Mụn Trứng Cá Ở Mũi: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý An Toàn, Không Để Sẹo
Mụn trứng cá ở mũi là vấn đề da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi. Các lỗ chân lông ở đầu mũi có kích thước lớn và dễ bị tắc nghẽn hơn cả, dẫn đến tình trạng nổi mụn trứng cá. Nếu không biết cách xử lý, vết mụn có thể bị sưng viêm hoặc để lại thâm sẹo làm mất tính thẩm mỹ. Do đó, bạn cần chủ động tìm hiểu và phòng tránh các rủi ro.
Mụn trứng cá ở mũi là gì?
Mụn trứng cá ở mũi là vấn đề da liễu phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi. Những nốt mụn có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là đầu mũi và hai bên cánh mũi. Nguyên nhân là do lỗ chân lông ở mũi có kích thước lớn. Do đó, các chất bã nhờn từ quá trình bài tiết tự nhiên của da rất dễ ứ đọng lại ở vị trí này, gây bít tắc và nổi mụn. Những vết mụn có thể sưng đỏ, chứa nhân và có cảm giác đau đớn khi chạm vào tay vào.
Các loại mụn trứng cá thường gặp ở đầu mũi và hai bên cánh mũi bao gồm:
- Mụn đầu trắng.
- Mụn đầu đen.
- Mụn mủ.
- Mụn bọc.
- U nang.
Tuy nhiên, các vết sưng, đỏ ở mũi cùng có thể là biểu hiện của những bệnh lý khác như bệnh hồng ban, mề đay, mẩn ngứa. Các triệu chứng của căn bệnh này và mụn trứng cá tương đối giống nhau, do đó bạn sẽ rất khó phân biệt bằng mắt thường. Cách tốt nhất là tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và làm rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân khiến mũi nổi mụn trứng cá
Nguyên nhân chủ yếu gây mụn trứng cá là do hiện tượng bít tắc lỗ chân lông và nhiễm trùng vi khuẩn. Thông thường, làn da của bạn có cơ chế tự làm mát bằng cách kích thích các tuyến bã nhờn tiết dầu. Tuy nhiên, đôi khi lượng dầu tiết ra quá nhiều và vượt mức cần thiết.
Lúc này, chúng sẽ đọng lại ở các lỗ chân lông trên mũi, trở thành môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus trú ngụ gây viêm nhiễm, từ đó dẫn đến hiện tượng nổi mụn trứng cá. Bên cạnh đó, mụn trứng cá ở mũi cũng có thể xuất phát từ một số tác nhân sau đây.
Rối loạn Hormone
Rối loạn Hormone là một trong những nguyên nhân chính khiến mụn trứng cá xuất hiện. Khi bước vào tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh nở, chỉ số Hormone trong cơ thể nữ giới sẽ có những thay đổi bất thường.
Lúc này, khả năng điều tiết bã nhờn trên da cũng bị ảnh hưởng đáng kể, khiến làn da của bạn dễ bị kích ứng, nổi mụn và gây viêm nhiễm.
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học
Trước hết, không thể phủ nhận rằng thói quen ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Trong đó, làn da sẽ là nơi biểu hiện sớm nhất những hệ quả do thói quen này gây ra. Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất béo, đồ cay nóng và thức uống có cồn, chất kích thích,… làn da của bạn cũng trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn, dẫn đến tình trạng nổi mụn trứng cá ở mũi.
Bên cạnh đó, việc thiếu ngủ thường xuyên cũng sẽ khiến da yếu đi và nổi nhiều mụn hơn trông thấy. Giấc ngủ là khoảng thời gian quý giá để điều hòa lại các hoạt động bên trong cơ thể và phục hồi làn da. Nếu không ngủ đủ 7 – 8 tiếng, làn da của bạn sẽ nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng như thâm sạm, xanh xao và nổi nhiều mụn trứng cá, đặc biệt là ở mũi.
Tâm lý căng thẳng, stress
Việc phải đối mặt với áp lực từ công việc, gia đình, cuộc sống,… mỗi ngày sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. Từ đó, làm rối loạn và suy giảm nồng độ Hormone bên trong cơ thể, khiến da yếu đi và dễ xuất hiện các nốt mụn trứng cá ở mũi, má và trán.
Thói quen chạm tay lên mặt
Theo các thống kê, trung bình mỗi giờ chúng ta sẽ đưa tay lên để chạm vào mặt khoảng 3,6 lần. Tưởng chừng như đây là một thói quen vô hại nhưng thực chất lại vô cùng nguy hiểm cho làn da của bạn.
Bàn tay luôn là nơi tiếp xúc nhiều nhất với các đồ vật bên ngoài môi trường. Do đó, việc chạm hay sờ tay lên mặt thường xuyên sẽ gián tiếp tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus tiếp cận và xâm nhập vào các lỗ chân lông. Từ đó, gây nên hiện tượng bít tắc và mọc mụn trứng cá ở mũi.
Vệ sinh da mặt sai cách
Cơ thể bạn sẽ liên tục tiết ra các chất bã nhờn để làm mát da. Do đó, nếu không rửa mặt thường xuyên, chất cặn bã và vi khuẩn sẽ bám lại trên da khiến tình trạng mụn càng thêm nguy hiểm.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên sử dụng các chất tẩy rửa quá 2 lần mỗi ngày. Vì điều này sẽ khiến da bị bào mòn, yếu và dễ bị kích ứng, mọc mụn hơn. Tốt nhất bạn chỉ nên rửa mặt hai lần vào buổi sáng và tối sau khi đã sử dụng nước tẩy trang để ngăn ngừa tình trạng mọc mụn trứng cá ở mũi. Đối với làn da dầu, bạn cũng cần hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm có khả năng thẩm thấu không tốt để tránh gây bít tắc lỗ chân lông.
Mụn trứng cá ở mũi là dấu hiệu của bệnh lý nào? Có nên tự nặn không?
Mụn trứng cá ở mũi có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, bạn tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy các nốt mụn xuất hiện. Bạn cần lưu ý một số bệnh lý sau đây:
- Mụn trứng cá có thể là biểu hiện của rối loạn chức năng gan, gặp các vấn đề về gan như xơ gan, viêm gan,…
- Hệ tiêu hóa bất ổn, dạ dày và nội tạng gặp tình trạng nóng trong.
- Một số bệnh lý về tim mạch và huyết áp tùy theo các triệu chứng kèm theo.
- Một số bệnh đường hô hấp như viêm xoang, trầy xước và tổn thương niêm mạc mũi do dùng tay ngoáy sâu.
Các nốt mụn trên mũi chắc chắn sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu, đau nhức, muốn nặn bỏ chúng ngày lập tức. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia da liễu, nặn mụn không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và khiến da bị tổn thương sâu hơn. Từ đó để lại các vết thâm, sẹo, gây mất thẩm mỹ.
Cách tốt nhất là tìm đến các cơ sở thăm khám chuyên khoa để được kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị mụn trứng cá ở mũi phù hợp nhất.
Cách xử lý an toàn và không để lại thâm sẹo
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để điều trị mụn trứng cá ở mũi là kiểm soát hoạt động bài tiết của tuyến bã nhờn, tẩy tế bào chết và loại bỏ các loại vi khuẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Tùy theo cơ địa của từng người, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp Tây Y, Đông Y hoặc các mẹo dân gian tại nhà.
Cách trị mụn trứng cá ở mũi Tây Y
Sử dụng các loại thuốc Tây là cách trị mụn trứng cá mang lại hiệu quả nhanh nhất. Thuốc trị mụn trứng cá có thể được bào chế dưới dạng viên uống, kem hoặc gel bôi ngoài da. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể kèm theo tác dụng phụ không mong muốn, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
Thuốc không kê toa
Đối với những trường hợp đau từ nhẹ đến vừa, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm sữa rửa mặt, kem trị mụn chuyên dụng và các loại thuốc không cần kê toa.
Trước hết làn da của bạn cần được làm sạch đúng cách. Da bị mụn trứng cá thường rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Do đó, bạn chỉ nên dùng những loại sữa rửa mặt có tính tẩy rửa nhẹ và không dùng quá 2 lần mỗi ngày. Đặc biệt, không nên dùng tay chà sát quá mạnh vào những nốt mụn ở vùng mũi, tránh làm da tổn thương và khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Bạn cần ưu tiên các sản phẩm có chứa Benzoyl Peroxide, Axit Salicylic, Axit Glycolic, lưu huỳnh,…
- Benzoyl Peroxide: Đây là loại thuốc phù hợp các trường hợp bị mụn trứng cá ở mũi dạng nhẹ. Benzoyl Peroxide có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ làm lành tổn thương trên da. Tuy nhiên, quá trình điều trị tương đối dài, khoảng 4 tuần mới thấy rõ hiệu quả. Mặt khác, Benzoyl Peroxide không có tác dụng điều tiết lại tuyến bã nhờn, do đó các nốt mụn có thể xuất hiện trở lại khi gặp điều kiện thích hợp.
- Axit Salicylic: Hoạt chất này có thể dễ dàng được tìm thấy trong các sản phẩm kem dưỡng, kem trị mụn và sữa rửa mặt trên thị trường. Axit Salicylic có tác dụng tẩy tế bào chết cho da, làm sạch lỗ chân lông ngăn ngừa mụn trứng cá ở mũi. Tuy nhiên, giống như Benzoyl Peroxide, Axit Salicylic không có khả năng kiểm bã nhờn, do đó bạn rất dễ bị mụn trở lại khi ngưng sử dụng sản phẩm.
- Lưu huỳnh: Lưu huỳnh là thành phần phổ biến trong các loại thuốc trị mụn trứng cá, tuy nhiên thường không được sử dụng ở vùng mũi do có mùi khó chịu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại kem bôi có chứa Retinol. Đây là một hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa mụn và làm thông thoáng lỗ chân lông. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, thời gian đầu dùng thuốc, mụn có thể xuất hiện nhiều và nghiêm trọng hơn. Sau đó 8 đến 12 tuần, các triệu chứng sẽ dần được cải thiện một cách rõ rệt.
Sử dụng thuốc kê toa
Với những trường hợp nặng, các nốt mụn trứng cá ở mũi đã có biểu hiện sưng viêm, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kê toa đặc trị. Phương pháp này được xem là cách chữa mụn trứng cá ở mũi nhanh chóng và triệt để hơn cả. Một số loại thuốc trị mụn thường dùng bao gồm:
- Axit Azelaic: Đây là một loại thuốc trị mụn trứng cá được điều chế dưới dạng kem, gel bôi hoặc miếng dán mụn. Axit Azelaic có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm sạch bã nhờn hiệu quả.
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này có thể được sử dụng bằng cả đường bôi và đường uống. Kháng sinh có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm và ngăn ngừa mụn tái phát. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng đơn lẻ, bạn có thể gặp phải tình trạng kháng kháng sinh, do đó, các loại thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá thường được dùng kèm với
- Benzoyl Peroxide để nâng cao hiệu quả. Các loại thuốc bôi thường được ưu tiên sử dụng hơn để hạn chế các tác dụng phụ cho toàn cơ thể.
- Thuốc tránh thai: Loại thuốc này đang được nhiều người sử dụng để điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 3 – 4 tháng, đồng thời kéo theo các tác dụng phụ như tăng cân, nôn và buồn nôn, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,…
- Thuốc có chứa Retinoids: Retinoids có thể được sử dụng ở cả dạng bôi và dạng uống, phù hợp với những trường hợp bị mụn trứng cá ở mũi mức độ nặng. Thuốc cần được kết hợp với các loại thuốc kháng sinh để phát huy tối đa hiệu quả. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và cho con bú cần hết sức cẩn trọng khi dùng sản phẩm này.
- Isotretinoin: Loại thuốc này có khả năng điều trị triệt để các nguyên nhân gây mụn trứng cá ở mũi nói riêng và tất cả các vị trí khác trên cơ thể. Tuy nhiên, dược tính của thuốc tương đối cao, không được khuyên dùng với những phụ nữ đang mai thai, có ý định mang thai hoặc đang cho con bú. Người bệnh cũng cần cẩn trọng với một số tác dụng phụ của thuốc như trầm cảm, viêm ruột,…
Hiện có rất nhiều loại thuốc Tây trị mụn trứng cá ở mũi bằng cả đường bôi và đường uống. Mỗi loại thuốc đều có những ưu và nhược điểm riêng, do đó người bệnh cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Phương pháp Đông Y
Theo Y học cổ truyền, da nổi mụn trứng cá là do cơ thể sinh nhiệt quá mức, cần tìm cách giải độc qua tạng phụ. Do đó, các bài thuốc Đông Y không chỉ có tác dụng trị mụn mà còn giải độc cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Dưới đây là 3 bài thuốc trị mụn trứng cá ở mũi phổ biến nhất hiện nay.
Bài thuốc trị mụn thể dương vượng
Người bị thể dương vượng sẽ thấy mụn trứng cá xuất hiện ở nhiều vị trí như mũi, má,… kèm theo triệu chứng bốc hỏa. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần kết hợp các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tăng cường lưu thông khí huyết.
Nguyên liệu:
- 12g hoàng cầm, huyền sâm, mộc ban, bồ công anh, hạt kham.
- 22g kinh giới.
- 4g vương liên, quốc lão.
- 3 quả táo.
Cách dùng: Rửa sạch các dược liệu và đem sắc với 5 bát nước, đun cho đến khi thuốc cạn còn 3 bát thì bắc ra. Chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
Bài thuốc trị mụn trứng cá ở mũi do âm hư
Tình trạng nổi mụn trứng cá ở mũi cùng có thể là biểu hiện của thận âm hư, khó lưu thông máu huyết. Ở trường hợp này, bạn cần sử dụng bài thuốc sau đây.
Nguyên liệu:
- 16g mạch môn.
- 20g thục địa.
- 12g thủy tả, phục linh, cây cỏ xước, đan bì.
- 8g ngũ vị.
Cách dùng: Đem sắc với 5 bát nước để lấy 3 bát. Mỗi ngày dùng một thang và chia làm 3 lần uống.
Bài thuốc Đông Y trị thể huyết hư
Bài thuốc này có tác dụng bồi bổ khí huyết, giảm hiện tượng bốc hỏa và mọc mụn trứng cá ở mũi.
Nguyên liệu:
- 12g sơn liên, ngài thảo, đẳng sâm, thục địa, đương quy.
- 8g xuyên khung.
- 6g mạt trích hoa.
- 4g quế nhục, cam thảo.
Cách dùng: Cách sắc tương tự những bài thuốc trên, bạn nên chia nước thuốc thành 3 lần uống mỗi ngày.
Cách trị mụn trứng cá ở mũi tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây và Đông Y, bạn cũng có thể tham khảo một số cách chữa trị mụn trứng cá ở mũi hiệu quả và an toàn ngay tại nhà. Nguyên liệu chủ yếu trong những cách chữa này là các loài cây, thực phẩm dễ tìm và tương đối lành tính. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng chúng tại nhà.
Dưới đây là một số mẹo dân gian trị mụn trứng cá ở mũi tại nhà mà bạn không nên bỏ qua:
- Xông hơi da mặt và mũi: Bạn có thể kết hợp nhiều nguyên liệu như chanh, gừng, sả,… đun với nước sôi và dùng để xông mặt. Phương pháp này sẽ giúp các lỗ chân lông được dãn nở tối đa, từ đó loại bỏ các chất bẩn và bã nhờn trên da.
- Dùng giấm táo để trị mụn trứng cả ở mũi: Giấm táo được biết đến như một loại axit tự nhiên có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Dung dịch này còn hỗ trợ mụn gom cồi và thu nhỏ lỗ chân lông nhanh chóng hơn. Do đó, bạn nên dùng 1 – 2 muỗng canh giấm táo pha với khoảng 200ml nước ấm để thoa trực tiếp lên mũi. Giữ yên trong khoảng 20 phút trước khi rửa lại với nước.
- Dùng tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm trị mụn và làm đẹp da. Để trị mụn trứng cá, bạn nên dùng 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà pha với 1 muỗng cà phê nước ấm, khuấy đều và thoa trực tiếp hỗn hợp lên vùng mũi bị mụn.
Biện pháp phòng ngừa mụn trứng cá ở mũi
Như đã chia sẻ, mụn trứng cá ở mũi là tình trạng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Bệnh có thể liên quan đến nhiều vấn đề như rối loạn Hormone, yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt,…
Để ngăn ngừa mụn trứng cá mọc ở mũi, bạn có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản sau đây:
- Lựa chọn các sản phẩm làm đẹp dành riêng cho da mụn, không chứa dầu và các chất có khả năng gây kích ứng, bít tắc lỗ chân lông.
- Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần mỗi ngày, nên dùng những sản phẩm có độ pH phù hợp để không khiến da bị bào mòn và tổn thương.
- Dùng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng dành riêng cho da mụn mỗi ngày.
Không tự ý dùng tay nặn mụn và sờ tay lên mặt khi chưa được làm sạch. - Ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya, hạn chế căng thẳng, stress,…
Mụn trứng cá ở mũi có thể khiến bạn mất tự tin, thậm chí là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm bên trong cơ thể. Do đó, bạn tuyệt đối không nên chủ quan, hãy chủ động tìm phương pháp chữa trị và hỏi ý kiến các bác sĩ ngay từ khi các nốt mụn mới xuất hiện!
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!