Mụn Nhọt Ở Tay: Nguyên Nhân, Cách Trị Và Những Lưu Ý Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn nhọt ở tay là một trong những tình trạng da liễu thường gặp, gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ làm tay trở nên đau đớn, khó chịu, mụn nhọt ở tay còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cao nếu không được xử lý đúng cách. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách trị mụn nhọt ở tay cũng như những lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị, hãy cùng chúng tôi đi sâu vào bài viết dưới đây.

Một số nguyên nhân gây ra mụn nhọt ở tay

  • Thay Đổi, Rối Loạn Nội Tiết: Nội tiết tố thay đổi là một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn nhọt. Hiện tượng này thường xảy ra trong tuổi dậy thì, gần đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai. Sự gia tăng hormone, đặc biệt là androgen, khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, sản xuất nhiều dầu hơn. Dầu thừa kết hợp với tế bào chết và vi khuẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến sự hình thành mụn nhọt trên da.
  • Vệ Sinh Không Đúng Cách: Da chúng ta liên tục sản sinh tế bào chết hàng ngày. Nếu không vệ sinh cơ thể đúng cách, tế bào chết và bụi bẩn sẽ tích tụ trên da, gây bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến mụn nhọt.
  • Sử Dụng Mỹ Phẩm Không Phù Hợp: Việc sử dụng các loại mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc da không phù hợp cũng có thể gây ra mụn nhọt. Các hóa chất dưỡng da nếu không được làm sạch kỹ lưỡng có thể tích tụ tại lỗ chân lông, gây tắc nghẽn và kích thích sự hình thành mụn.
  • Mặc Quần Áo Quá Chật: Mặc quần áo quá chật, đặc biệt là ở những vùng như tay và lưng, có thể cản trở quá trình tiết mồ hôi. Khi mồ hôi không thể thoát ra, nó sẽ đọng lại trên da, gây ẩm ướt và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến mụn nhọt.

Hiểu rõ nguyên nhân gây mụn nhọt ở tay là bước đầu quan trọng giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Hãy chú ý đến việc chăm sóc da, lựa chọn sản phẩm phù hợp và giữ gìn vệ sinh cá nhân để hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện mụn nhọt.

.Xem thêm: Mụn Nhọt Không Có Đầu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

9 cách chữa mụn nhọt ở tay nhanh chóng
9 cách chữa mụn nhọt ở tay nhanh chóng

Cách trị mụn nhọt ở tay

Việc điều trị mụn nhọt ở tay cần phải thực hiện kịp thời và đúng cách để ngăn ngừa biến chứng cũng như giúp vết thương nhanh lành. Dưới đây là các phương pháp điều trị hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Lá trầu không

Trong y học dân gian, lá trầu không được coi như “nguồn kháng sinh tự nhiên” điều trị hữu hiệu các bệnh về da, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Hoạt chất Chavicol có công dụng kháng viêm, khử trùng và giúp hồi phục da nhanh chóng.

Lá trầu không - “nguồn kháng sinh tự nhiên” trong điều trị bệnh ngoài da
Lá trầu không – “nguồn kháng sinh tự nhiên” trong điều trị bệnh ngoài da

Cách trị mụn nhọt ở tay bằng lá trầu không:

  • Bước 1: Sử dụng 2-3 lá trầu không tươi rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng sau đó giã nát.
  • Bước 2: Sau khi sửa sạch vùng da tay bị nổi mụn nhọt, bạn đắp lá trầu không lên khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Rửa sạch da với nước lạnh. Bạn nên thực hiện 2 lần trong ngày để đạt hiệu quả tối đa.

Rau mồng tơi

Trong lá mồng tơi có chứa nhiều vitamin nhóm B như B2, B3, B6, trong đó:

  • Vitamin B2: Giúp làm dịu da, giảm sưng tấy, chống viêm, chống nhiễm trùng.
  • Vitamin B3: Tăng cường khả năng đề kháng cho da, giúp da khỏe, chống lại các tác nhân tiêu cực từ ánh nắng mặt trời, môi trường.
  • Vitamin B6: Giúp kiểm soát bã nhờn, hạn chế tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông gây viêm, mủ.

Nhờ vậy, nếu sử dụng mồng tơi để chữa mụn nhọt ở tay, các nốt mụn sẽ được kháng viêm, diệt khuẩn và lành nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 5 lá mồng tơi tươi và một chút muối hạt, rửa sạch mồng tơi.
  • Bước 2: Giã chung mồng tơi với muối cho đến khi thu được hỗn hợp thật nhuyễn.
  • Bước 3: Sau khi vệ sinh da, bạn đắp hỗn hợp lên vùng bị mụn nhọt và để khoảng 15 phút.
  • Bước 4: Rửa lại với nước mát.

Xem thêm: Hướng dẫn các cách điều trị mụn nhọt hiệu quả nhất

Rau diếp cá 

Diếp cá là loại rau có vị rất đặc trưng, có tính kháng viêm mạnh. Loại rau này có tính mát, giúp giải độc tốt, có khả năng sát trùng. Vì vậy, từ lâu diếp cá được nhiều người tin tưởng để trị nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh mụn nhọt ở tay. 

Rau diếp cá có tính kháng viêm, trị mụn nhọt rất tốt
Rau diếp cá có tính kháng viêm, trị mụn nhọt rất tốt

Nếu đắp diếp cá trên các vết mụn nhọt, tình trạng sưng viêm sẽ dần giảm bớt. Làn da được sát trùng sẽ hạn chế vi khuẩn lây lan, giúp các nốt mụn khô nhanh chóng.

Cách trị mụn nhọt với rau diếp cá như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm nhỏ rau diếp cá, rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng.
  • Bước 2: Giã nát rau diếp cá, đắp lên vùng da bị mụn sau khi đã rửa sạch da. Bạn nên đắp trước khi đi ngủ, có thể dùng gạc để cố định.
  • Bước 3: Để hỗn hợp qua đêm và rửa lại vào sáng sớm.

Đắp lá sen trị các nốt mụn nhọt

Theo y học cổ truyền, lá sen có vị chát, tính kháng viêm tốt, có khả năng hút mủ mụn nhọt. Vì vậy, nếu sử dụng lá sen để trị mụn nhọt sẽ giúp tiêu viêm, giảm sưng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm thiểu khả năng bị mưng mủ.

Cách áp dụng như sau:

  • Bước 1: Bạn dùng cuống lá sen, sắc lấy nước và lau vùng da bị mụn nhọt để vệ sinh, sát khuẩn.
  • Bước 2: Rửa sạch lá sen, giã nhuyễn cùng với cơm nếp. Sau khi rửa sạch da tay, bạn đắp lên vùng da bị mụn nhọt.

Nghệ vàng

Nghệ được biết đến là “nguyên liệu vàng” để bào chế các loại mỹ phẩm trị mụn  Nghệ có chứa hoạt chất curcumin có khả năng kháng viêm, chống lại các vi khuẩn sinh ra mụn.

Đồng thời, với khả năng chống oxy hóa, nghệ còn giúp hạn chế hình thành các vết thâm và sẹo mụn. Sử dụng nghệ để điều trị các vấn đề về da sẽ hỗ trợ tăng sức đề kháng cho da, giúp các tổn thương do mụn mau lành hơn.

Các công thức trị mụn nhọt ở tay bằng nghệ
Các công thức trị mụn nhọt ở tay bằng nghệ

Các cách điều trị mụn nhọt từ nghệ:

  • Cách 1: Hòa tinh bột nghệ với sữa hoặc nước ấm, uống 2-3 lần trong ngày để tăng sức đề kháng, điều trị mụn nhọt từ bên trong.
  • Cách 2: Trộn bột nghệ và gừng tươi với tỷ lệ bằng nhau và đắp lên vùng da bị mụn nhọt khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Sử dụng thêm gừng tươi, khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm sưng sẽ tốt hơn.
  • Cách 3: Các đơn giản nhất để trị mụn nhọt từ nghệ là hòa tinh bột nghệ với nước, đắp lên vùng da mụn nhọt và dùng băng gạc cố định lại cho đến khi khô thì rửa lại với nước mát.

Lá đinh lăng

Theo nhiều nghiên cứu, trong lá cây đinh lăng có chứa hai thành phần là methionin và cystein có khả năng giảm sưng, ngăn chặn viêm nhiễm. Đồng thời, lượng vitamin dồi dào có trong lá đinh lăng sẽ giúp da khỏe hơn, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa mụn nhọt quay trở lại. 

Bên cạnh đó, với khả năng chống oxy hóa tốt, đinh lăng sẽ giúp hạn chế sẹo và thâm sau khi bị mụn nhọt. Sử dụng lá đinh lăng sẽ giúp da được phục hồi nhanh chóng, loại bỏ nhiều vi khuẩn, bụi bẩn.

Công thức điều trị mụn nhọt từ đinh lăng:

  • Bước 1: Giã nát hoặc xay nhuyễn lá đinh lăng, có thể thêm vài hạt muối để tăng tính kháng viêm.
  • Bước 2: Rửa sạch da tay, đắp hỗn hợp đinh lăng lên vùng da bị mụn và massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Rửa sạch da với nước lạnh.

Xem thêm: Cách Hút Mủ Mụn Nhọt Hiệu Quả, Nhanh Chóng Nhất

Lá khoai lang trị mụn nhọt an toàn

Lá khoai lang là loại lá cây có tính bình, không độc, rất dễ kiếm trong vườn nhà. Loại lá này được coi là nguyên liệu giúp giải độc, làm mát da rất tốt nên được tin dùng để điều trị rôm sảy, mụn nhọt.

Lá khoai lang là nguyên liệu trị mụn nhọt lành tính
Lá khoai lang là nguyên liệu trị mụn nhọt lành tính

Cách trị mụn nhọt bằng lá khoai lang:

  • Bước 1: Lấy 1 nắm lá khoai lang non, thêm chút đậu xanh và muối. Bạn rửa nguyên liệu, vò đậu xanh để làm sạch.
  • Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu và giã nát rồi bỏ vào một miếng vải xô.
  • Bước 3: Dùng hỗn hợp này đắp và chườm nhẹ lên vùng da bị mụn nhọt, mỗi ngày 1 lần.

Trị mụn nhọt bằng lá cây dâm bụt

Dâm bụt là vị thuốc ít người biết đến nhưng có nhiều công dụng tốt. Với đặc tính mát, khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và sát khuẩn tốt, lá và hoa cây dâm bụt được bào chế trong rất nhiều bài thuốc dân gian để trị các chứng bệnh ngoài da, trong đó có mụn nhọt.

Cách trị mụn nhọt bằng cây dâm bụt:

  • Bước 1: Bạn giã nát lá và hoa dâm bụt, trộn với 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
  • Bước 2: Đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn nhọt.
  • Bước 3: Đợi đến khi hỗn hợp khô lại thì lấy ra và rửa sạch.

Nha đam  trị mụn nhọt ở tay hiệu quả, an toàn

Nha đam là nguyên liệu phổ biến trong các công thức trị mụn nhọt. Với thành phần glycoprotein có khả năng giảm viêm, chữa lành vết thương, nha đam sẽ giúp các nốt mụn nhọt khô và se lại, hạn chế mưng mủ. 

Nha đam còn cung cấp lượng vitamin dồi dào, giúp da khỏe hơn và hạn chế mụn nhọt quay trở lại. 

Các thực hiện: Bạn lấy 1-2 nhánh nha đam tươi, lột bỏ vỏ và lấy phần gel bên trong, đắp lên vùng da bị mụn. Sau khoảng 15-20 phút bạn lấy ra và rửa sạch da với nước mát. Công thức này bạn nên áp dụng hàng ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.

Đọc thêm: Cách Nặn Mụn Nhọt Và Chăm Sóc Da Không Để Lại Thâm

Lưu ý để trị mụn nhọt ở tay hiệu quả nhất

Ngoài việc áp dụng các công thức trị mụn nhọt ở tay bằng nguyên liệu thiên nhiên, bạn cần lưu ý chăm sóc da và kết hợp các biện pháp khác để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng các loại xà bông, dung dịch rửa tay kháng khuẩn để tránh bị vi khuẩn xâm nhập,
  • Làn da bị mụn nhọt rất dễ bị nhiễm trùng, bạn cần bảo vệ da mỗi khi ra ngoài, sử dụng băng gạc y tế để băng lại tránh bị bụi bẩn, ánh nắng tác động khiến mụn nhọt lâu khỏi.
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm mụn nhọt.
  • Mặc các trang phục thoải mái để tránh cọ xát gây tổn thương da.
  • Thay quần áo thường xuyên để đảm bảo vệ sinh cho vùng da mụn nhọt.
  • Hạn chế sờ tay lên mặt, không cạy mụn, nặn mụn khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.
  • Nếu mụn có tình trạng nặng, viêm lan rộng hoặc gây đau đớn, gây sốt thì cần đến các cơ sở y tế hoặc trung tâm da liễu uy tín ngay.

Khi Nào Cần Đến Gặp Bác Sĩ?

Mặc dù mụn nhọt ở tay thường có thể tự lành nếu được chăm sóc đúng cách, nhưng có những tình huống bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

  • Mụn nhọt sưng viêm nghiêm trọng: Nếu mụn nhọt gây đau đớn, sưng to và kèm theo sốt, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng và cần được can thiệp y tế ngay.
  • Mụn nhọt không lành sau vài ngày: Nếu sau vài ngày chăm sóc tại nhà mà mụn nhọt không có dấu hiệu cải thiện, hoặc tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
  • Mụn nhọt lan rộng hoặc có dấu hiệu bất thường: Nếu mụn nhọt lan rộng ra các vùng da xung quanh hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường như vết bầm tím, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Mụn nhọt ở tay là tình trạng phổ biến, nhưng nếu không được xử lý đúng cách, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Việc hiểu rõ nguyên nhân, biết cách xử lý và thực hiện đúng các bước chăm sóc sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ mụn nhọt và giữ cho làn da tay luôn khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm thông tin:

Cập nhật lúc 17:32 - 21/08/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo