Nổi Mụn Gạo Ở Môi: Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn gạo ở môi là một vấn đề da liễu phổ biến và gây nhiều phiền toái cho nhiều người. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách điều trị hiệu quả, Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam sẽ chia sẻ chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp trị mụn gạo ở môi một cách toàn diện nhất.

Nổi mụn gạo ở môi là gì và hình ảnh thực tế

Mụn gạo hay còn gọi là mụn thịt, thực chất là các u nang phát triển ở bề mặt da. Mụn gạo ở môi hình thành bởi keratin bị lưu giữ dưới biểu bì da, dày lên ở các lớp sừng quanh lỗ chân lông viền môi.

noi mun gao o moi
Hình ảnh môi bị nổi mụn gạo

Sở dĩ được gọi là mụn gạo vì kích thước không lớn, chỉ khoảng 1 – 2mm, tương đương đầu hạt gạo và có màu trắng. Bên trong không có nhân, không thể tác động hay nặn.

Mụn gạo ở môi khiến môi sần sùi, khó chịu, có thể cảm nhận rõ khi lấy tay chạm vào.

Nguyên nhân nổi mụn gạo ở môi

Mặc dù lành tính nhưng không phải ngẫu nhiên mà môi của bạn xuất hiện mụn gạo. Dưới đây các bác sĩ chỉ ra một số những nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Cơ thể nóng trong, rối loạn chức năng gan hoặc chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người nóng trong đều bị nổi mụn gạo ở môi.
  • Do các hạt bã nhờn hoạt động mạnh, xuất hiện trên vùng da môi tạo thành các hạt trắng nhỏ li ti, thành từng mảng.
  • Sử dụng son môi giả, kém chất lượng dẫn đến môi bị kích ứng, nổi mụn gạo. Hoặc các loại mỹ phẩm chăm sóc da không phù hợp, da bị nhiễm vi khuẩn P.acne.
  • Vệ sinh vùng miệng không sạch sẽ sau khi ăn uống, đặc biệt khi ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
  • Chế độ sinh hoạt không khoa học, thức khuya, ngủ thiếu giấc khiến da bị lão hóa, sử dụng nhiều chất kích thích như trà, cafein,…
  • Thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn tuổi dậy thì, lúc mang thai, phụ nữ uống thuốc tránh thai.
  • Môi trường sinh sống bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói độc khiến da ở môi bị kích ứng, ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp.
  • Một số yếu tố liên quan đến di truyền, tuổi tác.

Xem thêm:

Triệu Chứng Của Mụn Gạo Ở Môi

  • Những Nốt Mụn Nhỏ, Trắng: Mụn gạo thường xuất hiện dưới dạng những nốt mụn nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt. Chúng thường tập trung quanh vùng môi và có thể gây khó chịu.
  • Cảm Giác Khó Chịu Và Ngứa Rát: Mụn gạo có thể gây ra cảm giác ngứa rát, khó chịu, khiến bạn muốn cào gãi hoặc chạm vào vùng da bị mụn, điều này có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
  • Da Môi Khô Và Sần Sùi: Khi bị mụn gạo, da môi thường trở nên khô và sần sùi, mất đi độ mịn màng và tươi sáng vốn có.

Mụn gạo trên môi có nặn được không, có tự hết không?

Thực tế mụn gạo là u nang lành tính và không có nhân. Do đó việc nặn mụn gạo bằng tay hay dùng dụng cụ sắc nhọn để loại bỏ chỉ làm tăng nguy cơ tổn thương da. Lúc này, mụn không những không bị loại bỏ mà còn khiến da môi có sẹo, nhiễm trùng sau nặn.

Đặc biệt, vùng da quanh môi rất nhạy cảm, nặn mụn sẽ khiến bạn đau đớn, khó chịu. Vùng da này rất dễ bị kích ứng dẫn đến đỏ rát, viêm sưng lỗ chân lông.

Mụn gạo có thể tự mất nhưng tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng mỗi người. Có người có thể tự hết sau một vài tháng nhưng cũng có người cần hơn 1 – 2 năm.

Do đó, tốt nhất bạn cần có biện pháp xử lý để tránh lây lan, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

noi mun gao o moi
Bạn không nên tự ý nặn hoặc tác động mạnh lên da

Các cách trị mụn gạo ở môi đơn giản và hiệu quả nhất

Nếu bị mụn gạo ở dưới mắt, hai bên má hay trán thì sẽ không quá khó chịu như khi bị ở môi. Mụn ở môi không những khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn khó khăn khi ăn uống.

Dưới đây là một số phương pháp “xử gọn” mụn gạo mọc ở môi mà bạn đọc có thể tham khảo.

Phương pháp dân gian

Các mẹo dân gian được ông cha ta truyền lại từ lâu mà bạn có thể tham khảo.

Cách 1 – Dùng lá tía tô 

Phương pháp này bạn có thể thực hiện hàng ngày cho đến khi mụn biến mất hoàn toàn. Hơn nữa nước cốt lá tía tô còn giúp da trắng mịn, se khít lỗ chân lông rất tốt.

  • Ngâm 5 – 10 lá tía tô với nước muối pha loãng, để ráo nước thì giã nát bằng cối.
  • Rửa sạch tay và mặt sau đó thoa nước lá tía tô lên vùng da môi.

Cách 2 – Dùng chuối xanh khi nổi mụn gạo ở môi

Tương tự bạn có thể tham khảo cách dùng quả chuối xanh để đắp lên môi trị mụn gạo tại nhà.

  • Lấy 1 quả chuối xanh gọt vỏ, xay nhuyễn và thêm chút muối tinh.
  • Rửa sạch mặt và môi sau đó đắp mặt nạ chuối xanh lên môi, kết hợp thoa nhẹ nhàng.
  • Sau khoảng 20 phút làm sạch da và tiếp tục các bước chăm sóc da khác.

Cách 3 – Lòng trắng trứng gà 

Cách làm này lành tính nhưng có thể không phù hợp với nhiều bạn bởi lòng trắng trứng gà hơi tanh, khó chịu khi đắp lên da môi.

  • Tách một lòng trắng trứng gà, đánh bông cùng với một thìa nước cốt chanh.
  • Dùng cọ hoặc bông thấm hỗn hợp này lên da môi, massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút và rửa sạch.

Xem thêm: 15 Cách Trị Thâm Mụn Bằng Chanh Hiệu Quả Bạn Nên Biết

noi mun gao o moi
Dùng lòng trắng trứng gà là cách cải thiện lành tính

Cách 4 – Thoa mật ong và bột nghệ 

Kết hợp mật ong cùng bột nghệ và sữa chua không đường cũng là một cách để hỗ trợ cải thiện mụn gạo ở môi dễ dàng.

  • Trộn hỗn hợp gồm 2 thìa cafe mật ong, 1 thìa bột nghệ, 2 thìa sữa chua không đường.
  • Thoa hỗn hợp lên môi và massage nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút rồi rửa lại sạch với nước.

Công thức này không chỉ có tác dụng với mụn gạo mà còn giúp môi mềm ẩm, căng bóng hơn.

Cách 5 – Nổi mụn gạo ở môi nên dùng rau diếp cá

  • Dùng 100g lá diếp cá rửa sạch với muối loãng sau đó xay nhỏ cùng với một chút muối hạt.
  • Đắp hỗn hợp rau diếp cá lên phần môi có mụn trong khoảng 15 phút rồi rửa lại sạch.

Sử dụng công nghệ hiện đại chữa nổi mụn gạo ở môi

Để cải thiện mụn gạo ở phần da đặc biệt như môi rất khó, bạn nên đến các cơ sở da liễu uy tín để được tư vấn.

noi mun gao o moi
Chiếu tia Laser để hết mụn gạo ở môi an toàn, hiệu quả

Hiện nay có 3 phương pháp hiện đại dùng để chữa mụn gạo ở môi hiệu quả, an toàn, không lo tái phát là chiếu ánh sáng xanh, áp lạnh nitơ lỏng và công nghệ Laser.

  • Dùng ánh sáng xanh: Chống khuẩn, tiêu diệt các hạt fordyce là nguyên nhân gây ra mụn gạo, kết nối mao mạch, chống lão hóa, làm dịu da.
  • Áp lạnh bằng nitơ lỏng: Sau khi phun nitơ lỏng vào da, mụn gạo sẽ bị phỏng và bong ra sau khoảng 1 tuần.
  • Dùng công nghệ Laser: Sử dụng tia Laser CO2 để tác động loại bỏ trực tiếp hạt fordyce và tác nhân gây hại trên da mà không tổn thương đến tế bào. Ngoài ra bắn Laser còn giúp kích thích sản sinh collagen, giúp da nhanh phục hồi, săn chắc.

Xem thêm: Mụn Gạo Ở Mắt: Nguyên Nhân, Phương Pháp Điều Trị

Những lưu ý và cách chăm sóc da khi bị mụn gạo ở môi

Để mụn gạo nhanh chóng “biến mất” và trả lại bờ môi căng mọng, mềm mại thì bạn đọc nên chú ý những điều dưới đây:

  • Giữ Vệ Sinh Da Môi Hàng Ngày: Bạn cần làm sạch môi hàng ngày bằng cách rửa mặt và sử dụng sản phẩm tẩy trang chuyên dụng cho vùng môi. Tránh sử dụng các sản phẩm chứa nhiều hóa chất và luôn giữ cho môi luôn ẩm mượt.
  • Sử Dụng Mỹ Phẩm Phù Hợp: Chọn các sản phẩm mỹ phẩm phù hợp với loại da của bạn, ưu tiên những sản phẩm không chứa dầu và không gây bít lỗ chân lông. Trước khi mua mỹ phẩm, nên thử nghiệm trên một vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng của da.
  • Duy Trì Chế Độ Sinh Hoạt Lành Mạnh: Hãy duy trì một chế độ ăn uống cân đối, nhiều rau xanh và trái cây, uống đủ nước mỗi ngày. Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia và thức ăn nhanh. Ngoài ra, nên tập thể dục đều đặn và giữ tinh thần thoải mái để giảm stress, giúp làn da khỏe mạnh hơn.
  • Kiểm Tra Sức Khỏe Định Kỳ: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về da và có biện pháp điều trị kịp thời. Đặc biệt, khi có dấu hiệu bất thường trên da, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn chính xác.

Mụn gạo ở môi, mặc dù không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách trị mụn gạo là rất quan trọng để bạn có thể xử lý hiệu quả tình trạng này. Hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh và thăm khám bác sĩ khi cần thiết để đảm bảo làn da môi của bạn luôn khỏe mạnh và đẹp tự nhiên

Bài viết hấp dẫn:

Cập nhật lúc 10:19 - 25/07/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo