Cách Nặn Mụn Nhọt Tại Nhà: Hướng Dẫn Chi Tiết Và Những Lưu Ý Quan Trọng
Mụn nhọt là một loại mụn nhiễm trùng sâu, thường gây ra đau nhức và có mủ bên trong. Nhiều người lựa chọn tự nặn mụn nhọt tại nhà để giảm bớt sự khó chịu và giúp mụn nhanh lành. Tuy nhiên, nặn mụn nhọt không đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và để lại sẹo. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nặn mụn nhọt an toàn tại nhà cùng với những lưu ý quan trọng để bảo vệ làn da của bạn.
Cách nặn mụn bọc an toàn và đúng cách
Mụn nhọt là tình trạng khiến bạn khó chịu, gây mất thẩm mỹ, do đó bạn muốn nặn mụn nhọt nhưng không để lại sẹo hay rỗ trên da. Để nặn mụn bọc an toàn, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh da mặt
Trước khi tiến hành nặn mụn, bạn nên làm sạch bề mặt da trước khi thực hiện, tránh nhiễm khuẩn. Sử dụng sữa rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết để loại bỏ lớp tế bào sừng trên da cũng như bụi bẩn và sợi bã nhờn. Lúc này, bạn có thể dễ dàng lấy nhân mụn ra bên ngoài mà không làm ảnh hưởng tới các vùng da xung quanh.
Bước 2: Rửa sạch tay và dụng cụ nặn mụn
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ nặn mụn, đảm bảo chúng đã được sát khuẩn thật sạch, đảm bảo vô trùng. Tay trước khi nặn cũng cần được làm sạch, loại bỏ vi khuẩn tồn tại trên dụng cụ nặn mụn và da tay để tránh vi khuẩn xâm nhập khi nặn mụn. Bạn có thể sát khuẩn bằng cách sử dụng xà phòng và dùng khăn sạch để lau khô. Đối với dụng cụ nặn mụn, bạn hãy đun một nồi nước sôi và thả các dụng cụ đó trong khoảng 10 – 20 phút. Tiếp đến là dùng dung dịch sát khuẩn y tế rửa sạch và lau khô trước khi sử dụng.
Bước 3: Xông hơi da mặt
Nếu vùng da bị mụn nhọt là ở mặt, tay, chân, bạn hãy tiến hành xông hơi để lỗ chân lông có thể giãn nở hơn. Còn đối các vùng khó xông hơi, bạn có thể lấy một miếng khăn nhúng với nước ấm và chườm lên giúp da mềm hơn, dễ dàng nhìn thấy nhân mụn cũng như lấy nhân mụn hơn.
Bước 4: Nặn mụn nhẹ nhàng
Việc nặn mụn bọc cần thực hiện cẩn thận để không làm tổn thương da. Bạn có thể thực hiện như sau:
- Đặt đầu kim song song với da và nhẹ nhàng châm lên đỉnh nhân mụn, tạo ra một vết hở nhỏ để dễ dàng đẩy nhân mụn ra ngoài. Đảm bảo không đâm đầu kim quá sâu để tránh chảy máu.
- Đặt các ngón tay lên gạc y tế hoặc khăn giấy sạch, sau đó đặt hai bên vết mụn.
- Áp dụng áp lực nhẹ lên vùng da xung quanh mụn, giữ trong khoảng 1-2 giây, nhưng không nên áp dụng áp lực trực tiếp lên đỉnh mụn. Bạn có thể linh hoạt xoay ngón tay theo nhiều hướng để tránh làm tổn thương da.
- Khi nhân mụn bắt đầu trồi lên, bạn có thể tiếp tục nặn để loại bỏ nhân mụn và đảm bảo lấy ra cả chân mụn. Hãy nặn đến khi không còn nhân mụn nữa, có thể sẽ kèm theo một ít máu. Đảm bảo là bạn đã nặn hết máu độc màu đỏ sẫm để tránh tình trạng thâm mụn sau này.
Bước 5: Vệ sinh và chăm sóc da sau nặn mụn
Sau khi thực hiện quá trình nặn mụn, việc chăm sóc và bảo vệ da là bước quan trọng không thể bỏ qua. Sau khi lấy nhân mụn, vùng da cần được lau sạch bằng dung dịch sát khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng và vi khuẩn. Tránh việc sử dụng sữa rửa mặt ngay sau khi nặn mụn để không kích ứng da thêm. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nước hoa hồng hoặc dung dịch dịu nhẹ để làm sạch da. Sử dụng mặt nạ giảm sưng có chứa thành phần làm dịu da để giúp làm dịu da và giảm sưng viêm. Khi những nốt mụn bọc đã lành, hãy sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa các thành phần giúp làm mờ vết thâm và sẹo mụn.
Xem thêm thông tin:
- Hướng dẫn 5 cách trị mụn nhọt hiệu quả ngay tại nhà, an toàn
- Top 11 thuốc chữa mụn nhọt giá tốt nhất năm 2024
Vì sao cần nặn mụn đúng cách?
Nặn mụn phải tùy vào từng trường hợp của mụn và phải nặn đúng cách, tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn. Dưới đây là tình trạng nếu quá trình nặn mụn không đảm bảo:
- Bị sẹo lõm, sẹo rỗ trong tương lai: Nếu không khử trùng các dụng cụ nặn mụn hay rửa sạch tay trước khi thực hiện, rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng sẹo lồi, lõm, rỗ trong tương lai.
- Ảnh hưởng dây thần kinh: Vùng tập trung nhiều dây thần kinh giác quan nhất là miệng và mũi, nếu không loại bỏ mụn có thể sẽ gây đau đớn, áp lực cho và tổn thương các dây thần kinh.
- Kích thích mụn mới mọc lên: Khi vi khuẩn xâm nhập vào do quá trình nặn mụn sai cách có thể khiến nhân mụn còn sót lại và khiến vi khuẩn xâm nhập. Điều này kết hợp với việc da không được khử trùng sạch sẽ rất dễ làm da bị nhiễm khuẩn nên mụn mới mọc lên.
- Nhiễm trùng máu: Nếu dùng dụng cụ nặn mụn đầu quá nhọn khó thể khiến da bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng tấn công vào sâu bên trong và gây nhiễm trùng máu.
- Hệ lụy khác: Cấu trúc da bị phá vỡ, mụn trở nên nặng hơn, tăng lượng vi khuẩn bám trên da,…
5 cách chăm sóc da sau khi nặn mụn
Nếu đã loại bỏ được mụn thì quá trình sau khi nặn mụn cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là 5 cách chăm sóc da hiệu quả sau khi nặn mụn.
Giữ vệ sinh vùng da mụn
Nặn mụn có thể dễ gây ra vết thương hở và chảy máu khi nhân mụn bị lấy đi, vậy nên trong các bước chăm sóc da, bạn nên hết sức chú ý. Nếu sau khi nặn mụn, máu chảy quá nhiều bạn hãy lấy khăn giấy sạch và ấn nhẹ lên vùng da đó cho tới khi máu ngừng chảy.
Hạn chế chạm tay vào vùng da vừa nặn mụn, khi vệ sinh cần rửa sạch tay để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vùng da tổn thương. Khi ra ngoài, cần che chắn thật cẩn thận, kỹ lưỡng, tránh ánh nắng mặt trời, tiếp xúc với mồ hôi có thể gây nhiễm trùng. Đây là những biện pháp quan trọng mà bạn cần lưu ý trong quá trình nặn mụn, tránh những tình trạng xấu như để lại sẹo hay thâm.
Giữ ẩm cho da
Trong những ngày đầu sau khi nặn mụn, hãy tập trung nhiều hơn vào việc dưỡng ẩm cho da. Lúc này da thường rất nhạy cảm, vì vậy bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm nhẹ nhàng và đơn giản hơn. Cân nhắc tạm thời ngừng sử dụng kem dưỡng chống lão hóa trong thời gian này để tránh làm kích ứng da.
Tránh dùng sản phẩm dễ gây kích ứng
Việc sử dụng tẩy tế bào chết, mỹ phẩm hoặc các sản phẩm skincare chứa vitamin C có thể gây kích ứng hoặc cảm giác châm chích cho da sau khi bạn đã nặn mụn. Vì vậy, như đã đề cập phía trên, trong giai đoạn này, bạn chỉ cần tập trung sử dụng kem dưỡng ẩm và sữa rửa mặt nhẹ nhàng là đủ cho da. Nếu bạn muốn trang điểm, hãy tránh thoa trực tiếp lên vùng da mới nặn mụn mà thay vào đó là một lớp kem hoặc gel trị mụn mỏng hoặc miếng dán mụn.
Không cạy lớp vảy mụn
Thường trong vòng một tuần, các nốt mụn nhọt nặn đi sẽ bắt đầu hình thành lớp vảy. Tuy nhiên, bạn không nên cố gắng cạy bỏ lớp vảy này ngay, vì điều đó có thể làm tình trạng da trở nên tồi tệ hơn, thâm mụn. Lớp vảy sẽ tự bong ra trong quá trình rửa mặt mà không cần tác động quá nhiều.
Uống đủ nước, ngủ đủ giấc
Để ngăn ngừa mụn trở lại và giúp da đều màu sau khi đã nặn mụn, bạn nên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để cấp ẩm cho da. Việc hạn chế ăn uống đồ cay nóng và chất kích thích, cũng như tránh thức khuya và vận động đều đặn là rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ thiên nhiên để dưỡng da, bởi vì các thành phần từ thiên nhiên như tinh dầu tràm trà, bạc hà, trà xanh, bột nghệ, mật ong, cà chua, sữa chua, nha đam… đều có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và kích thích phát triển tế bào da mới, giúp dưỡng da mềm mại và ngăn ngừa vết thâm.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn khách hàng cách nặn mụn nhọt đúng cách, tránh sẹo thâm. Hy vọng bài viết này đã có thể giúp ích được cho bạn.
Xem thêm:
- Mụn Nhọt Ở Háng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất
- Trẻ Bị Mụn Nhọt Trên Đầu – Làm Sao Để Hết Nhanh Chóng?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!