lớn hơn, người ta thường gọi là “mụn rộp” và những mụn nước đỏ có đường kính trên 50mm được gọi là “bóng nước”.
Đọc thêm thông tin: Nổi Mụn Nước Không Ngứa Là Gì? Thông tin chi tiết
Nguyên nhân da nổi mụn nước đỏ không ngứa
Mụn nước đỏ không ngứa xuất hiện ban đầu như những nốt lấm tấm nằm ở lớp biểu bì dưới da. Sau vài ngày, với lượng chất lỏng được giữ lại, những nốt mụn sẽ lớn dần và chuyển sang màu đỏ, có mủ. Tình trạng da nổi mụn nước đỏ không gây ngứa tại nhiều bộ phận trên cơ thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau như:
Viêm da tiếp xúc
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có tiền sử viêm da tiếp xúc sẽ có khả năng mắc bệnh nhiều hơn những người khác. Những tác nhân gây dị ứng có thể là các loại hóa chất như: Thuốc trừ sâu, thuốc kích thích; một số loại cây như: Cây sồi độc, cây thường xuân độc, cây sơn độc.
Nhiễm virus Herpes simplex
Nhiễm virus Herpes simplex sẽ có triệu chứng xuất hiện các mụn nước xung quanh miệng và bộ phận sinh dục. Những vết mụn nước này thường sưng đỏ, không ngứa nhưng rất đau khi chạm vào. Trong trường hợp mụn tiến triển phồng rộp, vỡ ra có thể gây bội nhiễm vi trùng rất nguy hiểm. Nếu xuất hiện mụn nước đỏ không ngứa do virus Herpes simplex, người bệnh thường có các triệu chứng đi kèm như: Sưng nổi hạch, sốt, đau nhức cơ.
Xem thêm thông tin: Hướng dẫn 5 cách chữa mụn nước ở tay hiệu quả
Bệnh chàm dị ứng
Nổi mụn nước trên da không ngứa là một trong những giai đoạn phát triển của bệnh chàm. Thông thường, khi bị chàm, sau khi nổi mẩn đỏ da sẽ xuất hiện các nốt mụn nước đỏ và không gây ngứa.
Thuỷ đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra, dân gian thường gọi là “trái rạ”. Khi bị thủy đậu, ban đầu cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng của sốt siêu vi như: Đau đầu, chán ăn, sốt, viêm họng, mệt mỏi. Sau đó, trên da bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nước rải khắp cơ thể. Các nốt mụn nước to dần, nhiều trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn và trở thành mụn mủ. Bệnh thường gặp ở người lớn và có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, vì là bệnh truyền nhiễm nên người bị thủy đậu cần được cách ly cộng đồng.
Zona thần kinh
Zona thần kinh hay còn gọi là giời leo là một trong những nguyên nhân làm cho da nổi mụn nước không ngứa. Biểu hiện của bệnh zona thường là tình trạng phát ban và nổi mụn nước đỏ theo từng dải. Các triệu chứng đi kèm của zona thần kinh là đau, nóng rát ở vùng nổi mụn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị sốt, ớn lạnh, đau nhức khắp cơ thể.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân gây ra tình trạng da nổi mụn nước đỏ không bị ngứa như trên, còn một số nguyên nhân hiếm gặp hơn bao gồm:
- Bỏng da do cháy nắng, nhiệt độ, hóa chất
- Bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyrin
- Bệnh bọng nước tự miễn Pemphigus
- Bệnh viêm da herpetiformis
Có cần đi khám bác sĩ khi da bị nổi mụn nước đỏ không ngứa?
Một số trường hợp chân, tay bị nổi mụn nước không ngứa có thể điều trị và khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trường hợp nào cần khám bác sĩc
Một số trường hợp sau, người bị mụn nước đỏ không đau cần thăm khám bác sĩ chuyên môn, cụ thể:
- Khi có dấu hiệu nhiễm trùng: Nếu mụn nước bị vỡ, dịch lây sang các vùng khác gây nhiễm khuẩn thì cần được thăm khám y tế. Bạn có thể nhận ra tình trạng nhiễm trùng khi thấy các vết mụn sưng to hơn, da đỏ hơn.
- Tình trạng mụn nước không đau lặp lại nhiều lần: Nhiều bệnh nhân bị mụn nước không đau lặp đi lặp lại nhiều lần mà không rõ lý do. Lúc này, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
- Mụn nước xuất hiện ở những khu vực nguy hiểm: Nếu mụn nước xuất hiện tại những khu vực nguy hiểm, nhạy cảm như: Mắt, miệng, bên trong tai… bạn cần đi gặp bác sĩ. Lúc này, dù không đau nhưng mụn nước đỏ có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nghiêm trọng hơn.
- Mụn nước gây đau nhức, khó thở: Một số bệnh nhân bị mụn nước đỏ có tình trạng đau nhức cơ, chóng mặt, khó thở. Nếu bạn nhận thấy các vết mụn nước đỏ lây lan quá nhanh, kèm theo các hiện tượng trên thì nên tìm kiếm những biện pháp chăm sóc y tế phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Da bị nổi mụn nước và ngứa: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Chẩn đoán da nổi mụn nước đỏ không ngứa như thế nào?
Khi bị mụn nước không ngứa nằm ở những trường hợp trên, cách tốt nhất là bệnh nhân nên nhờ sự trợ giúp của bác sĩ. Dựa trên những thông tin được cung cấp, bác sĩ da liễu sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây ra mụn nước đỏ không ngứa và đưa ra hướng điều trị.
Trong trường hợp các triệu chứng không rõ rệt, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm dựa trên mẫu dịch lấy từ mụn nước đỏ. Sau khi phân tích mẫu mô, phác đồ điều trị và các loại thuốc thích hợp sẽ được sử dụng để điều trị bệnh. Để bác sĩ chẩn đoán được chính xác nhất, bạn cần liệt kê tất cả những triệu chứng gặp phải một cách chính xác nhất.
Điều trị da nổi mụn nước đỏ không ngứa như thế nào?
Việc điều trị nổi mụn nước không ngứa sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể, các chỉ định thuốc thường được bác sĩ sử dụng với từng nguyên nhân gây bệnh như sau:
- Mụn nước đỏ không ngứa do viêm da tiếp xúc: Nếu mụn nước đỏ không ngứa gây ra do viêm da tiếp xúc hoặc các loại dị ứng khác, có thể sử dụng thuốc mỡ hoặc thuốc kháng histamin để điều trị. Trong trường hợp này, thông thường bệnh nhân sẽ khỏi hoàn toàn sau khi điều trị.
- Mụn nước đỏ không ngứa do bệnh chàm: Nếu nguyên nhân là do bệnh chàm, bác sĩ thường sử dụng các thuốc như thuốc bôi (retinoids và glucocorticoids) để điều trị bệnh. Bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể tùy từng loại thể chàm mà bệnh nhân mắc phải.
- Mụn nước đỏ không ngứa do bỏng: Nếu mụn nước đỏ bị gây ra do bỏng nhiệt, bỏng hóa chất thường sẽ được điều trị bằng kem trị bỏng. Tuy nhiên, một số trường hợp bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh đường uống để tránh bị nhiễm trùng.
- Mụn nước đỏ không ngứa do vi khuẩn: Nếu nguyên nhân mụn nước đỏ không ngứa là do vi khuẩn, bác sĩ thường kê kháng sinh đường uống để ngăn bệnh không nặng hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp mụn nước đỏ do virus thường khó điều trị dứt điểm và có nguy cơ tái phát cao.
- Đọc thêm thông tin: Top 10+ thuốc chữa mụn nước ở tay hiệu quả
Cách phòng ngừa tình trạng da nổi mụn nước đỏ không ngứa
Để phòng ngừa tình trạng da nổi mụn nước đỏ, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất, chất tẩy rửa… Rửa sạch tay, chân và các vùng da khác sau khi tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng.
- Luôn vệ sinh da sạch sẽ, đảm bảo da luôn khô ráo, thoáng mát
- Lựa chọn quần áo có vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi, đặc biệt khi tham gia các hoạt động thể chất
Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng da nổi mụn nước đỏ không ngứa. Trong trường hợp phát hiện có mụn nước đỏ không ngứa trên da mà không rõ nguyên nhân, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị tốt nhất. Đừng nên coi thường triệu chứng bệnh để bệnh tiến triển nặng hơn bạn nhé!
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!