Cách Trị Vảy Phấn Hồng
Vảy phấn hồng, hay còn gọi là "psoriasis," là một bệnh da mãn tính có thể gây ngứa, đau và tình trạng da đỏ. Trước khi áp dụng các cách trị vảy phấn hồng tại nhà, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn và đúng cách. Dưới đây là một số cách dùng nguyên liệu tự nhiên giúp giảm triệu chứng của vảy phấn hồng:
- Muối Epsom: Thêm muối Epsom vào nước tắm. Tắm trong nước muối Epsom có thể giúp giảm ngứa và sưng.
- Tắm nắng: Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể giúp cải thiện tình trạng da. Nên tránh ánh sáng mặt trời quá cao và sử dụng kem chống nắng.
- Lá trà xanh: Có thể dùng lá trà xanh tắm, dùng làm nước trà, nghiền thành hỗ hợp để sử dụng. Trong trà xanh có chất chống oxi hóa và chống vi khuẩn trong trà xanh có thể giúp làm dịu và làm giảm viêm.
- Lá khế: Xay lá khế thành hỗn hợp và áp dụng lên vùng da bị ảnh hưởng. Lá khế có tính chất chống viêm và kháng khuẩn.
- Củ nghệ: Tạo hỗn hợp từ nghệ và nước, sau đó bôi lên vùng da bị ảnh hưởng. Trong nghệ có tính chất chống viêm và làm dịu da.
- Hoa bèo dâu: Sử dụng nước hoa bèo dâu để rửa vùng da bị ảnh hưởng. Hoa bèo dâu có chất chống viêm và chất chống ô nhiễm.
- Dầu oliu: Massage da bằng dầu oliu có thể giúp giảm đau và ngứa.
- Tinh dầu hạt nho: Hỗn hợp tinh dầu hạt nho và dầu dừa có thể được áp dụng lên vùng da bị ảnh hưởng để giảm đau và ngứa.
- Cây lược vàng: Nấu nước từ lá cây lược vàng và sử dụng nước này để tắm. Cây lược vàng có tính chất chống viêm.
- Lá trầu không: Nấu nước từ lá trầu không và sử dụng nước này để tắm. Trầu không có chất chống viêm và chất chống ô nhiễm.
Lưu ý: hiệu quả của các cách trị tại nhà có thể thay đổi tùy thuộc vào từng người và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu triệu chứng không giảm hoặc trở nên nặng hơn, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.
Để giảm nhẹ các triệu chứng, ngăn ngừa vảy phấn hồng diễn tiến nghiêm trọng, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các nguyên liệu tự nhiên lành tính. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Da liễu sẽ tại Trung Tâm Da Liễu Đông Y sẽ hướng dẫn chi tiết 10 cách trị vảy phấn hồng tại nhà vô cùng đơn giản, an toàn và hiệu quả cao.
Tổng quan về bệnh vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng có tên tiếng anh là Pityriasis rosea, bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Ban đầu, vảy phấn hồng chỉ là đốm màu hồng hình tròn hay hình bầu dục và có kích thước không đều nhau.
Nếu không loại bỏ bệnh nhanh chóng, các đốm hồng sẽ di chuyển đến những vùng da khác. Nghiêm trọng hơn là khả năng lây nhiễm ra toàn bộ cơ thể. Chúng thường xuất hiện ở những bộ phận dễ nhiễm khuẩn như cánh tay, ngực bụng hoặc đùi.
Ngoài ra, bệnh vảy nến hồng còn có một thể khác là vảy nến hồng Gibert (Pityriasis rosea of gibert). Đây cũng là thể bệnh da liễu cấp tính, tuy nhiên, vảy phấn hồng Gibert lại có khả năng lây truyền cao. Bệnh hay gặp ở tất cả đối tượng, trẻ nhỏ hoặc người trưởng thành. Bệnh lý này thường tự khỏi sau một thời gian, nhưng khi vảy phấn hồng Gibert xuất hiện ở trẻ sơ sinh và bà bầu, có khả năng cao để lại các biến chứng cho bệnh nhân.
Mùa xuân và mùa thu là những thời điểm thuận lợi để vảy nến hồng hoành hành. Bất cứ ai cũng là mục tiêu để bệnh tấn công, nhưng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và vị thành niên, phụ nữ mang thai là đối tượng yêu thích của cả hai thể bệnh trên.
Thông thường, những biểu hiện của vảy phấn hồng, sẽ tự biến mất sau thời gian từ 3 - 8 tuần. Thế nhưng vẫn có một số trường hợp diễn biến nặng và phải nhờ sự can thiệp của y tế.
Hầu hết những căn bệnh vảy nến vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể, và với vảy phấn hồng cũng vậy. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn có nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh khởi phát. Trong đó, virus Herpes gây ra tình trạng nhiễm trùng cho cơ thể là yếu tố gây bệnh hàng đầu.
Các triệu chứng của bệnh thường rất dễ thấy, vì chúng thường gây các thương tổn ngay trên da. Lúc đầu, các đốm màu hồng nổi lên, sưng tại một vị trí cụ thể có hình thoi đặc trưng.
Ở một số bệnh nhân, hay gặp nhất là mảng màu hồng hình bầu dục hoặc hình tròn có viền, gồ lên. Tuy nhiên, bệnh vảy phấn hồng lại ít hoặc không có vảy như các dạng vảy nến khác.
Bên cạnh đó, bệnh còn có những dấu hiệu khá giống với các bệnh lý da liễu khác, nên bệnh nhân thường rất khó phân biệt. Chính vì vậy, nếu các bạn thấy có những đốm màu hồng và các biểu hiện bên dưới. Nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm, và được chẩn đoán bệnh chính xác.
- Nổi mẩn đỏ tại vùng da bị tổn thương.
- Cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu trên các vị trí bệnh xuất hiện.
- Các đám vảy rất dễ bong tróc, khi bệnh nhân gãi vết thương bị chảy máu nhẹ.
10 cách trị vảy phấn hồng tại nhà giảm bệnh hiệu quả
Khi bị vảy phấn hồng, người bệnh có thể áp dụng các cách dưới đây để hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát dai dẳng.
Muối Epsom
Muối Epsom có tác dụng diệt khuẩn - nấm, sát trùng da hiệu quả. Chuyên gia Da liễu khuyến nghị nên dùng loại muối này để thay thế các loại tẩy tế bào chết hóa học, giúp da cải thiện tình trạng bong tróc, nổi sần cộm. Ngoài ra, muối giúp rút bớt chất lỏng khỏi mô da, giảm tình trạng sưng phù, ngứa ngáy ở bệnh vảy nến da hồng.
Cách thực hiện:
- Cho một lượng muối Epsom vào bồn tắm, xả nước ấm đầy bồn.
- Vệ sinh cơ thể bằng nước sạch, sau đó ngâm mình trong bồn nước muối Epsom trong 15 phút.
- Tắm lại với nước sạch, sau khi tắm xong bôi kem dưỡng ẩm để cân bằng độ ẩm cho da.
Tắm nắng
Các nghiên cứu Y học hiện đại đã chứng minh tắm nắng mang lại hiệu quả rất tốt trong quá trình điều trị vảy phấn hồng. Bởi trong ánh mặt trời có chứa tia cực tím mang khả năng ức chế sự sản sinh của tế bào da vảy nến. Nhờ đó, giúp thuyên giảm triệu chứng nổi cồm dày sừng, bong tróc, ngứa ngáy trên da người bệnh.
Cách thực hiện: Mặc quần áo thoải mái, tắm nắng vào khung giờ trước 7 giờ sáng (mùa hè) và trước 8 giờ sáng (mùa đông). Thời gian tắm nắng chữa vảy phấn hồng khoảng 10 - 15 phút/ngày.
Lưu ý, tuyệt đối không tắm nắng vào lúc 11 giờ trưa - 16 giờ chiều. Bởi đây là thời điểm cường độ tia cực tím rất mạnh, khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Lá trà xanh
Các nghiên cứu đã chứng minh trong thành phần lá trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa như carotenoids, tocopherols, vitamin C và các catechin EGCG và ECG,... giúp ngăn chặn tình trạng vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Ngoài ra, các hoạt chất khác như Tanin, Sterol, Theanine,... trong lá trà giúp giảm nhẹ triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy do vẩy phấn hồng gây nên.
- Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh, giã nát và lọc lấy nước cốt. Thoa nước cốt trà xanh lên vùng da đang bị vảy phấn hồng, sau 20 phút rửa lại với nước.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm lá trà, rửa sạch rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước. Khi nước sôi thì tắt bếp, dùng nước này tắm hằng ngày hoặc ngâm rửa vùng da bị vảy phấn hồng.
- Cách 3: Chuẩn bị 1 nắm lá trà, rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 phút, sau đó cho vào ấm hãm trong 20 phút. Mỗi ngày uống 2 - 3 cốc trà xanh để thúc đẩy hiệu quả trị bệnh.
Lá khế
Dùng lá khế là cách trị vảy phấn hồng tại nhà được nhiều chuyên gia khuyến nghị áp dụng. Trong Y học cổ truyền, lá khế được ghi chép với tính hàn, vị hơi chát, có tác dụng tiêu viêm, tán độc, khử trùng. Trong khi đó, Y học hiện đại nghiên cứu và phát hiện trong lá có chứa các chất như photpho, magie, canxi, sắt, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C,... có tác dụng dịu da, giảm ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 nắm lá khế (không quá non, không quá già), đem rửa sạch và ngâm nước muối 10 phút để diệt khuẩn.
- Cho lá vào nồi, đổ thêm 1 - 1.5 lít nước và đun sôi.
- Lấy nước đun lá khế tắm, lau người và các vùng da bị bệnh để triệu chứng thuyên giảm.
Củ nghệ
Thành phần curcumun trong củ nghệ có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cao. Sử dụng củ nghệ sẽ giúp ngăn ngừa vảy phấn hồng lan rộng, giảm nhẹ triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy. Có nhiều cách trị vảy phấn hồng tại nhà bằng củ nghệ như:
- Cách 1: Rửa sạch củ nghệ, cạo vỏ rồi cho vào cối giã nát. Lọc lấy nước cốt nghệ và bôi trực tiếp lên vùng da đang bị vảy phấn hồng.
- Cách 2: Nghệ đem rửa sạch, sau đó cắt thành các lát mỏng và đắp lên vị trí bị vảy phấn hồng.
- Cách 3: Người bệnh bổ sung củ nghệ vào các món ăn hằng ngày hoặc pha bột nghệ với nước ấm để uống.
Hoa bèo dâu
Trong Y học cổ truyền, hoa bèo dâu còn có tên gọi khác là phủ bình, dược liệu có vị đắng, tính hàn. Bèo dâu có công dụng tiêu độc, kháng viêm, trị mẩn ngứa, thường có mặt trong nhiều phương với hoa bèo dâu như sau:
- Chuẩn bị 20 lá bèo dâu, 10 lá trầu không và 200g rau răm.
- Rửa sạch các lá đã chuẩn bị, cho vào bếp đun với 2 lít nước, thêm ½ thìa muối.
- Đun đến khi nước thuốc sôi thì tắt bếp, rót 1 ít ra cốc uống, phần còn lại dùng để rửa vùng da đang bị vảy nến.
Dầu oliu
Dầu oliu chứa nhiều acid béo giàu omega 3, giúp cân bằng độ ẩm cho da, đồng thời khử khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Dùng dầu oliu mỗi ngày sẽ giúp dịu cơn ngứa, giảm sưng đỏ và hạn chế quá trình da sừng hóa.
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng da bị vảy phấn hồng.
- Thoa dầu oliu lên và massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút.
Người bệnh nên thực hiện vào thời điểm buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài dầu oliu, có thể thay thế bằng dầu dừa cũng có tác dụng tương tự.
Tinh dầu hạt nho
Thành phần hoạt chất trong tinh dầu hạt nho có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa dị ứng và duy trì độ ẩm cho da. Vậy nên, loại tinh dầu này không chỉ dùng trong điều trị vảy phấn hồng mà còn được dùng trong điều trị mụn trứng cá, rạn da, viêm da, chàm, dị ứng, khô ngứa da.
Cách thực hiện:
- Thoa tinh dầu hạt nho lên vị trí da bị vảy phấn hồng.
- Dùng tay nhẹ nhàng massage trong 3 - 5 phút, sau đó rửa sạch với nước.
Cây lược vàng
Vitamin B2, vitamin PP trong cây lược vàng có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Ngoài ra, dược liệu cũng chứa một số thành phần giúp dưỡng da, cấp ẩm, giảm bong vảy phấn hồng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10 lá cây lược vàng, ½ thìa muối trắng.
- Rửa sạch lá lược vàng, cắt nhỏ và cho vào cối giã nát cùng muối hạt.
- Dùng bã lá lược vàng đắp lên vùng da đang bị vảy phấn hồng, sau 15 phút rửa lại với nước.
Lá trầu không
Các hoạt chất kẽm, canxi, alkaloid, eugenol, chavicol,... trong lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra, lá trầu có tác dụng giảm sưng và giảm ngứa ngáy rất tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu, đem rửa sạch và ngâm nước muối 5 - 10 phút.
- Cho lá trầu vào nồi, thêm 2 lít nước và đun đến khi nước sôi.
- Tắt bếp và dùng nước lá trầu tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị vảy nến phấn hồng.
Lưu ý khi áp dụng cách trị vảy phấn hồng tại nhà
Trong quá trình áp dụng các cách trị vảy phấn hồng tại nhà, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Lựa chọn các dược liệu chất lượng cao, làm sạch dược liệu trước khi sử dụng.
- Không kết hợp nhiều phương pháp cùng một lúc để tránh tình trạng tương tác giữa các hoạt chất, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả và độ an toàn.
- Chỉ áp dụng cách trị vảy phấn hồng tại nhà khi bệnh ở mức độ nhẹ, nếu bệnh không thuyên giảm sẽ cần đến bệnh viện kiểm tra.
- Nếu trong quá trình điều trị, người bệnh xuất hiện triệu chứng bất thường cần ngừng ngay và thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Thời gian áp dụng các cách trị vảy phấn hồng tại nhà thường từ 2 - 3 tuần sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt, vậy nên người bệnh cần kiên trì thực hiện.
Bài viết chia sẻ chi tiết về 10 cách trị vảy phấn hồng tại nhà. Các phương pháp này đều đảm bảo lành tính, đơn giản dễ thực hiện, nhưng người bệnh vẫn cần tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn cặn kẽ, đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa trị.
Xem thêm: Vảy Phấn Hồng Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!