Mụn Trứng Cá Ở Cằm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả Cao

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn trứng cá ở cằm không chỉ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà nó còn khiến người bệnh đau đớn. Loại mụn này thường liên quan đến sự thay đổi Hormone trong cơ thể. Dưới đây là những nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này hiệu quả.

Mụn trứng cá dưới cằm là như thế nào?

Mụn xảy ra khi lỗ chân lông của bạn bị tắc nghẽn bởi dầu thừa và tế bào da chết. Khi da tiết quá nhiều dầu, các tế bào da chết có thể bị dính vào nhau và tạo thành một nút bịt kín lỗ chân lông.

Trong một số trường hợp, vi khuẩn sống tự nhiên trên da có thể bị mắc kẹt trong lỗ chân lông, chúng có thể khiến da mẩn đỏ và viêm nhiễm. Tùy thuộc vào tình trạng viêm và số lượng vi khuẩn, mụn có thể phát triển thành mụn đầu trắng hoặc mụn nang.

Không giống như mụn trứng cá ở các khu vực khác, mụn trứng cá ở cằm thường là mụn nang hoặc mụn sần. Hai loại mụn này có thể gây đau đớn và dẫn đến thâm sẹo nếu điều trị sai cách.

Nổi mụn ở khuôn mặt là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Vị trí xuất hiện mụn ở từng vùng da trên khuôn mặt có thể do các nguyên nhân khác nhau. Theo các nhà khoa học, mụn trứng cá ở cằm thường liên quan đến sự thay đổi Hormone trong cơ thể. Ngoài xuất hiện ở độ tuổi dậy thì và phụ nữ, mụn ở cằm cũng có thể xuất hiện ở nam giới do tình trạng lông mọc ngược ở cằm.

Mụn trứng cá ở cằm thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi dậy thì
Mụn trứng cá ở cằm thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi dậy thì

Nguyên nhân bị mụn trứng cá dưới cằm

Nguyên nhân thường gặp nhất gây mụn trứng cá ở cằm là sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mụn ở cằm có thể xảy ra do một số bệnh lý.

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây mụn trứng cá dưới cằm:

Thay đổi nồng độ Hormone

Hormone Androgen có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động và gây tắc lỗ chân lông. Do vậy, mụn trứng cá ở cằm thường xảy ra phổ biến ở thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy vì đây là thời điểm Androgen tăng lên nhanh chóng.

Mức độ của Hormone Androgen trong cơ thể cũng có thể tiếp tục dao động sau độ tuổi dậy thì. Nó có thể thay đổi theo kỳ kinh hàng tháng của phụ nữ. Đây là lý do nhiều phụ nữ bị mọc mụn ở cằm trước kỳ kinh nguyệt.

Mụn trứng cá ở cằm thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Vì có nhiều thời điểm trong cuộc đời họ nồng độ Hormone bị thay đổi. Ngoài dậy thì và chu kỳ kinh nguyệt, Hormone Androgen cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh: Ở những giai đoạn này, Hormone Androgen có thể thay đổi đột ngột và khiến bạn bị mụn.
  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng có thể làm mất cân bằng nhiều loại Hormone trong cơ thể, trong đó có androgen
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Sử dụng các loại thuốc tránh thai có thể làm giảm nồng độ Hormone Androgen, do đó làm giảm sản xuất bã nhờn và giảm mụn. Tuy nhiên, khi bạn ngừng dùng thuốc, các Hormone sẽ hoạt động trở lại, thậm chí được tiết ra nhiều hơn so với trước.
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, vitamin B và Corticoid.
  • Do bệnh lý: Các căn bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng… làm tăng quá trình sản xuất Hormone Androgen trong cơ thể. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ mọc mụn trứng cá ở cằm.

Do cạo râu

Ở nam giới, cạo râu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây mụn. Thêm vào đó, cạo râu có thể khiến lông mọc ngược và khiến vùng da xung quanh đó bị viêm nhiễm, mọc mụn.

Cạo râu có thể gây viêm chân lông và làm tăng nguy cơ mụn trứng cá ở cằm
Cạo râu có thể gây viêm chân lông và làm tăng nguy cơ mụn trứng cá ở cằm

Chế độ sinh hoạt không hợp lý

Chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý như thường xuyên ăn đồ chiên rán, sờ tay lên cằm, lạm dụng mỹ phẩm, không rửa mặt… cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị mụn trứng cá dưới cằm.

Thiếu ngủ

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nguy cơ bị căng thẳng tâm lý có thể tăng lên 14% nếu bạn mất ngủ mỗi đêm. Điều này có thể dẫn đến những bất thường trong cấu trúc và chức năng của da. Ngoài ra, mất ngủ còn làm tăng đề kháng Insulin, khiến người bệnh dễ bị mụn trứng cá hơn người bình thường.

Cách điều trị mụn trứng cá ở cằm hiệu quả

Có rất nhiều cách trị mụn trứng cá nói chung và mụn trứng cá ở cằm nói riêng mà bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên, không phải tất cả các phương pháp đều hiệu quả với mọi người. Để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình, bạn cần hiểu rõ về các biện pháp điều trị mụn .

Dưới đây là 3 phương pháp điều trị mụn trứng cá ở cằm bạn có thể tham khảo:

Tây Y chữa mụn trứng cá

Khi bị mụn trứng cá dưới cằm nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại kem trị mụn không cần kê đơn như các sản phẩm có chứa Benzoyl Peroxide hoặc Axit Salicylic. Những loại thuốc này thường giúp làm khô mụn trong vài ngày hoặc vài tuần.

Với những trường hợp mụn trứng cá ở cằm cứng đầu, không đáp ứng điều trị với các loại thuốc trên, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá mà bác sĩ có thể đưa ra những biện pháp điều trị dưới đây:

  • Điều trị tại chỗ: Gel, kem và thuốc mỡ bôi ngoài da chứa Retinoid, Benzoyl Peroxide hoặc kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da, giảm dầu thừa và làm thông thoáng lỗ chân lông.
  • Thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp, bác sĩ da liễu có thể kê một đợt thuốc kháng sinh đường uống để giúp giảm vi khuẩn trên da của bạn.
  • Dùng thuốc tránh thai: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc tránh thai để giúp điều chỉnh Hormone Androgen gây mụn.
  • Isotretinoin (Accutane): Thuốc này được sử dụng để điều trị mụn trứng cá ở cằm nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều khác. Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô da, đau khớp, sưng mí mắt… do vậy bạn không được tự ý dùng thuốc.
  • Liệu pháp laser: Liệu pháp này có thể giúp giảm số lượng vi khuẩn gây mụn trên da.

Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc bôi và thuốc uống điều trị mụn trứng cá, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra các rủi ro và tác dụng không mong muốn.

Nếu chỉ bị mụn ở cằm nhẹ bạn có thể sử dụng các loại kem bôi không kê đơn
Nếu chỉ bị mụn ở cằm nhẹ bạn có thể sử dụng các loại kem bôi không kê đơn

Đông Y trị mụn trứng cá ở cằm

Theo Đông y, nguyên nhân gây mụn trên da nói riêng và mụn ở cằm nói chung thường do phong nhiệt tích tụ hoặc do huyết nhiệt, do ăn nhiều thức ăn cay nóng hoặc do tùy chuyển hóa kém khiến độc tố trong cơ thể bị tích tụ, lâu ngày có thể gây ra mụn trứng cá.

Khi điều trị mụn trứng cá, các thầy thuốc Đông y thường sử dụng các loại thảo dược để loại bỏ căn nguyên gây mụn bằng cách cải thiện chức năng phủ tạng trong cơ thể. Các thầy thuốc thường kết hợp phương pháp trong uống ngoài bôi để điều trị mụn toàn diện, cả trong lẫn ngoài.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y giúp trị mụn trứng cá ở cằm:

  • Bài 1: Chuẩn bị hoàng bá, cam thảo, thượng thảo mỗi loại 6g, bạch bì, đảng sâm, nhót tây mỗi loại 12gr. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc cùng 500ml, khi nước cạn còn 300ml thì tắt bếp. Chia đều thuốc thành 3 lần và uống trong ngày.
  • Bài 2: Chuẩn bị bạch truật, khoai mài, phục sinh, đảng sâm, ý dĩ mỗi loại 12g, cam thảo 4g, liên nhục 10g, bạch biển đậu, cát cánh, sa nhân mỗi loại 8g. Cho các nguyên liệu trên vào ấm và sắc kỹ lấy nước. Nước thuốc thu được bạn chia đều thành 2 – 3 phần để uống cả ngày. Nên uống trong 7 ngày liên tục sau đó khám lại. Các thầy thuốc sẽ dựa vào tình trạng của bạn để gia giảm liều dùng cho phù hợp.
  • Bài 3: Hoàng lương, không trường, hoàng bá… mỗi loại 50g, lưu huỳnh 15g, cồn 75 độ và 500ml nước sôi. Pha cồn với lưu huỳnh sau đó tán hoàng lương, không trường, hoàng bá thành bột mịn. Trộn đều hỗn hợp trên với cồn, lưu huỳnh và nước sôi. Dùng thuốc trên thoa lên vùng da bị mụn 3 – 4 lần mỗi ngày.

Khi điều trị mụn ở cằm bằng Đông y bạn cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài vì các bài thuốc Đông y thường phát huy hiệu quả chậm. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc, người bệnh cũng cần phải kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để tăng hiệu quả điều trị.

Trị mụn trứng cá bằng mẹo dân gian

Điều trị mụn trứng cá mọc ở cằm bằng phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn vì nó đơn giản, an toàn và dễ thực hiện. Dưới đây là những mẹo trị mụn đơn giản bạn có thể áp dụng tại nhà.

Dùng nha đam

Nha đam (lô hội) có tính kháng khuẩn, kháng viêm nên nó thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Nha đam còn có thể cấp ẩm cho da, hỗ trợ và làm dịu vùng da bị mụn.

Cách dùng nha đam để điều trị mụn như sau:

  • Chọn 3 – 4 lá nha đam sau đó rửa sạch
  • Lấy gel nha đam nguyên chất và thoa lên vùng da cằm bị mụn
  • Để nha đam trên da trong 5 – 10 phút và rửa lại bằng nước ấm
  • Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả trị mụn, bạn có thể kết hợp nha đam với mật ong và bột quế hoặc nha đam với nước cốt chanh để thoa lên da.
Nha đam có chứa nhiều chất kháng khuẩn kháng viêm tốt cho người bị mụn
Nha đam có chứa nhiều chất kháng khuẩn kháng viêm tốt cho người bị mụn

Dùng vỏ chuối

Vỏ chuối có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B12, B6, Magie, Kali… Những dưỡng chất này giúp làm dịu làn da bị viêm, hạn chế sự bùng phát của mụn mủ, mụn bọc, mụn trứng cá viêm ở cằm. Lutein và Carotenoids trong vỏ chuối còn có tác dụng kháng viêm hiệu quả.

Cách điều trị mụn ở cằm bằng vỏ chuối:

  • Chọn một quả chuối chín vừa chín tới có vỏ màu vàng, tránh chọn chuối còn xanh hoặc quá chín.
  • Rửa mặt sạch sẽ sau đó dùng vỏ chuối chà nhẹ lên da và để trong 5 – 10 phút và rửa sạch với nước. Lưu ý chỉ dùng phần trắng bên trong vỏ chuối.
  • Nên thực hiện hai lần mỗi ngày để tăng hiệu quả.

Trị mụn trứng cá ở cằm bằng mật ong

Trong mật ong có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, do vậy đây là một trong những nguyên liệu thường được dùng để trị mụn trứng cá ở cằm.

Cách dùng mật ong trị mụn:

  • Làm sạch da
  • Lấy một vài giọt mật ong bôi trực tiếp lên các nốt mụn
  • Để trên da 15 – 20 phút sau đó rửa mặt bằng nước ấm
  • Để mang lại hiệu quả trị mụn tốt nhất, bạn có thể kết hợp mật ong với chanh.

Dùng tỏi

Hoạt chất allicin và sulphur trong tỏi có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn nên đây cũng là mẹo trị mụn được nhiều người áp dụng.

Cách dùng tỏi trị mụn ở cằm:

  • Chuẩn bị  1 – 2 củ tỏi tươi sau đó bóc vỏ.
  • Tỏi ép lấy nước sau đó dùng tăm bông thấm nước cốt tỏi bôi lên những nốt mụn trứng cá dưới cằm.
  • Để nước ép tỏi trên da 15 – 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Xem thêm: TOP 10 Viên Uống Trị Mụn Trứng Cá Tốt Nhất Thị Trường

Bị mụn trứng cá ở cằm ăn gì, kiêng gì? Cách phòng ngừa

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của làn da. Chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp da khỏe mạnh, từ đó hạn chế mụn.

Ngược lại, chế độ ăn thiếu chất, chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ mọc mụn ở cằm và các bệnh về khác.

Ăn gì để phòng mụn mọc ở cằm?

Khi bị mụn ở cằm, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống:

  • Thực phẩm giàu vitamin A, E: Hai loại vitamin này có vai trò quan trọng với làn da của bạn. Nó có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa oxy hóa. Các loại thực phẩm giàu vitamin A và E là: Đu đủ, cà rốt, ớt chuông, các loại hạt, bơ, khoai lang, rau bina…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất và cân bằng nội tiết trong cơ thể. Do vậy, bổ sung đủ kẽm có thể giúp ngăn ngừa mụn ở cằm do nội tiết gây ra. Các loại thực phẩm giàu kẽm bạn nên ăn: Tôm, cua, cá, các loại hạt
  • Thực phẩm giàu omega-3: Omega-3 có tác dụng chống viêm nên nó giúp ngăn ngừa mụn hiệu quả. Omega-3 có trong nhiều loại thực phẩm như: Cá trích, cá thu, cá mòi, trứng, quả óc chó, hạt lanh…
  • Uống đủ nước: Bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp bổ sung đủ độ ẩm cho da và đào thải độc tố. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống các loại nước ép hoa quả tươi, nước dừa…
Vitamin A giúp tổn thương do mụn nhanh lành hơn
Vitamin A giúp tổn thương do mụn nhanh lành hơn

Kiêng ăn gì khi bị mụn trứng cá ở cằm?

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, người bị mụn trứng cá ở cằm cũng nên biết các loại thực phẩm mình không nên ăn để tình trạng mụn không nặng lên.

Dưới đây là những thực phẩm bạn không nên ăn nếu bị mụn trứng cá ở cằm:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Ăn quá nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa như đồ chiên rán, thịt hun khói, khoai tây chiên có thể kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn dưới da và làm tăng nguy cơ bị mụn.
  • Thực phẩm nhiều đường: Loại thực phẩm này có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể và làm tăng nguy cơ bị mụn. Do vậy, bạn nên tránh xa bánh kẹo, socola, trà sữa… nếu không muốn mụn ở cằm “ghé thăm”.
  • Thực phẩm cay nóng: Ăn nhiều đồ cay nóng có thể ảnh hưởng đến chức năng của gan thận. Nó cũng khiến da nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Đây là những điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây mụn trên da.
  • Các chất kích thích: Các loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê có thể làm mất nước ở da, khiến da nổi mụn và nhanh bị lão hóa.
Tạm biệt rượu bia nếu không muốn bị mụn trứng cá ở cằm
Tạm biệt rượu bia nếu không muốn bị mụn trứng cá ở cằm

Chế độ sinh hoạt

Không chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, người bị mụn trứng cá ở cằm cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt để phòng ngừa mụn. Dưới đây là những lưu ý để phòng mụn ở cằm:

  • Nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày để loại bỏ bã nhờn và da chết, tuy nhiên bạn không nên rửa mặt quá nhiều lần vì nó có thể gây kích ứng da.
  • Không dùng tay nặn mụn, chống cắm hay thường xuyên sờ lên cằm vì nó có thể khiến vi khuẩn lây lan và khiến bạn bị nổi nhiều mụn hơn.
  • Nên lựa chọn các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có nguồn gốc từ tự nhiên và chứa ít chất tẩy rửa.
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên: Nên bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày để hạn chế tình trạng khô da. Khi da bị khô, lớp màng lipid bảo vệ trên da sẽ bị phá vỡ, từ đó khiến da dễ bị viêm nhiễm và gây mụn.
  • Nên tẩy trang sạch sẽ trước khi đi ngủ để loại bỏ lớp mỹ phẩm và dầu thừa trên da.
  • Dùng thuốc trị mụn theo đúng chỉ định của bác sĩ: Nên dùng thuốc trị mụn trong vài tuần để thuốc có thể phát huy hết tác dụng. Bạn không nên tự ý dừng thuốc khi thấy mụn cải thiện mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. Kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày.
  • Tẩy da chết giúp loại bỏ da chết, dầu thừa và bụi bẩn tích tụ ở lỗ chân lông. Để đạt được hiệu quả mong muốn, bạn nên tẩy da chết 1 – 2 lần/tuần.
  • Sử dụng các loại kem chống nắng không chứa dầu hoặc không gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Giặt ga gối thường xuyên.
  • Để ngăn ngừa lông mọc ngược, nam giới nên sử dụng kem cạo râu dưỡng ẩm và dùng dao cạo sắc bén.

Mụn trứng cá ở cằm là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Thông thường, nó có thể được điều trị tại nhà và hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu mụn trứng cá ở cằm của bạn bị sưng đau và có kích thước lớn, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Cập nhật lúc 14:17 - 16/10/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo