Mụn Nước Ở Trẻ Sơ Sinh Là Biểu Hiện Gì? Điều Trị Ra Sao?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Mụn nước ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng khá phổ biến, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đây là những mụn nhỏ chứa dịch lỏng, thường xuất hiện trên da trẻ ở các vị trí như mặt, tay, chân, hoặc lưng. Mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng, nhưng việc hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị là rất quan trọng để bảo vệ làn da non nớt của trẻ.

Mụn nước ở trẻ sơ sinh là gì?

Khi những nốt mụn nước không được điều trị kịp thời, vệ sinh bé sạch sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

Bằng mắt thường có thể dễ dàng nhận ra được mụn nước xuất hiện trên bé. Đó là những nốt mụn nhỏ li ti, mọc thành từng cụm. Xung quanh những nốt mụn sẽ có hiện tượng màu đỏ hồng lên.

Mụn nước ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của bệnh lý
Mụn nước ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của bệnh lý

Mụn nước trên da em bé có thể tự tiêu biến nhưng cũng có thể lớn và phát triển mạnh hơn nữa.

Phần lớn các trường hợp mụn nước ở trẻ thường có thể tự biến mất sau 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý với những trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do vi khuẩn, virus xâm nhập. Vì lúc này sức đề kháng của bé còn khá yếu nên sẽ tạo điều kiện để các loại virus, vi khuẩn này tấn công vào máu gây nên tình trạng nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh.

Trường hợp nghiêm trọng nhất là khi chúng xâm nhập vào màng não và các cơ quan khác gây nên những biến chứng như viêm màng não, viêm phổi, áp-xe phổi… cực kỳ nguy hiểm.

Đọc thêm:Mụn Nước Ở Tay, Môi, Chân, Mặt Là Gì? Cách Điều Trị Tận Gốc Hiệu Quả

Nguyên nhân gây mụn nước ở trẻ sơ sinh

Mụn nước ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Rôm sảy: Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị rôm sảy, đặc biệt là trong những ngày nóng bức. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi mồ hôi, chúng sẽ hình thành các mụn nước nhỏ trên da.
  • Viêm da cơ địa: Đây là một dạng viêm da mãn tính, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Viêm da cơ địa gây ngứa ngáy, khó chịu và có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ trên da.
  • Chàm sữa: Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nổi mụn nước là do chàm sữa, hay còn gọi là viêm da dị ứng. Tình trạng này thường xuất hiện ở má, trán, hoặc quanh miệng của trẻ.
  • Nhiễm khuẩn da: Mụn nước cũng có thể là dấu hiệu của việc nhiễm khuẩn da, như vi khuẩn Staphylococcus hoặc Streptococcus. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
  • Dị ứng: Một số trẻ có thể phản ứng dị ứng với thực phẩm, sữa công thức, hoặc sản phẩm chăm sóc da, dẫn đến việc xuất hiện các mụn nước.

Mụn nước ở trẻ sơ sinh là biểu hiện của tình trạng gì?

Bé bị mụn nước là hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Trong trường hợp những nốt mụn không may bị vỡ ra có thể làm cho mụn lây lan phát triển tới vùng da khác, thậm chí gây đau rất cho các bé.

Tình trạng mụn nước ở trẻ sơ sinh có thể là những biểu hiện của những bệnh lý, dấu hiệu sau, ba mẹ cần đặc biệt lưu tâm:

  • Virus, vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn, virus khi xâm nhập vào da gây nên tình trạng viêm da và làm xuất hiện các nốt mụn nước.
  • Bỏng: Trẻ sơ sinh nổi mụn nước có thể do bị bỏng.
  • Côn trùng cắn: Khi bị côn trùng cắn cũng có thể khiến cho trẻ bị nổi mụn nước.
  • Bệnh thủy đậu: Trẻ có thể bị bệnh thủy đậu được lây từ người khác. Những nhiễm trùng gây ra bởi virus gây bệnh thủy đậu sẽ tạo ra các mụn ngứa và thường có các mụn nước trên da.
  • Ngoài ra, việc trẻ bị chấn thương, do ma sát (đeo vòng tay)… cũng có thể là những tác nhân làm gia tăng việc mọc mụn nước ở trẻ.

Xem thêm: Nổi Mụn Nước Không Ngứa Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhât Cần Biết

Mụn nước có thể là hiểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu
Mụn nước có thể là hiểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu

Điều trị mụn nước ở trẻ sơ sinh

Mụn nước ở trẻ sơ sinh thường không gây nguy hiểm, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác. Dưới đây là những phương pháp trị mụn nước ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả:

1. Vệ Sinh Da Hàng Ngày

Điều quan trọng nhất trong việc trị mụn nước ở trẻ sơ sinh là giữ cho làn da của bé luôn sạch sẽ và khô ráo. Hãy tắm cho bé mỗi ngày bằng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh. Sau khi tắm, hãy lau khô da bé nhẹ nhàng bằng khăn mềm, tránh chà xát mạnh vào vùng da bị mụn nước.

2. Sử Dụng Kem Dưỡng Ẩm Dịu Nhẹ

Sau khi tắm và lau khô, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu và hóa chất mạnh để giữ cho làn da của bé luôn mềm mại và đủ ẩm. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp bảo vệ da khỏi các yếu tố gây kích ứng và giảm thiểu tình trạng khô da, nứt nẻ có thể làm trầm trọng hơn tình trạng mụn nước.

3. Tránh Để Trẻ Gãi Vào Vùng Da Bị Mụn Nước

Trẻ sơ sinh thường có xu hướng gãi vào những chỗ ngứa trên da, điều này có thể làm mụn nước bị vỡ và dễ dẫn đến nhiễm trùng. Để tránh điều này, hãy cắt móng tay của bé thường xuyên và có thể đeo găng tay mềm để ngăn trẻ gãi vào mụn nước.

4. Sử Dụng Dung Dịch Sát Khuẩn Nhẹ

Trong trường hợp mụn nước bị vỡ, việc sử dụng dung dịch sát khuẩn nhẹ để làm sạch vùng da bị ảnh hưởng là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng những sản phẩm được khuyến cáo dành riêng cho trẻ sơ sinh và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

5. Áp Dụng Các Phương Pháp Tự Nhiên

Một số phương pháp tự nhiên cũng có thể hỗ trợ trong việc điều trị mụn nước ở trẻ sơ sinh:

  • Nha đam (lô hội): Có đặc tính kháng viêm và làm dịu da, nha đam có thể được sử dụng để bôi nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn nước sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
  • Mật ong: Mật ong có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm dịu mụn nước và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng với lượng rất nhỏ và không được cho trẻ uống trực tiếp mật ong.
  • Dầu dừa: Dầu dừa nguyên chất có tác dụng giữ ẩm và kháng khuẩn, có thể thoa một lớp mỏng lên vùng da bị mụn nước để giúp da bé mau lành.

6. Đưa Trẻ Đi Khám Bác Sĩ Nếu Cần

Nếu mụn nước không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày hoặc nếu bạn thấy có dấu hiệu nhiễm trùng như mụn nước có mủ, sưng đỏ, kèm theo sốt cao, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ba mẹ không nên chủ quan với tình trạng mụn nước của trẻ
Ba mẹ không nên chủ quan với tình trạng mụn nước của trẻ

Trẻ bị mụn nước có nguy hiểm không?

Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của bé khi bị bệnh mà gây nguy hiểm hoặc không nguy hiểm:

  • Nguyên nhân từ virus, vi khuẩn thì có thể gây nguy hiểm. Bởi bé chưa có hệ miễn dịch, chưa hoàn thiện nên vi khuẩn rất dễ tấn công và phát triển mạnh mẽ. Điều này gây nên nguy cơ nhiễm trùng máu, trẻ sẽ bị sốt, xấu hơn có thể bị co giật.
  • Nặng hơn thì vi khuẩn tấn công vào các bộ phận như màng não, tim hay phổi sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bé.
  • Một số trường hợp nhẹ mụn sẽ biến mất từ 1-2 tuần.

Chính vì vậy, mà các bậc phụ huynh nên quan sát, theo dõi từng biểu hiện của bé để sớm nhận ra và có phương hướng điều trị kịp thời, tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.

Xem thêm: Bị Nổi Mụn Nước Ngứa Khắp Người Là Bệnh Gì

Những lưu ý cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị nổi mụn nước

Khi trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị nổi mụn nước, cha mẹ hãy cố gắng giữ gì vệ sinh sạch cho bé bằng cách tắm cho trẻ bằng nước ấm, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.

Khi tắm hoặc lau rửa cần phải hết sức nhẹ nhàng để tránh gây vỡ mụn nước.

Khi tắm cho trẻ phải thật nhẹ nhàng
Khi tắm cho trẻ phải thật nhẹ nhàng

Không nên ủ ấm trẻ quá nhiều vì dễ gây nóng bức và kích ứng da của trẻ. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi thoải mái, chất liệu vải có thể thấm hút mồ hôi tốt.

Trước và sau khi thoa thuốc lên vết mụn nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo chỉ định của bác sĩ, người chăm sóc cần phải rửa tay sạch bằng xà phòng kháng khuẩn.

Mụn nước ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến nhưng không nên xem nhẹ. Việc chăm sóc đúng cách và kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra và bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc không chắc chắn về tình trạng của con mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

Xem thêm:

Cập nhật lúc 17:35 - 22/08/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo