Mụn Áp Xe: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn áp xe là một loại mụn viêm nhiễm nghiêm trọng, hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn và nhiễm khuẩn. Không chỉ gây đau nhức, mụn áp xe còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mụn áp xe là gì, nguyên nhân gây ra từ đâu và cách điều trị như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để bảo vệ làn da của bạn một cách tốt nhất.

Mụn áp xe là gì?

Mụn áp xe là một tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng dưới da, hình thành khi lỗ chân lông hoặc tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn và nhiễm khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào da, gây ra phản ứng viêm và tạo ra mủ. Mụn áp xe thường có kích thước lớn, gây đau nhức và sưng đỏ rõ rệt. Đây không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

mun ap xe
Mụn áp xe là thuật ngữ dùng để chỉ dạng mụn viêm nặng xuất hiện ở da

Mụn viêm áp xe có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, kể cả da mặt, da cổ, da tay hay nách, chân,… Tuy nhiên, chúng thường hình thành ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi và dầu nhờn. Mụn viêm áp xe thường có kích thước khá lớn, to gần bằng quả trứng. Vậy nên khó tránh khỏi cảm giác sưng đau hoặc bị sốt khiến người bệnh cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi. 

Với những trường hợp không được xử lý kịp thời, mủ và vi khuẩn sẽ lây lan qua vùng da xung quanh và tạo thành ổ viêm rộng. Hơn nữa, do dịch mủ ở loại mụn này nằm dưới da, gần với các mạch máu. Chính vì thế, chúng có thể tấn công vào mạch máu và gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm. 

Dấu hiệu mụn áp xe

Muốn khắc phục cũng như phòng tránh mụn áp xe hiệu quả, các bạn cần nắm được nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết loại mụn này. Theo đó, mụn viêm áp xe thường được nhận biết thông qua những dấu hiệu điển hình như:

  • Da có hiện tượng sưng, nốt mụn có kích thước lớn, gây nóng đỏ, phù nề. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể gặp tình trạng máu đỏ bầm tại vị trí mọc mụn. 
  • Kích thước mụn ngày càng to lên sau một thời gian ngắn. Nếu vẫn không có biện pháp can thiệp phù hợp, mụn sẽ tiếp tục sưng to mà không có dấu hiệu dừng lại.
  • Có cảm giác đau nhức, nhất là khi tác động từ bên ngoài. 
  • Khi sờ tay lên nốt mụn, bạn sẽ sẽ thấy chúng khá mềm, kèm theo hiện tượng ấm nóng, lùng bùng bên trong do có chứa nhiều dịch mủ. 
  • Thường xuyên thấy mệt mỏi, đau nhức, thể sốt nhẹ do vi khuẩn dần lan rộng qua các mô xung quanh. 
  • Mụn có thể xuất hiện ở dưới hoặc trên bề mặt da, trong đó, nốt mụn nổi lên trên da thường nhẹ hơn nhưng dễ để lại sẹo hơn so với mụn nằm dưới da. 

Mọi người có thể nhận biết loại mụn này thông qua các dấu hiệu nêu trên, tuy nhiên để chắc chắn, bạn nên tới bệnh viện hoặc các trung tâm y tế uy tín để thăm khám kiểm tra. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm, cấy máu dương tính, CRP,… cần thiết để tìm ra nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị phù hợp. 

Nguyên nhân gây mụn áp xe

Phần lớn các nốt mụn áp xe được hình thành do hiện tượng viêm nhiễm nặng từ những tác nhân như vi khuẩn, dầu thừa, bụi bẩn. Cụ thể là: 

Nguyên nhân gây mụn áp xe thường liên quan đến sự tắc nghẽn của lỗ chân lông kết hợp với nhiễm khuẩn. Dưới đây là những yếu tố chính gây ra tình trạng này:

  • Vi khuẩn staphylococcus aureus: Là nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn áp xe. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do dầu nhờn, bụi bẩn hoặc tế bào chết, vi khuẩn này có cơ hội xâm nhập vào bên trong, phát triển mạnh mẽ và gây viêm nhiễm. Quá trình này dẫn đến sự hình thành của mủ và các ổ áp xe dưới da.
  • Vệ sinh da kém: Không vệ sinh da đúng cách là yếu tố làm tăng nguy cơ mụn áp xe. Việc không làm sạch da mặt hàng ngày khiến bụi bẩn, dầu nhờn và vi khuẩn tích tụ, gây bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Sử dụng mỹ phẩm: Có thành phần gây tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc không phù hợp với loại da của bạn có thể gây ra mụn áp xe. Những sản phẩm chứa dầu khoáng, silicon, hoặc các hóa chất gây kích ứng da sẽ làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Yếu Tố Môi Trường: Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mụn áp xe. Bụi bẩn và các chất gây ô nhiễm dễ dàng bám vào da, nếu không được làm sạch đúng cách sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.
  • Căng thẳng và stress: không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động tiêu cực đến làn da. Khi bạn stress, cơ thể sản xuất nhiều hormone cortisol, dẫn đến sự tăng tiết dầu trên da và làm tăng nguy cơ hình thành mụn áp xe.
mun ap xe
Do nhiễm trùng vi khuẩn

Đối tượng có nguy cơ cao

Mụn áp xe có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, tuy nhiên những trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ hình thành mụn cao hơn. Cụ thể như:

  • Trường hợp sinh sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm, mất vệ sinh. 
  • Đối tượng thường xuyên tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng da. 
  • Người vệ sinh da – cơ thể không sạch sẽ khiến mồ hôi, bã nhờn tích tụ trên da lâu ngày. 
  • Trường hợp có hệ miễn dịch kém, hay ốm yếu, bệnh nhân đang thực hiện hóa trị.
  • Đối tượng hay sử dụng chất kích thích như rượu bia, ma túy,…
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường, ung thư, viêm loét đại tràng, AIDS,… 
  • Bệnh nhân lạm dụng corticoid trong thời gian dài hoặc phải tiêm thuốc tĩnh mạch. 
  • Người mắc bệnh về máu như hồng cầu hình liềm, bạch cầu,… 
  • Người gặp chấn thương nặng. 

Mụn áp xe có tự khỏi không?

Một câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc là liệu mụn áp xe có tự khỏi không? Câu trả lời là không. Mụn áp xe là một dạng viêm nhiễm nặng, không thể tự khỏi nếu không được điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu không được can thiệp y tế kịp thời, mụn áp xe có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu hoặc hình thành sẹo vĩnh viễn.

Điều trị mụn áp xe đòi hỏi sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp như dẫn lưu mủ, sử dụng kháng sinh hoặc thậm chí là phẫu thuật để loại bỏ mụn.

Tham khảo: Chuyên Gia Giải Đáp Uống Trà Nhiều Có Nổi Mụn Không?

mun ap xe
Mụn viêm áp xe có thể để lại sẹo lồi hoặc sẹo lõm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhìn chung, mụn áp xe không gây ra vấn đề nghiêm trọng nhưng trong một số trường hợp vẫn cần chăm sóc y tế. Các bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ nếu gặp phải những triệu chứng sau đây:

  • Vùng tổn thương có dấu hiệu bị nhiễm trùng nghiêm trọng, kèm theo hiện tượng sốt cao. 
  • Áp xe tái phát. 
  • Có hiện tượng suy giảm miễn dịch, mắc bệnh mãn tính hoặc bệnh nền khác như tiểu đường,… 

Cách điều trị mụn áp xe hiệu quả

Như chúng ta đã đề cập trước đó, mụn áp xe không thể tự khỏi nên bạn cần tiến hành điều trị. Dưới đây là các bước hướng dẫn loại bỏ mụn áp xe chi tiết mà bạn cần nắm được. 

Thăm khám bác sĩ

Mụn áp xe không thể tự khỏi nếu không tiến hành điều trị và cũng không thể điều trị tại nhà do chúng quá nguy hiểm. Nếu điều trị sai cách, bệnh nhân có thể phải đối diện với những hậu quả khôn lường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ. 

Tốt nhất, ngay sau khi nhận thấy các dấu hiệu của mụn viêm áp xe, mọi người nên tới bệnh viện thăm khám để chẩn đoán mức độ. Căn cứ theo tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp và cách điều trị phù hợp. Chẳng hạn, nếu mụn mới hình thành, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn dùng thuốc uống, thuốc bôi để tránh để mụn phát triển mất kiểm soát hoặc lan rộng. Nếu mụn đã sưng to, có nhiều mủ, bác sĩ có thể chỉ định  áp dụng thủ thuật loại bỏ mụn,…

Rạch vết mụn viêm áp xe để loại bỏ mủ bên trong

Các loại mụn sưng viêm, đặc biệt là áp xe thường có chứa rất nhiều mụn mủ. Để điều trị dứt điểm, bạn cần lấy hết dịch mủ bên trong. Lúc này, bác sĩ sẽ làm sạch, sát trùng khu vực cần điều trị, dùng dụng cụ y tế để rạch vết thương hoặc hút mụn ra ngoài. 

Cách thức loại bỏ mụn áp xe còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là phân biệt đây là áp xe mô bên dưới da hay nông – sâu trong các bộ phận cơ thể. Chi tiết như sau:

  • Trường hợp ở mô bên dưới da, bác sĩ sẽ rạch dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Tuy nhiên, việc phối hợp với thuốc kháng sinh không đem lại hiệu quả tốt trong trường hợp này. 
  • Với những đối tượng bị mủ nhiễm khuẩn nhỏ, dịch sẽ tự chảy và khô mà không cần can thiệp của bác sĩ. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau hoặc điều trị theo chỉ định khác từ bác sĩ. 
  • Với những trường hợp bị áp xe sâu cần can thiệp ngoại khoa bằng cách rạch, dẫn lưu cho khối mủ nhiễm khuẩn kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh được sử dụng phải dựa theo kết quả kháng sinh đồ, dùng thuốc sớm, đủ liều. 
mun ap xe
Rạch vết mụn viêm áp xe để loại bỏ mủ bên trong

Song song với đó, các biểu hiện như đau, sốt sẽ được điều trị cùng lúc, kể cả dị vật trong ổ áp xe. Sau khi dịch mủ đã được loại bỏ, bạn sẽ được sát khuẩn lại để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng. Đương nhiên, các thủ thuật này phải được tiến hành trong một môi trường sạch sẽ, vô khuẩn. 

Nhiều trường hợp, sau lần hút mụn đầu tiên, dịch mủ có thể xuất hiện lại nên bạn cần chú ý theo dõi. Nếu sau khi loại bỏ mà nốt mụn vẫn còn sưng đau, chứng tỏ nốt mụn vẫn còn mủ. Hãy thông báo với bác sĩ và tới bệnh viện để kiểm tra – tiếp tục điều trị để loại bỏ mụn triệt để. 

Sử dụng thuốc kháng sinh

Với những loại mụn sưng viêm nặng, sau khi loại bỏ xong, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để làm giảm đau, giảm viêm. Đồng thời hỗ trợ giúp vết thương nhanh chóng lành lại, tránh các biến chứng không đáng có. 

Các bạn nên mua thuốc theo đơn kê tại bệnh viện, không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng thuốc không đúng liều lượng. Bởi các loại thuốc kháng sinh thường có dược tính mạnh, nếu dùng sai cách sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, khiến việc điều trị về sau gặp khó khăn. 

Chăm sóc da đúng cách

Sau khi trị mụn, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc da. Theo đó, bạn nên vệ sinh da sạch sẽ, nhẹ nhàng với tần suất 2 lần mỗi ngày, tránh tác động lên vùng da bị mụn áp xe. 

Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi có chứa vitamin, khoáng chất để giúp vết thương nhanh lành. Chú ý hơn tới chế độ sinh hoạt, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để hạn chế nguy cơ bị căng thẳng, stress quá độ. Đặc biệt, bạn cần bảo vệ các vết trầy xước, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm tác động xấu tới quá trình làm lành vết thương. 

Lưu ý khi điều trị mụn áp xe

Để quá trình điều trị mụn áp xe diễn ra thuận lợi, hạn chế tối đa nguy cơ gặp biến chứng, các bạn cần lưu ý những điều sau:

Vệ sinh nốt mụn cẩn thận

Bất kể bạn thuộc tuýp da khỏe mạnh, da nhạy cảm hay da có mụn thì đều cần vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày. Việc vệ sinh da đúng cách sẽ giúp da luôn khỏe mạnh, tạo điều kiện để da dễ dàng hấp thu các dưỡng chất. Lưu ý, trước khi muốn vệ sinh vùng da có mụn áp xe, mọi người rửa tay sạch sẽ để tránh cho vi khuẩn, bụi bẩn từ tay xâm nhập và khiến nốt mụn trở nên nghiêm trọng hơn. 

Tìm hiểu ngay: 11 Cách Trị Mụn Đầu Đen Ở Mũi Hiệu Quả Bạn Nên Áp Dụng

mun ap xe
Vệ sinh nốt mụn cẩn thận

Bên cạnh đó, mọi người nên lựa chọn những sản phẩm làm sạch da phù hợp. Ưu tiên những dòng sản phẩm vừa có khả năng làm sạch, vừa có tính năng kháng viêm hiệu quả. 

Kiêng cữ theo chỉ dẫn

Một số thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày tưởng như vô hại nhưng lại là nguồn cơn khiến cho tình trạng mụn mủ lây lan nhanh và khó kiểm soát hơn. Vậy mụn áp xe kiêng ăn gì thì tốt? Theo các bác sĩ, những người bị áp xe da nên kiêng đồ ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu, sa tế,… Đồng thời cần hạn chế dung nạp một số loại trái cây có tính hàn như sầu riêng, mít, nhãn, vải,…. 

Những thực phẩm giàu carbohydrates tinh chế và đường đều cần tiết chế hơn. Vì carbohydrates có thể làm cho hàm lượng đường, hàm lượng insulin trong máu tăng lên. Từ đó kích thích sản sinh nhiều IGF-1, gây tăng tiết bã nhờn, làm bít tắc lỗ chân lông dẫn tới viêm da, tăng hình thành mụn mới. 

Đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga cũng nên tiết chế. Thay vào đó, bạn nên tích cực bổ sung những thực phẩm giàu vitamin E, vitamin D,… Khi cơ thể được cung cấp đủ hàm lượng vitamin cần thiết sẽ giúp giảm bớt mụn, khiến da nhanh chóng phục hồi, trở nên láng mịn, đầy sức sống. 

Biện pháp phòng ngừa áp xe da

Ngoài những lưu ý và nội dung đã chia sẻ, để hạn chế nguy cơ bị áp xe da, các bạn cần nắm được những biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Đầu tiên, hãy thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên và tránh sử dụng chung các thiết bị, vật dụng như khăn tắm để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh. 
  • Cạo râu cẩn thận, bởi các tổn thương, vết cắt trên da có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập, gây bệnh. 
  • Vứt bỏ băng, khăn giấy đúng chỗ. 
  • Xây dựng thói quen – chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để nâng cao sức đề kháng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý. 
  • Bỏ thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện khác. 
  • Cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, chất thải của họ bằng xà phòng. 
  • Tuân thủ theo đúng liệu trình chữa trị bệnh lý về nhiễm khuẩn, đái tháo đường,… 
  • Không tự ý nặn mụn hoặc sờ tay lên mặt quá nhiều, nhất là khi tay đang bẩn. 
  • Tập luyện thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cũng như giúp cơ thể thanh thải độc tố hiệu quả hơn. 
  • Thăm khám da liễu ngay khi thấy trên da xuất hiện các loại mụn bất thường, đặc biệt là mụn viêm, có cảm giác sưng đau, khó chịu. 

Mụn áp xe là một vấn đề da liễu nghiêm trọng, cần được chú ý và điều trị đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân gây mụn áp xe, nhận biết sớm dấu hiệu mụn áp xe và tuân thủ các lưu ý khi điều trị mụn áp xe, bạn có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả tình trạng này. Hãy luôn tìm đến sự tư vấn và hỗ trợ từ các bác sĩ da liễu chuyên khoa để đảm bảo rằng bạn đang chăm sóc làn da của mình một cách tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 10:11 - 21/10/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo