Bật Mí 3 Cách Nặn Mụn Nhọt Ở Mông Đúng Cách An Toàn
Nguyên nhân gây mụn nhọt ở mông
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên Phó GĐ chuyên môn kiêm Trưởng khoa khám bệnh BV YHCT, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:
1. Do lỗ chân lông bí tắc
Như đã nói, vùng da ở mông thường xuyên ẩm ướt, bí bách do mặc quần bó sẽ dẫn đến dầu thừa, da chết tích tụ nhiều, cộng thêm bụi bẩn hàng ngày từ môi trường sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh ra mụn.
Những thói quen dẫn đến bít tắc lỗ chân lông ở mông:
- Ngồi quá lâu trong thời gian dài: Thường gặp nhất ở dân văn phòng, khiến lỗ chân lông ở vùng mông bị bí.
- Mặc quần quá bó hoặc ẩm ướt: Mông bị cọ sát, tiết nhiều mồ hôi không thoát được khiến tắc tuyến chân lông.
- Không thay đồ lót thường xuyên: Quần lót gần như là vật tiếp xúc với mông nhiều nhất, nếu không được thay giặt thường xuyên sẽ dễ sinh vi khuẩn gây mụn nhọt.
2. Do viêm nang lông
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nổi mụn nhọt ở mông. Khi lỗ chân lông bị kích ứng, xuất hiện những nốt mụn sưng đỏ và có đầu mủ trắng sẽ gây ra cảm giác đau ngứa, nhức. Tình trạng viêm nang lông lâu ngày không được chữa trị sẽ sinh ra mụn nhọt.
3. Do dày sừng nang lông và áp-xe da
Dày sừng nang lông da sẽ xuất hiện những ổ mụn sần sùi, thô ráp mọc trên mông. Lỗ chân lông bị tích tụ quá nhiều keratin sẽ gây ra tình trạng này, thường gặp nhiều nhất ở trẻ em. Tuy nhiên dày sừng nang lông không gây đau nhức nên dễ bị bỏ qua và tiến triển thành nhọt.
Áp-xe da ở mông là hiện tượng mụn nhọt sưng to, mọc theo cụm và sau đó có thể dẫn đến nhiễm trùng (tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, nấm…)
Khi nào nên nặn mụn nhọt ở mông?
Mụn nhọt ở mông là tình trạng xảy ra do các vi khuẩn tấn công vào trong nang lông. Quá trình cọ xát hoặc không được xử lý sớm sẽ khiến mụn viêm nhiễm, sưng và tấy đỏ.
Theo các bác sĩ, nếu tình trạng mụn nhọt đang ở trạng thái kích thước to, sưng đỏ và có mủ thì không nên nặn. Bởi việc tự ý nặn không đúng cách, không biết cách sát khuẩn sẽ dễ dẫn tới nhiễm trùng.
Tuy nhiên, nếu trường hợp mụn đã phát triển tối đa, cồi mụn khô và gom lại, bạn có thể nặn ra để mụn nhanh khỏi hơn. Hoặc nếu không may mụn bị vỡ, mủ viêm chắc chắn vẫn còn sót lại trong nang lông, khi đó, việc nặn mụn để lấy hết mủ ra ngoài là cần thiết.
Có thể bạn quan tâm: Mụn Nhọt Ở Mông Bị Vỡ Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị Hiệu Quả
3 cách nặn mụn nhọt ở mông đúng cách, an toàn
Có rất nhiều cách để bạn có thể nặn mụn nhọt, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây
Nặn mụn nhọt ở mông bằng tay
Nặn mụn bằng tay là cách đơn giản nhất để loại bỏ nhân mụn hoặc mủ viêm, phương pháp lấy mụn này có đặc điểm như sau:
- Ưu điểm: Dễ áp dụng, ai cũng có thể nặn, thao tác đơn giản, không cần phải chuẩn bị nhiều dụng cụ.
- Nhược điểm: Nếu tay bạn không đảm bảo vệ sinh, sát khuẩn, rất dễ gây nhiễm trùng. Đặc biệt là móng tay nếu không rửa sạch dễ là nơi trú ngụ của vi khuẩn.
Cách nặn mụn nhọt ở mông bằng tay:
- Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà bông hoặc dung dịch nước rửa tay diệt vi khuẩn, làm sạch vùng da bị mụn nhọt bằng nước muối sinh lý.
- Bước 2: Đặt hai đầu ngón tay ở hai bên của nốt mụn nhọt, ấn nhẹ nhàng tạo lực để đẩy cồi mụn hoặc mủ viêm ra ngoài. Bạn ấn đến khi nào không còn thấy mủ viêm nữa thì dừng lại.
- Bước 3: Sử dụng dung dịch cồn iod 3-5% đổ ra bông và chấm vào vết mụn để sát khuẩn.
- Bước 4: Sử dụng gạc y tế để băng vết mụn nhọt vừa nặn.
Lưu ý: Nếu bạn không thể tự nặn bằng tay thì có thể nhờ sự hỗ trợ của người khác.
Cách nặn mụn bằng tăm bông
Nặn mụn bằng tăm bông là cách được nhiều người áp dụng:
- Ưu điểm: Công dụ đơn giản, dễ chuẩn bị, không tốn nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo vệ sinh bởi mỗi lần nặn chỉ dùng tăm bông 1 lần.
- Nhược điểm: Đòi hỏi cần phải có sự khéo léo thì mới có thể nặn hết nhân mụn, mủ viêm ra ngoài.
Cách nặn mụn sử dụng tăm bông:
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn nhọt bằng nước muối, rửa tay và chuẩn bị 2 cây tăm bông mới.
- Bước 2: Sử dụng 2 đầu của tăm bông ấn nhẹ vào hai bên cồi mụn nhọt để tạo lực vừa đủ đẩy mủ viêm hoặc nhân mụn ra ngoài. Bạn ấn từ từ bằng lực nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da.
- Bước 3: Sử dụng cồn iod 3-5% để sát khuẩn vết thương sau nặn mụn rồi băng lại bằng băng gạc y tế.
Cách nặn mụn bằng que nặn mụn
Nặn mụn nhọt bằng que nặn mụn là cách được sử dụng khá phổ biến vì có thể nặn được hết nhân mụn hoặc mủ viêm. Với phương pháp lấy mụn này, bạn nên sử dụng que nặn mụn hai đầu: Một đầu có vòng tròn được thiết kế vừa với nốt mụn để khi ấn xuống, nhân mụn đẩy ra ngoài, một đầu nhọn để chích mụn.
- Ưu điểm: Nặn mụn và loại bỏ mụn dễ dàng, cây nặn mụn có thể dùng được nhiều lần.
- Nhược điểm: Đòi hỏi phải biết cách sử dụng bởi cây nặn mụn có thể gây tổn thương da nếu sử dụng lực quá mạnh. Nặn mụn bằng que có thể gây đau đớn.
Cách nặn mụn nhọt ở mông bằng que nặn mụn:
- Bước 1: Vệ sinh vùng da bị mụn nhọt, sát khuẩn cây nặn mụn bằng nước sôi.
- Bước 2: Bạn sử dụng đầu nhọn của cây nặn mụn chích nhẹ lên đầu mụn sau đó dùng đầu vòng tròn còn lại đặt lên mụn, ấn xuống để tạo lực đẩy nhân mụn, mủ viêm ra ngoài.
- Bước 3: Dùng bông thấm bớt mủ, sát khuẩn sau đó dùng băng gạc để băng lại.
Hạn chế mụn nhọt ở mông quay lại
Nặn mụn là cách nhanh nhất để loại bỏ mụn nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ biến chứng. Vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý các vấn đề sau:
- Vệ sinh cá nhân đúng cách: Tắm rửa thường xuyên, đặc biệt là sau khi ra mồ hôi nhiều. Sử dụng xà phòng kháng khuẩn để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
- Mặc quần áo thoáng mát: Chọn quần áo bằng chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi. Tránh mặc quần áo chật và không thoáng khí.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước để duy trì làn da khỏe mạnh. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ và đường.
Các biện pháp giảm đau và sưng tấy khi bị mụn nhọt
- Sử dụng đá lạnh: Chườm đá lạnh lên vùng da bị mụn nhọt trong khoảng 10-15 phút. Điều này giúp giảm sưng và đau.
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Sử dụng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc paracetamol để giảm đau và sưng.
- Sử dụng kem chống viêm: Thoa kem chống viêm lên vùng da bị mụn nhọt theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Câu hỏi thường gặp (FAQ)
- Khi nào nên đi khám bác sĩ? Nếu mụn nhọt không giảm sưng sau vài ngày hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như mủ màu xanh, đau nhiều và sốt, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
- Có nên tự nặn mụn nhọt ở nhà không? Nếu bạn không chắc chắn về cách nặn mụn đúng cách hoặc nếu mụn quá lớn và đau, tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
- Làm sao để mụn nhọt không tái phát? Để mụn nhọt không tái phát, hãy duy trì vệ sinh cá nhân tốt, mặc quần áo thoáng khí và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
Nặn mụn nhọt ở mông đòi hỏi bạn phải thực hiện đúng cách và cẩn thận để tránh nhiễm trùng và sẹo. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách nặn mụn nhọt ở mông một cách hiệu quả và an toàn. Chúc bạn luôn có làn da khỏe mạnh và tự tin!
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!