Mụn nhọt không có đầu: Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn nhọt không có đầu không phải là tình trạng hiếm gặp. Bệnh thường tự khỏi sau một thời gian nhưng nhiều trường hợp mắc phải vi khuẩn độc hoặc hệ miễn dịch kém thì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Dưới đây là một số thông tin tổng quan về mụn nhọt không đầu.

Nguyên nhân và cách điều trị mụn nhọt không có đầu
Nguyên nhân và cách điều trị mụn nhọt không có đầu

Mụn nhọt không đầu là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Mụn nhọt không đầu là bệnh xảy ra khi nang lông bị nhiễm trùng, gây sưng, có thể chứa mủ viêm và gây đau. Mụn nhọt không đầu thường hình thành theo khối và tấy đỏ. Các u này phát triển nhanh và tích mủ bên trong, đến một thời kỳ nhất định, mụn nhọt sẽ vỡ ra và chảy mủ.

Mụn nhọt không có đầu thường xuất hiện với các triệu chứng dưới đây:

  • Ban đầu mụn nhọt xuất hiện chỉ là vết sưng nhỏ và hơi đau, sau đó phát triển lớn dần và gây đau nhức nhiều hơn.
  • Mụn nhọt không đầu thường nổi ở các vị trí như mặt, cổ, cánh tay, eo, háng và mông.
  • Một số loại mụn nhọt không đầu thường nằm rất sâu dưới da và thời gian dài mới phát triển. Loại mụn nhọt này thường kèm nhiều mủ viêm và khi phát triển cực đại thì sẽ vỡ ra.
  • Khi bị mụn nhọt không đầu, nếu không cẩn thận, các nốt mụn sẽ dễ lây lan sang các vùng da lân cận, đặc biệt nếu bạn nặn mụn nhọt không đúng cách.
  • Mụn nhọt không đầu thường gặp ở trẻ em, người da, người có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu, bệnh nhân tiểu đường.

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt không đầu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn nhọt không đầu, phổ biến là do các yếu tố sau:

1. Vệ sinh da chưa sạch sẽ

Việc vệ sinh da không sạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị nổi mụn nhọt không có đầu. Da không sạch tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào nang lông, điển hình là vi khuẩn Staphylococcus làm nhiễm trùng và phát sinh mụn nhọt.

Vi khuẩn Staphylococcus làm nhiễm trùng và phát sinh mụn nhọt không có đầu
Vi khuẩn Staphylococcus làm nhiễm trùng và phát sinh mụn nhọt không có đầu

2. Chế độ ăn uống kém lành mạnh

Một chế độ ăn ít rau và hoa quả, tích tụ quá nhiều chất béo, đường,… khiến cho hệ bài tiết phải làm việc quá tải, không thể đào thải hết độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy, việc bài tiết qua da sẽ diễn ra, và các nốt mụn nhọt chính là biểu hiện của độc tố trong cơ thể.

Ngoài ra, việc lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích khiến cơ thể bị nóng, tình trạng phát mụn nhọt để đẩy độc tố qua da là điều khó tránh.

3. Do thời tiết

Dị ứng thời tiết cũng là một trong các nguyên nhân gây mụn nhọt. Nếu để ý, bạn sẽ thấy vào những ngày nắng nóng, mụn nhọt sẽ dễ xuất hiện hơn. Lý do là khi đó, thân nhiệt tăng, da nhạy cảm và dễ bị nổi mẩn, kết hợp với mồ hôi, bã nhờn và bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài sinh ra mụn nhọt.

Dị ứng thời tiết sinh mụn nhọt không có đầu
Dị ứng thời tiết sinh mụn nhọt không có đầu

4. Do bệnh lý

Tình trạng mụn nhọt có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân đái tháo đường, mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh về gan,… Những bệnh nhân này đa phần hệ tiêu hóa, bài tiết đều bị suy giảm chức năng, khả năng đào thải độc tố kém, cơ thể không được thanh lọc hoặc do hệ miễn dịch suy yếu dẫn tới nổi mụn nhọt không có đầu.

Mụn nhọt không đầu có nguy hiểm không?

Nếu mụn nhọt ở mức độ thông thường, bạn có chế độ chăm sóc da và cơ thể tốt thì mụn sẽ tự khỏi sau một thời gian nhất định. Các trường hợp này, mụn nhọt thường không gây đau đớn, ít lây lan nên không gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, với những bệnh nhân có sức đề kháng kém hoặc da bị xước, tổn thương vùng da bị mụn nhọt thì các liên cầu và tụ cầu sẽ có cơ hội xâm nhập vào sâu trong nang lông, gây hoại tử nang lông và xuất hiện viêm mủ, lây lan.

Với những bệnh nhân này, các kháng thể không chống lại được vi khuẩn nên mụn nhọt sẽ thường dai dẳng, lây lan. Nếu không điều trị kịp thời, các khuẩn độc lực cao sẽ xâm nhập vào tĩnh mạch, gây nhiễm trùng máu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí là gây tử vong.

Vì vậy, nếu bị mụn nhọt không đầu, bạn nên thận trọng trong khâu chẩn đoán tình trạng, mức độ của bệnh. Trường hợp nặng hoặc có kèm theo sốt thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay.

Các cách điều trị mụn nhọt không có đầu hiệu quả

Tùy theo mức độ của mụn nhọt không đầu mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau.

Điều trị mụn nhọt không có đầu tại nhà

Với những người bị mụn nhọt nhẹ, không sưng viêm thì có thể áp dụng các công thức sau để điều trị:

1. Trị tận gốc mụn nhọt bằng dấm táo

Dấm táo có khả năng chống nấm và kháng khuẩn tốt, làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn hiệu quả. Dấm táo khi pha loãng còn có công dụng như một loại toner, giúp cân bằng độ pH cho da, se khít lỗ chân lông.

Để trị mụn nhọt bằng dấm táo, bạn thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Hòa dấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1.
  • Bước 2: Sử dụng bông tẩy trang hoặc bông y tế thấm dung dịch giấm táo, thoa lên vùng da bị mụn nhọt.

Bạn nên để hỗn hợp khô tự nhiên và không cần rửa lại. Với công thức này, bạn nên sử dụng một ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

2. Bí quyết trị mụn nhọt bằng nha đam

Nha đam chắc chắn không còn là nguyên liệu xa lạ với nhiều người. Đây là loại “mỹ phẩm tự nhiên” giúp loại bỏ nhiều dạng mụn, trong đó có mụn nhọt. 

Nha đam trị mụn nhọt và dưỡng da rất tốt
Nha đam trị mụn nhọt và dưỡng da rất tốt

Nha đam có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, làm dịu da rất tốt. Gel của nha đam còn cấp nước cho da, giúp da nhanh hồi phục sau điều trị.

Cách thực hiện trị mụn nhọt bằng nha đam rất đơn giản, bạn chỉ cần tách lấy phần thịt của nha đam, xay nhuyễn và bôi lên vùng da bị mụn nhọt. Bạn chờ đến khi hỗn hợp bắt đầu khô lại thì rửa sạch.

3. Sử dụng tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ cũng là một nguyên liệu trị mụn nhọt từ thiên nhiên được áp dụng phổ biến do hiệu quả cao và an toàn cho làn da. Trong tinh bột nghệ có curcumin và các vitamin giúp tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm và giúp da nhanh phục hồi, hạn chế thâm sẹo sau trị mụn nhọt.

2 cách trị mụn nhọt không đầu bạn có thể áp dụng như sau:

  • Cách 1: Hòa 1 thìa cà phê tinh bột nghệ với 1 cốc nước ấm nhỏ và uống 3 lần trong ngày để tăng sức đề kháng.
  • Cách 2: Trộn bột nghệ và gừng tươi sau đó đắp lên vùng da mụn nhọt, sử dụng một miếng gạc để cố định hỗn hợp này trên da và để qua đêm. Gừng và nghệ tươi sẽ hút bớt vi khuẩn, bụi bẩn và mủ viêm, giúp mụn viêm được khô và xẹp nhanh chóng.
Tinh bột nghệ - “Thần dược” trị mụn nhọt không có đầu
Tinh bột nghệ – “Thần dược” trị mụn nhọt không có đầu

4. Điều trị mụn nhọt không đầu siêu tốc bằng tỏi 

Mụn nhọt không có đầu thường nằm rất sâu dưới da nên để điều trị dứt điểm, bạn cần sử dụng những công thức điều trị có khả năng thẩm thấu sâu và công dụng mạnh. Tỏi sẽ là nguyên liệu rất phù hợp với thành phần kháng sinh tự nhiên mang tên Allicin. 

Sử dụng tỏi đắp trực tiếp lên nốt mụn nhọt, các thành phần trong tỏi sẽ ngấm sâu vào trong nang lông, ức chế vi khuẩn gây mụn nhọt và kháng viêm, chống nấm. 

Một số cách áp dụng bạn có thể tham khảo như sau:

  • Cách 1: Giã nát 2-3 tép tỏi, đắp lên nốt mụn nhọt khoảng 5-7 phút sau đó rửa sạch.
  • Cách 2: Đun nóng 1 tép tỏi và đặt trực tiếp lên nốt mụn nhọt không đầu trong 10 phút, thực hiện 2-3 lần trong ngày.
  • Cách 3: Ăn sống tỏi trong các bữa ăn hàng ngày để tăng hiệu quả nâng cao sức đề kháng, chống viêm, kháng khuẩn cho da.

5. Trị mụn nhọt bằng lá trầu không

Từ xa xưa, ông bà ta đã biết tận dụng lá trầu không cho những người bị vết thương hở nhiễm trùng, da bị viêm nhiễm. Lý do là bởi trong lá trầu không đóng vai trò như một nguồn “kháng sinh tự nhiên”, trầu không có khả năng chữa các vết thương nhiễm trùng gây mủ, mụn nhọt, mề đay, ghẻ ngứa.

Lá trầu không kháng viêm cho da rất tốt
Lá trầu không kháng viêm cho da rất tốt

Để loại bỏ mụn nhọt bằng lá trầu không, bạn có thể tham khảo các công thức:

  • Công thức 1: Đun sôi nước với 1 nắm nhỏ lá trầu không và sử dụng để ngâm vùng da bị mụn nhọt. Bạn có thể dùng nước lá trầu không để vệ sinh vùng da mụn nhọt hàng ngày.
  • Công thức 2: Kết hợp lá trầu không với lá thồm lồm và hoa râm bụt với tỷ lệ bằng nhau, giã nát nguyên liệu và đắp lên vùng da mụn nhọt 20 phút rồi rửa sạch.

Trị mụn nhọt không có đầu bằng thuốc

Nếu mụn nhọt ở mức độ từ trung bình – nặng thì cách tốt nhất là bạn cần đến các cơ sở y tế hoặc trung tâm da liễu uy tín để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân, đưa ra phác đồ điều trị.

Bác sĩ thường sẽ kê đơn cho bạn một số loại thuốc như:

  • Nhóm thuốc vệ sinh, sát khuẩn: Dùng để làm sạch và sát trùng vị trí bị nổi mụn nhọt, loại bỏ vi khuẩn.
  • Thuốc bôi tại chỗ: Tác động trực tiếp nên nốt mụn, tiêu diệt vi khuẩn và giảm sưng tấy.
  • Thuốc uống toàn thân: Sử dụng trong trường hợp các liệu pháp bôi ngoài da không có hiệu quả. Thuốc sẽ tác động từ bên trong, tiêu diệt vi khuẩn, tiêu viêm, nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là một số thông tin tổng quan về tình trạng mụn nhọt không có đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và một số phương pháp điều trị phổ biến. Mụn nhọt không đầu cần được theo dõi để điều trị kịp thời, bạn nên thận trọng và áp dụng phương pháp điều trị sớm để tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Cập nhật lúc 11:55 - 20/05/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo