5 loại lá cây chữa bệnh chàm hiệu quả nhất hiện nay

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Trước những tác dụng phụ không mong muốn do Tây y đem lại, chữa bệnh chàm bằng lá cây là phương pháp hiệu quả được nhiều người bệnh áp dụng và truyền tai nhau hiệu quả. Vậy những loại lá cây nào hiệu quả trong chữa bệnh chàm? Hiệu quả ra sao? Bài viết sẽ cung cấp cho độc giả câu trả lời chi tiết.

Lá ổi – khắc tinh của chàm

Lá ổi là một trong những vị thuốc mang tính ấm, có vị hơi chát, chứa chất có khả năng kháng viêm, chống nhiễm trùng,… Vì thế, trong dân gian, lá ổi có tác dụng cầm máu và hút độc ra ngoài. Ngoài ra, lá ổi còn có tác dụng điều trị những loại bệnh lý về da liễu như các bệnh về viêm da, chàm da,…

Sử dụng lá ổi chữa bệnh chàm
Sử dụng lá ổi chữa bệnh chàm

Cách thực hiện: Dùng khoảng 100g lá ổi mang đi rửa sạch, sau đó đun với khoảng 2l nước. Sau đó bạn đợi nước nguội rồi ngâm vùng da bị bệnh chàm vào nước khoảng thời gian 30 phút. Đồng thời, bạn có thể lấy lá ổi chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương để sát khuẩn, tránh nhiễm trùng.

Thực hiện chữa bệnh chàm liên tục hằng ngày sẽ giúp vết thương được cải thiện và nhanh chóng khỏi.

Lá cây sim – bài thuốc chữa chàm hiệu quả

Lá sim có vị hơi đắng, có tác dụng sát khuẩn, chống viêm nhiễm tại các vết thương ngoài da. Rất nhiều đánh giá tích cực đến từ bệnh nhân sử dụng lá sim, họ cho thấy rằng chữa bệnh ngoài da bằng lá sim mang lại hiệu quả rõ rệt.

Lá cây sim cũng được xem là bài thuốc trị bệnh ngoài da hiệu quả
Lá cây sim cũng được xem là bài thuốc trị bệnh ngoài da hiệu quả

 

Cách thực hiện:

  • Chọn loại lá sim tươi, mang đi rửa sạch.
  • Sắc lá sim với nước, đun đến khi nào nước gần cạn hết, để lại dạng cao sánh lại.
  • Lấy phần cao ấy bôi lên vết chàm ngoài da 2 lần 1 ngày và để khối cao khô tự nhiên.
  • Sử dụng liên tục phương pháp này trong 1 tháng, bạn sẽ thấy các triệu chứng về bệnh chàm giảm đáng kể.

Lá trà xanh 

Từ xưa đến nay, lá trà xanh vẫn nổi tiếng không những có tác dụng làm đẹp da và nó còn có tác dụng giải độc cho cơ thể. Với tính chất chống oxy hoá mạnh, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, thanh nhiệt giải độc, trà xanh là loại thuốc rất phù hợp với những người có các bệnh lý ngoài da như: mụn nhọt, viêm da, chàm da,…

Trà xanh chữa bệnh chàm hiệu quả an toàn
Trà xanh chữa bệnh chàm hiệu quả an toàn

Cách thực hiện:

  • Lựa chọn khoảng 150g lá trà xanh tươi, sau đó đem đi rửa sạch với nước. Đun sôi lá trà xanh trong khoảng 10 phút.
  • Chắt phần nước và để nguội, sau đó ngâm phần da bị tổn thương vào. Đồng thời, lấy bã trà xanh nhẹ nhàng chà lên vết chàm để loại bỏ vùng da chết.
  • Thực hiện phương pháp chữa chàm bằng lá cây này hằng ngày sẽ giúp bạn cải thiện được vết thương ngoài da hiệu quả.

ĐỪNG BỎ LỠ: Bài thuốc thảo dược giúp doanh nhân trẻ thoát khỏi nỗi mặc cảm mang tên “CHÀM DA”

Chữa chàm bằng lá trầu không cùng các bài thuốc khác

Trong đông y, đây là bài thuốc được các bác sĩ đánh giá rất cao về mặt hiệu quả.

Lá trầu không trị bệnh ngoài da rất tốt
Lá trầu không trị bệnh ngoài da rất tốt

Cách thực hiện: Bạn kết hợp lá trầu không cùng với các thảo dược khác gồm: ích nhĩ tử, ô liên rô và mò trắng. Sự kết hợp này có tác dụng làm giảm khả năng nhiễm khuẩn, sát khuẩn và làm mềm da. Tương tự như cách thực hiện với các loại lá khác, các bạn cũng đem hỗn hợp này đun sôi, sau đó ngâm vùng da bị tổn thương vào nước rồi rửa sạch.

Chữa chàm bằng quả bàng tươi, cau, và cây sầu đâu

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 4 loại thảo dược trên. Sau đó, bạn cho hỗn hợp của 4 loại trên sau khi đã được rửa sạch, cho vào đun nước sôi trong vòng khoảng 30 phút.
  • Để nước nguội rồi ngâm vùng da bị tổn thương vào hỗn hợp này.
  • Thực hiện việc này liên tục hằng ngày sẽ làm cho vết thương nhanh chóng được cải thiện và mang lại hiệu quả tích cực.

Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, các loại lá cây chữa bệnh chàm chỉ là biện pháp giúp cải thiện triệu chứng ở giai đoạn bệnh mới chớm, triệu chứng còn nhẹ, do dược lực thấp, không thể đẩy lùi bệnh hoàn toàn. Nếu tình trạng bệnh nặng hoặc đã diễn tiến lâu ngày, người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn.

Xem thêm:

Array
Cập nhật lúc 14:17 - 16/08/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo