Bệnh vảy nến ở trẻ em và những giải pháp xử lý bố mẹ nên biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Bệnh vảy nến ở trẻ em cũng là một trong những dấu hiệu khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo sợ. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lý này khiến làn da của trẻ trông kém sắc, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thẩm mỹ, tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ. Theo đó khi phát hiện vảy nến ở trẻ, bố mẹ cần tìm hiểu các phương pháp điều trị để kiểm soát bệnh cho bé hiệu quả.

Bệnh vảy nến ở trẻ em là gì?

Vảy nến là bệnh lý da liễu mãn tính có thể gặp ở mọi đối tượng, bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ, thậm chí bệnh này còn xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Căn bệnh này khiến tốc độ tái tạo da nhanh hơn nhiều lần so với bình thường, tế bào da cũ chưa kịp loại bỏ đã bị các tế bào da mới chèn lên, lớp chồng lớp và hình thành các mảng bám dày trên da. Các vùng da vảy nến thường có màu đỏ bạc kéo theo những triệu chứng khó chịu như bong tróc, khô nẻ và ngứa ngáy.

Bệnh vảy nến ở trẻ em gây những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân
Bệnh vảy nến ở trẻ em gây những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân

Thực tế cho thấy, vảy nến ở trẻ sơ sinh thường bị nhầm lẫn với bệnh chàm sữa nên việc điều trị của các bậc phụ huynh đôi khi cũng chưa thực sự chính xác và mang lại hiệu quả không như ý. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có cơ địa da non nớt, hệ miễn dịch chưa thực sự ổn định nên dễ gặp phải các bệnh lý liên quan đến vấn đề tự miễn như vảy nến. Tuy nhiên, tỷ lệ bị vảy nến ở trẻ sơ sinh cũng khá thấp.

Theo Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (Đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện), những dạng vảy nến gặp ở người lớn thì cũng hoàn toàn có thể xuất hiện ở trẻ em. Một số dạng vảy nến trẻ em mà bạn cần lưu ý bao gồm:

  • Vảy nến da đầu
  • Vảy nến đảo ngược
  • Vảy nến móng
  • Vảy nến nhạy cảm ánh sáng
  • Vảy nến giọt cấp tính
  • Vảy nến mủ
  • Vảy nến mảng mãn tính
  • Vảy nến đỏ toàn thân

Trong các thể bệnh vảy nến kể trên, Bác sĩ Lê Phương cho biết vảy nến vùng mặt, vảy nến giọt và vảy nến đảo ngược là các thể vô cùng dễ gặp ở trẻ em. Với bất kỳ thể nào, bố mẹ cũng cần tiến hành cho trẻ đi thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bệnh vảy nến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có nhiều yếu tố liên quan trực tiếp đến tình trạng rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng có những Để có thể điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em một cách hiệu quả, Bác sĩ Lê Phương nhấn mạnh việc cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh là gì.

Với bệnh vảy nến thì cả ở trẻ nhỏ lẫn người lớn đều khó có thể xác định chính xác yếu tố dẫn đến bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng bệnh vảy nến, đặc biệt là bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có liên quan nhiều đến hệ thống miễn dịch cũng như các yếu tố di truyền.

Vảy nến ở trẻ em là bệnh có mang yếu tố di truyền
Vảy nến ở trẻ em là bệnh có mang yếu tố di truyền

Cụ thể, những gia đình có người thân có tiền sử mắc phải các bệnh lý liên quan đến vấn đề rối loạn tự miễn dịch như đa xơ cứng, bệnh tuyến giáp, bệnh Crohn… thì nguy cơ trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh mắc phải căn bệnh vảy nến cũng khá cao. Bởi lẽ, vảy nến cũng là một bệnh lý thuộc dạng rối loạn tự miễn dịch.

Ngoài ra, các chuyên gia da liễu cho biết thêm các yếu tố từ môi trường xung quanh cũng là một trong những tác nhân khiến bệnh vảy nến xuất hiện ở trẻ nhỏ. Và ở đối tượng này, khởi đầu của căn bệnh vảy nến thường bắt nguồn từ tình trạng nhiễm trùng hoặc sau khi cảm lạnh bệnh sẽ bùng phát dữ dội. Bên cạnh đó, những trẻ em bị béo phì cũng có tỷ lệ mắc vảy nến cao hơn so với các trẻ nhỏ khác.

Dấu hiệu bệnh vảy nến ở trẻ em

Trên thực tế, có khá nhiều bậc phụ huynh bị nhầm lẫn bệnh vảy nến với các bệnh lý viêm da thông thường. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh, bệnh vảy nến rất dễ bị nhầm là chàm sữa dẫn đến việc điều trị không phù hợp và khó có được hiệu quả tốt nhất. Theo đó, để nhận biết được bệnh vảy nến trẻ em, bố mẹ có thể chú ý đến một số dấu hiệu sau:

  • Bé có những vùng da bị khô nẻ, bong tróc và có thể bị chảy máu.
  • Những vùng da có nhiều nếp gấp xuất hiện các vệt đỏ bất thường.
  • Bé có nhiều mảng da nổi lên có màu đỏ bạc hoặc có vảy màu trắng – đây là dấu hiệu khiến nhiều bố mẹ nhận lầm với chứng phát ban tã ở trẻ sơ sinh.
  • Móng tay bé có dấu hiệu rỗ, dày hơn và xuất hiện những đường vân sâu.
  • Bé có triệu chứng ngứa ngáy, đau nhức hoặc bị nóng rát ở những vùng da xung quanh.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng bệnh nhân có hệ miễn dịch chưa ổn định, da còn non nớt nên những bệnh lý da liễu như vảy nến có thể gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, khiến trẻ khó chịu và thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi. Chính vì vậy, bố mẹ cần nhận biết đúng tình trạng bệnh của con mình và đưa con đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị một cách an toàn, hiệu quả.

Hình ảnh bệnh vảy nến ở trẻ em
Hình ảnh bệnh vảy nến ở trẻ em

Hướng dẫn phân biệt bệnh vảy nến và chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Việc nhầm lẫn giữa bệnh vảy nến và chàm sữa ở trẻ sơ sinh vô cùng phổ biến. Bác sĩ Lê Phương cho biết, thực tế đã có khá nhiều bậc phụ huynh chia sẻ con họ bị chàm sữa nhưng dùng mọi loại thuốc vẫn không khỏi, cho tắm lá theo mẹo dân gian cũng không thuyên giảm khiến họ vô cùng lo lắng. Cho đến khi tình trạng bệnh của con nặng hơn, họ đưa bé đi thăm khám thì mới “tá hỏa” rằng con mình đang bị vảy nến chứ không phải chàm sữa như họ tưởng.

Bác sĩ Lê Phương giải thích, sự nhầm lẫn này hoàn toàn dễ hiểu vì biểu hiện của hai bệnh có những nét tương đồng như da bị nổi mẩn đỏ, bé có thể bị ngứa rát, da khô nẻ và có thể bị chảy máu. Tuy nhiên, bệnh chàm lại không xuất hiện những vùng da có vảy trắng trên mảng da đỏ như vảy nến. Bên cạnh đó, chàm sữa ít khi nổi lên và gây ảnh hưởng đến vùng mông, bẹn hay mang tã của bé, còn bệnh vảy nến thì có.

Bác sĩ Lê Phương cũng cho biết thêm, có những trường hợp trẻ sơ sinh bị cùng lúc cả chàm sữa và vảy nến khiến việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. Với trường hợp này, bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị có được kết quả tốt nhất. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho bé nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra cho trẻ.

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em

Thuốc bôi ngoài da

Các loại thuốc bôi ngoài da như corticosteroid, calcineurin inhibitor và vitamin D tổng hợp là những lựa chọn điều trị ban đầu cho bệnh vảy nến ở trẻ em.

  • Corticosteroid: Giúp giảm viêm và ngứa.
  • Calcineurin inhibitor: Ức chế hệ thống miễn dịch và giảm viêm.
  • Vitamin D tổng hợp: Điều chỉnh chu kỳ tái tạo tế bào da và làm mỏng các đám vảy.

Ánh sáng trị liệu

Ánh sáng trị liệu, như tia UV hoặc ánh sáng laser, có thể được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng vì ánh sáng mạnh có thể gây ra các tác dụng phụ.

Thuốc đường uống

Trong trường hợp bệnh vảy nến nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể kê đơn thuốc đường uống như methotrexate hoặc thuốc sinh học.

Điều trị tâm lý

Bệnh vảy nến có thể gây ra stress và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ em. Do đó, điều trị tâm lý như trị liệu hành vi nhận thức cũng rất quan trọng.

Làn da của trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm nên sẽ rất dễ bị nổi mề đay
Làn da của trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm nên sẽ rất dễ bị nổi mề đay

Những lưu ý để ngăn ngừa bệnh vảy nến ở trẻ em

Vảy nến ở trẻ em không khó để kiểm soát tuy nhiên lại gặp nhiều bất tiện trong quá trình điều trị. Bởi lẽ, ở độ tuổi này, trẻ chưa nhận thức được hết về vấn đề bản thân đang bị bệnh và việc kiêng khem cũng trở nên khó hơn. Do đó, bố mẹ khi điều trị bệnh cho trẻ, cần lưu ý thực hiện tốt một số điều sau.

  • Hướng dẫn trẻ cẩn thận về việc kiểm soát bệnh thông qua việc thay đổi một số thói quen không tốt hàng ngày.
  • Không tự ý dùng thuốc theo phác đồ của người lớn vì cơ thể trẻ không dễ thích ứng với liều lượng này và có thể gây nguy hại đến sức khỏe tổng thể.
  • Loại bỏ một số thực phẩm có thể làm bệnh vảy nến ở trẻ em tệ hơn, thay vào đó là các thực phẩm hỗ trợ kiểm soát bệnh.
  • Với trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể cho trẻ đeo bao tay và cắt móng tay cho trẻ, tránh để trẻ gãi và gây trầy xước các vùng da bị vảy nến.
  • Với trẻ lớn hơn, bố mẹ cần giải thích cho trẻ để tránh việc trẻ cào, gãi lên vùng da bị vảy nến. Bố mẹ cũng có thể dùng một số loại thuốc bôi để giảm ngứa ngáy, làm dịu da cho trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, không để trẻ thức khuya và hướng dẫn trẻ luyện tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể, tránh trường hợp bệnh tái phát dữ dội hơn ở lần tới.

Trên đây là những thông tin về bệnh vảy nến ở trẻ em và một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Bệnh vảy nến ở trẻ em có thể tiến triển nặng nếu như bố mẹ không biết lựa chọn đúng phương pháp điều trị cho con. Do đó, để tránh những trường hợp không mong muốn, bố mẹ nên cho con khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc theo chỉ định để có thể giúp con cải thiện bệnh một cách tốt nhất.

Cập nhật lúc 17:40 - 21/05/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo