Mụn Trong Tai, Vành Tai Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Nhanh Nhất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mọc mụn trong tai không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tai và thính giác. Hiện tượng này có thể gặp ở bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về nguyên nhân, cách chữa trị và những lưu ý quan trọng khi bị mọc mụn trong tai.

Mọc mụn trong tai là gì?

Mụn trong tai, vành tai thường ít phổ biến hơn mụn nhọt, mụn trứng cá trên mặt. Tuy nhiên không phải thế mà hiếm người gặp phải tình trạng này. Đó có thể là các dạng mụn bọc, mụn mủ, mụn đầu trắng hoặc đầu đen… Mụn có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cho đến người lớn.

Mụn trong tai có nguy hiểm không chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người. Vì nằm trong tai và có thể được che chắn bởi tóc nên chúng ít gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên đây lại là loại mụn rất nguy hiểm. Bởi trong tai có rất nhiều dây thần kinh, khi các nốt mụn sưng to, mủ vỡ ra có thể gây nhiễm trùng, viêm hoặc nhiễm trùng mạch máu.

Đôi khi, mụn mọc trong tai còn cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Đó chính là thận, có thể đó là dấu hiệu cảnh báo thận đang phải hoạt động quá nhiều, bài tiết quá nhiều độc tố trong cơ thể dẫn đến chức năng đang bị suy giảm.

Mụn mọc ở trong tai có thể gây viêm nhiễu, khó chịu
Mụn mọc ở trong tai có thể gây viêm nhiễu, khó chịu

Nguyên nhân gây nổi mụn trong tai, vành tai là gì?

Tai ngoài và ống tai ngoài có các tế bào da, tế bào lông và các tuyến dầu chính vì thế rất dễ mọc mụn. Mụn xuất hiện khi tế bào chết và bã nhờn làm tắc lỗ chân lông, khi tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn sẽ sinh nên mụn nhọt.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mọc mụn mọc vành tai:

  • Bệnh viêm tai: Sử dụng dụng cụ vệ sinh tai không sạch sẽ, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khiến tai bị nhiễm trùng.
  • Không vệ sinh tai sạch sẽ: Tai dễ bị bỏ qua khi bạn rửa mặt nên tích tụ bụi bẩn, dầu thừa gây mụn.
  • Da vùng tai bị tổn thương do thói thích xỏ khuyên tai.
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
  • Tai nghe không được vệ sinh kỹ, dùng chung tai nghe với người khác.
  • Các tuyến trong tai tiết ra quá nhiều dầu.
  • Ống tai bị dị ứng do tiếp xúc với hóa mỹ phẩm.
Dùng chung tai nghe có thể gây mụn
Dùng chung tai nghe có thể gây mụn

Thông thường mụn có thể sẽ tự hết. Tuy nhiên với những nốt mụn to, chứa nhiều mủ kèm theo viêm thì bạn cần thiết phải điều trị mụn. Vậy đâu mới là cách điều trị an toàn, hiệu quả nhất?

Đọc thêm: Nổi mụn trên đầu là bệnh gì – Nguyên Nhân Và Cách Trị Dứt Điểm

Cách chữa mọc mụn trong tai nhanh và hiệu quả nhất

Mỗi mức độ của mụn sẽ có những cách điều trị khác nhau. Dưới đây là 1 số cách trị mụn mọc trong tai bạn có thể áp dụng.

Cách chữa mụn mọc trong tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên

Cách này có thể áp dụng trong những trường hợp bị mụn nhẹ và xuất hiện ở vành tai, vì nếu mụn ở sâu trong tai thì không nên bôi hay đưa bất cứ thứ gì vào bên trong tai có thể sẽ phản tác dụng.

Một số nguyên liệu thường được dùng để trị mụn mọc trong tai là tỏi, giấm táo, húng quế. Bạn có thể giã nát nguyên liệu hoặc thoa trực tiếp lên nốt mụn. Sử dụng đều đặn các nốt mụn sẽ xẹp xuống, hết sưng đau. Lưu ý cần vệ sinh tại thật sạch trước khi thực hiện phương pháp này.

Ngoài ra tại nhà bạn cũng có thể dùng gạc ẩm hoặc miếng giữ nhiệt, cồn y tế để làm giảm viêm và kích ứng ở tai.

Dùng tỏi trị mụn rất tốt
Dùng tỏi trị mụn rất tốt

Trị vành tai nổi mụn bằng thuốc Tây y

Trong trường hợp mụn bị nặng, viêm nhiều, sưng to và chứa mủ thì cần phải sử dụng thuốc, có thể là thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Dù là loại thuốc nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số loại thuốc được dùng để trị mụn sưng đỏ trong tai:

  • Isotretinoin.
  • Doxycycline, minocycline.
  • Tretinoin.
  • Hydro peroxide.
  • Các loại thuốc bôi kháng sinh như neosporin và polysporin.
  • Các sản phẩm có chứa axit salicylic.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve).

Mụn trong tai bôi thuốc gì?

  • Zinc
  • Glycerin
  • Benzoyl Peroxide

Những loại thuốc Tây, thuốc kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm để ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn. Những loại thuốc được dùng có thể là thuốc uống toàn thân hoặc thuốc bôi tại chỗ.

Bác sĩ sẽ là người chỉ định loại nào phù hợp với tình trạng của bạn. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì có thể gây kháng kháng sinh rất nguy hiểm hoặc bị nhờn thuốc.

Đọc thêm: TOP 15+ Kem Trị Mụn Bọc Hiệu Quả, Giá Tốt Nhất Thị Trường Hiện Nay

Cách phòng tránh được chuyên gia khuyên dùng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng sẽ giúp ích cho việc ngăn ngừa tình trạng mụn ở vành tai. Dưới đây là 1 số lời khuyên được các chuyên gia da liễu đưa ra:

  • Vệ sinh tai thường xuyên để giảm tế bào chết và bã nhờn, kể cả bên ngoài vành tai lẫn bên trong.
  • Không sử dụng các vật sắc nhọn, cứng chọc vào tai có thể gây nhiễm trùng.
  • Không tắm hoặc bơi trong môi trường nước bẩn.
Thường xuyên vệ sinh tai để ngăn ngừa tình trạng mụn nhọt
Thường xuyên vệ sinh tai để ngăn ngừa tình trạng mụn nhọt
  • Hạn chế ăn những đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường.
  • Uống đủ nước từ 1,5-2 lít/ngày.
  • Tuyệt đối không nặn mụn.
  • Xỏ khuyên tai dụng cụ phải được tiệt trùng, lựa chọn những nơi uy tín.
  • Đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng mụn nhọt ở vành tai, tìm được câu trả lời mụn mọc trong tai có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao. Từ đó có hướng xử lý và lựa chọn phương pháp phù hợp.

Xem thêm:

Cập nhật lúc 17:15 - 23/08/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo