Trẻ Bị Mụn Nhọt Trên Đầu – Làm Sao Để Hết Nhanh Chóng?
Trẻ bị mụn nhọt trên đầu là tình trạng mà nhiều bé mắc phải. Trẻ nhỏ cơ địa có thân nhiệt cao, dễ ra mồ hôi, cộng thêm điều kiện thời tiết nóng ấm, nếu mẹ vệ sinh chưa kỹ rất dễ dẫn tới mụn nhọt. Làm thế nào để loại bỏ các nốt mụn này nhanh nhất? Bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây.
Tại sao cần nhanh chóng loại bỏ mụn nhọt trên đầu trẻ?
Mụn nhọt là tình trạng hết sức bình thường – Đây là quan niệm sai lầm của nhiều bậc cha mẹ. Các nốt mụn xuất hiện chứng tỏ da bé đang có hiện tượng tụ cầu khuẩn ở trong nang lông.
Đối với các bé có sức đề kháng khỏe, vi khuẩn chỉ trú ngụ trong nang lông, nếu mẹ biết cách vệ sinh, chăm sóc da thì mụn sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, nếu mẹ chủ quan và không tìm cách chữa trị, đồng thời kết hợp với sức đề kháng của bé còn yếu, vi khuẩn có thể di chuyển vào trong tĩnh mạch, gây nhiễm trùng máu, rất nguy hiểm cho trẻ.
Vì vậy, khi trẻ bị mụn nhọt trên đầu, việc điều trị sớm cho trẻ không những giúp bé sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu, ngứa ngáy, viêm nhiễm mà còn tránh nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Cách trị mụn nhọt trên đầu của trẻ bằng thuốc
Khi trẻ bị mụn nhọt trên đầu, cách tốt nhất là đưa đến bác sĩ để có thể thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê cho trẻ như:
- Các loại thuốc bôi tại chỗ: Thường là dạng kem mỡ như Phenergan, Gentrisone, Beprosone, Eumovate, Silkron,… Các loại thuốc bôi này có tác dụng giảm sưng viêm nhanh chóng, giúp các vết mụn dịu đi. Tuy nhiên, đa phần thuốc kem bôi mụn nhọt có chứa corticoid nên sử dụng trong thời gian dài dễ gây tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, mẹ cần tuân thủ thời gian sử dụng của bác sĩ, không bôi trong thời gian dài.
- Các loại kháng sinh uống toàn thân: Thường là các loại thuốc có chứa thành phần như clindamycin, cephalexin, vancomycin,… sử dụng trong trường hợp dùng thuốc bôi đơn thuần không có hiệu quả. Các loại kháng sinh đường uống sẽ ngăn chặn, tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn từ bên trong.
Các loại thuốc Tây được ví như “con dao hai lưỡi” với nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, mẹ cần lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con uống mà cần có sự hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Chữa mụn nhọt trên đầu của trẻ tại nhà
Đối với một số trường hợp, tình trạng mụn nhọt trên đầu của bé mới ở giai đoạn khởi phát, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị từ thiên nhiên:
Trị mụn nhọt ở đầu cho bé bằng lá khoai lang
Lá khoai lang có tình bình, vị ngọt và an toàn, giúp làm dịu và mát da, ngăn ngừa các bệnh về rôm sảy, mụn nhọt tốt. Vì vậy, lá khoai lang được dùng để trị mụn nhọt ở trẻ.
Cách chữa mụn nhọt cho bé bằng lá khoai lang như sau:
- Bước 1: Lấy 1 nắm khoai lang non, thêm chút muối và đậu xanh, rửa sạch các nguyên liệu.
- Bước 2: Cho các nguyên liệu vào chung một cối rồi giã nhỏ, đựng vào túi vải xô.
- Bước 3: Sau khi làm sạch vùng da đầu bị mụn nhọt, mẹ đắp hỗn hợp lên và để khoảng 15 phút rồi rửa sạch.
Trị mụn nhọt cho bé bằng lá mồng tơi
Mồng tơi không chỉ là một loại rau ăn giàu dinh dưỡng mà còn được tận dụng trong khá nhiều công thức trị bệnh. Lá mồng tơi có tính mát, khả năng giải độc tốt và bổ sung rất nhiều vitamin có lợi cho da.
Ưu điểm của loại rau này là rất lành tính và gần như ít gây kích ứng cho da. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng mồng tơi để chữa trị mụn nhọt mọc trên đầu cho bé.
Cách trị mụn nhọt trên đầu trẻ bằng mồng tơi:
- Bước 1: Mẹ chuẩn bị khoảng 5-7 lá mồng tơi và một nhúm nhỏ muối tinh.
- Bước 2: Sau khi rửa sạch mồng tơi, mẹ mang giã chung với muối cho đến khi thu được hỗn hợp thật nhuyễn.
- Bước 3: Gội sạch đầu cho bé và lau khô, đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn và để trong 15 phút sau đó gội lại cho bé bằng nước mát.
Lưu ý: Nếu bé có mụn mủ viêm thì không nên sử dụng phương pháp này vì muối có thể khiến cho bé bị xót hoặc đau rát.
Mẹo trị mụn nhọt trên đầu cho bé bằng lá táo
Trong y học cổ truyền, lá táo được xem là một vị thuốc chữa nhiều bệnh rất hiệu quả. Với đặc tính mát, an toàn cho da, lá táo có công dụng kháng khuẩn, giảm đau. Đặc biệt, lá táo còn có thể hút các loại mủ viêm, giải độc cho da.
Vì vậy, mẹ có thể tham khảo một số công thức điều trị mụn nhọt cho bé từ lá táo như sau:
- Công thức 1: Rửa sạch lá táo, xay cùng vài hạt muối tinh, chắt lấy nước sau đó thoa lên vùng da bị mụn nhọt của trẻ. Hoặc mẹ có thể để cả hỗn hợp nguyên bã đắp lên vùng da đầu nổi mụn để tình trạng được cải thiện nhanh chóng.
- Công thức 2: Mẹ có thể sử dụng cao làm từ lá táo, giã nát với muối ăn sau đó đắp lên vùng da bị mụn nhọt của bé. Đây là công thức hút mủ mụn nhọt cho bé rất tốt.
- Công thức 3: Mẹ rửa sạch lá táo, nấu với khoảng 0,5 lít nước sau đó sử dụng để gội đầu cho bé hàng ngày. Các loại vi khuẩn, bụi bẩn sẽ được loại bỏ, tình trạng mụn sẽ cải thiện nhanh chóng.
Trị mụn nhọt cho bé bằng cây sài đất
Sài đất trong Đông y là vị thuốc có vị chua, tính mát, rất được ưa chuộng để thanh nhiệt, giải độc và điều trị các bệnh ngoài da. Mặt khác, theo y học hiện đại, sài đất có dược tính chống nhiễm trùng. Vì vậy, lá sài đất có thể sử dụng để đắp lên da nhằm chống viêm, khử trùng rất tốt mà không cần phải sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác.
Để trị mụn nhọt cho trẻ ở trên đầu, mẹ có thể sử dụng lá sài đất gội đầu cho trẻ như sau:
- Bước 1: Ngâm lá sài đất với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn sau đó vò nát và cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, chắt lấy nước.
- Bước 2: Cho nước ép lá sài đất với 2 lít nước và đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, để nguội. Mẹ hòa với nước lã để nhiệt độ nước khoảng 38-40 độ là vừa.
- Bước 3: Dùng nước lá sài đất để gội đầu cho bé, sử dụng khăn bông mềm để làm sạch nhẹ nhàng vùng da bị mụn nhọt.
- Bước 4: Cuối cùng, mẹ gội lại đầu cho bé bằng nước sạch rồi lau thật khô tóc và da đầu cho bé.
Với phương pháp này, mẹ chỉ nên áp dụng 2-3 lần trong tuần cho bé. Làn da của bé còn nhạy cảm, mẹ không nên quá lạm dụng vì có thể gây kích ứng da.
Chăm sóc da và cơ thể cho bé khi điều trị mụn nhọt
Ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa trị, mẹ cũng cần kết hợp chăm sóc da đầu và cơ thể cho bé để tình trạng cải thiện nhanh hơn và ngăn ngừa nguy cơ mụn nhọt tái phát:
- Vệ sinh da đầu cho bé thường xuyên, sử dụng dầu gội dịu nhẹ, ít kiềm, ít bọt.
- Khi tắm gội cho bé xong, cần lau và hong khô làn da cho bé, tránh để tình trạng làn da bé bị ẩm ướt sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Cho bé nằm ngủ, chơi ở môi trường thoáng mát để tránh bị nóng, đổ nhiều mồ hôi dẫn tới mụn nhọt.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho bé.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ tay khi tiếp xúc với bé, đặc biệt là khi tiếp xúc với vùng da đang bị mụn nhọt trên đầu của bé.
- Mẹ nên cắt tóc ngắn cho bé khi bị mụn nhọt trên đầu để giúp da đầu thông thoáng hơn, mụn nhọt nhanh giảm.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc: Trẻ bị mụn nhọt trên đầu phải làm sao để hết? Mụn nhọt trên đầu không chỉ khiến bé khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nếu mẹ không biết cách chăm sóc, xử lý. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo các thông tin trên để điều trị cho bé nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!