Mụn Trứng Cá Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh nghe có vẻ lạ với nhiều người nhưng không hề hiếm gặp. Ngay từ khi chào đời, trẻ đã có thể bị mụn, tuy tình trạng này ít xảy ra hơn ở người lớn nhưng không phải là không thể. Vậy nguyên nhân bé bị mụn do đâu? Các mẹ có thể tham khảo một số thông tin dưới đây.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh do đâu
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh do đâu

Tình trạng mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Thông thường, mụn trứng cá xuất hiện khi đến giai đoạn tuổi dậy thì. Tuy nhiên, vì một số lý do mà trẻ sơ sinh cũng có thể mọc loại mụn này. Mụn trứng cá ở các bé thường nổi lên theo từng nốt có đầu là mủ trắng, xung quanh tấy đỏ.

Một số vị trí bé dễ bị nổi mụn là trán, cằm, thậm chí là lưng. Mẹ cần biết cách phân biệt mụn với rôm sảy để nắm được tình trạng của bé. Rôm sảy thường xuất hiện theo mảng, mọc chi chít với số lượng nhiều và làm cho da sần sùi, thô ráp và ửng đỏ. Mụn trứng cá thường sẽ xuất hiện theo nốt, có đầu và có thể xuất hiện mủ trắng.

Tuy nhiên, loại mụn này khác với dạng trứng cá ở người lớn, ở trẻ sơ sinh, các nốt mụn sẽ tự biến mất nếu cha mẹ vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp sau vài tuần mà bé vẫn nổi mụn thì rất có thể là biểu hiện của bệnh lý, mẹ cần đưa bé đi khám.

Trẻ sơ sinh bị mọc mụn trứng cá do đâu?

Cũng tương tự như tình trạng mụn trứng cá của người lớn, tình trạng mụn trứng cá ở trẻ khó lý giải chính xác được nguyên nhân. Các chuyên gia chỉ ra một số tác nhân có thể khiến bé bị nổi mụn như sau:

Mẹ sử dụng thuốc trong thai kỳ hoặc khi cho con bú

Trong thai kỳ hoặc kể cả khi mẹ cho con bú, trẻ đều bị ảnh hưởng bởi những loại thuốc mà mẹ sử dụng. Các loại thuốc có thành phần gây kích thích, rối loạn tuyến mồ hôi của  bé sẽ khiến các nang lông bị bít tắc và dẫn tới nổi mụn.

Sự thay đổi hormone của mẹ

Sau khi sinh con, nội tiết của mẹ không tránh khỏi tình trạng biến đổi, rối loạn. Trẻ sơ sinh nhận được hormone của mẹ thông qua sữa mẹ có khả năng kích thích tuyến dầu phát triển, làm tăng tiết bã nhờn và sinh ra mụn trứng cá.

Hormone của mẹ truyền sang trẻ qua đường sữa mẹ khiến bé mọc mụn
Hormone của mẹ truyền sang trẻ qua đường sữa mẹ khiến bé mọc mụn

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh vệ sinh chưa sạch sẽ

Trẻ sơ sinh cần được vệ sinh, tắm rửa thường xuyên để đảm bảo làn da, lỗ chân lông thông thoáng. Thân nhiệt của các bé thường cao hơn người lớn, cơ thể tiết nhiều mồ hôi nên dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm trú ngụ. Nếu mẹ không chú ý tắm rửa thường xuyên cho bé có thể sinh ra mụn trứng cá.

Hệ bài tiết của bé chưa hoàn thiện

Lỗ chân lông của các bé sơ sinh chưa được hoàn thiện như người lớn, hệ thống bài tiết qua da hoạt động còn kém. Vì vậy, các tế bào chết, bụi bẩn và bã nhờn dễ dàng tích tụ trong nang lông gây ứ đọng và nổi mụn.

Làn da của bé còn yếu nên dễ nổi mụn
Làn da của bé còn yếu nên dễ nổi mụn

Bé bị dị ứng với quần áo, mỹ phẩm

Các trang phục mà bé mặc hàng ngày với chất liệu cứng, các loại mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, phấn rôm, dầu dưỡng,… đều có thể là tác nhân gây mụn. Có thể bé bị dị ứng với thành phần nào đó trong mỹ phẩm hoặc do cọ xát mạnh với quần áo gây ra mụn. Vì vậy, khi lựa chọn mỹ phẩm, mẹ cần xem kỹ thành phần, mua những loại dịu nhẹ, an toàn cho da của bé.

XEM THÊM: Cách chữa mụn trứng cá tại nhà đơn giản ai cũng thực hiện được

Chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá

Khi trẻ bị mọc mụn trứng cá, cha mẹ nên:

  • Vệ sinh, tắm rửa cho bé mỗi ngày, sử dụng sữa tắm chuyên dụng, thành phần dịu nhẹ cho trẻ sơ sinh.
  • Giữ cho da bé khô thoáng, nếu bé bị ra mồ hôi nhiều có thể dùng khăn bông mềm thấm nhẹ để lau đi.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ khi tiếp xúc với bé.
Tắm rửa cho bé thường xuyên để giữ cơ thể sạch sẽ
Tắm rửa cho bé thường xuyên để giữ cơ thể sạch sẽ
  • Để bé nằm ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Lựa chọn quần áo chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi như cotton để bé cảm thấy dễ chịu và tránh gây bí da.
  • Nên xem xét lại các loại thuốc đang sử dụng, hỏi ý kiến bác sĩ xem nguyên nhân bé bị mụn có phải do thuốc hay không để điều chỉnh.
  • Nên kiên nhẫn khi bé bị mụn trứng cá, đa phần các bé bị mụn trứng cá sẽ tự khỏi nếu không phải do bệnh lý. Mẹ không nên hốt hoảng hay sử dụng mỹ phẩm lung tung để điều trị.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh một số điều sau để đảm bảo an toàn cho bé, giúp tình trạng mụn của bé nhanh khỏi hơn:

  • Không nên tự ý mua các loại thuốc trị mụn trứng cá bôi cho bé.
  • Tránh thoa các loại dưỡng da, kem bôi có chứa dầu lên da của bé. Dầu chính là thành phần dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và khó làm sạch, khiến mụn nặng hơn và dễ bị viêm.
  • Tránh để bé tiếp xúc với môi trường khói bụi, những người đang có dấu hiệu của viêm da.
  • Không nên lau chùi, cọ xát mạnh khi vệ sinh cho bé. Đa phần mụn ở bé không phải do nguyên nhân bụi bẩn, việc chà xát trên da bé quá nặng có thể khiến da bé bị tổn thương, mụn lâu khỏi hơn.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh khi nào nên đưa bé đến gặp bác sĩ?

Mụn trứng cá thông thường ở trẻ nhỏ sẽ tự biến mất do trẻ có khả năng phục hồi rất nhanh. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây mụn đến từ bệnh lý thì cha mẹ cần hết sức lưu ý và đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để có phác đồ điều trị:

  • Trẻ bị mụn thời gian dài, không thấy có dấu hiệu tiến triển.
  • Khu vực bị mụn giống như đang kích ứng, phát ban và có vảy, nhiều biểu hiện giống bệnh viêm da tiết bã.
  • Mụn ngày càng lan rộng và xuất hiện nhiều mủ.
  • Bé có hiện tượng sốt, quấy khóc, bỏ bú.

Khi đến gặp bác sĩ, bé sẽ được chẩn đoán chính xác tình trạng để mẹ yên tâm hơn. Đồng thời, mẹ cũng sẽ được tư vấn về các phương pháp điều chỉnh, phòng tránh và chữa trị cho bé an toàn, hiệu quả.

Trên đây là các thông tin về tình trạng mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh: Biểu hiện chung, nguyên nhân và cách chăm sóc để bé nhanh khỏi. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh khác với người lớn nên nguyên nhân và cách điều trị cũng khác nhau. Mẹ nên lưu ý để chăm sóc bé cẩn thận, giúp bé nhanh khỏi.

Xem thêm:

Cập nhật lúc 13:56 - 16/10/2024
5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo