Vảy Nến Da Đầu

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Chuyên Khoa: Da liễu | Nơi công tác: Trung tâm da liễu đông y Việt Nam
Theo dõi Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam goole news

Vảy nến da đầu gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh, nếu không điều trị kịp thời sẽ diễn tiến nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Việc tìm hiểu các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ trang bị kiến thực nhằm chủ động phòng tránh và có phương pháp điều trị phù hợp nếu mắc phải.

Định nghĩa vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu là căn bệnh rối loạn da cơ địa, hình thành do tăng sinh tế bào thượng bì. Vùng da đầu bị vảy nến sẽ bong tróc, sưng đỏ và ngứa ngáy, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và thẩm mỹ của người bệnh.

Bệnh vảy nến da đầu được Y học phân chia thành 2 mức độ như sau:

  • Mức độ nhẹ: Vùng da đầu bị vảy nến chiếm dưới 5%, các tổn thương có đường kính từ 1 - 2cm. Xuất hiện biểu hiện ngứa ngáy, bong tróc vảy, rụng tóc.
  • Mức độ nặng: Vùng da đầu bị vảy nến chiếm trên 10%, xuất hiện các mảng vảy đỏ, dày cộm, tóc rụng nhiều và không mọc lại được.

vay nen da dau
Vảy nến da đầu hình thành do tăng sinh tế bào thượng bì

Nguyên nhân gây vảy nến da đầu

Các nghiên cứu chứng minh, bệnh vảy nến da đầu chịu tác động trực tiếp từ yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Theo đó, các tác nhân làm tăng nguy cơ gây bệnh gồm:

  • Trong gia đình có người thân bị bệnh vảy nến, vảy nến da đầu.
  • Chức năng chuyển hóa đạm của cơ thể bị rối loạn.
  • Người mắc bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng da, viêm họng liên cầu khuẩn.
  • Thời tiết khô, lạnh khó chịu.
  • Da bị tổn thương, trầy xước, cháy nắng hoặc bị côn trùng đốt.
  • Căng thẳng, stress.
  • Hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc khói thuốc lá.
  • Uống nhiều bia rượu hoặc các thức uống có cồn khác.
  • Ngừng sử dụng thuốc thành phần corticosteroid đột ngột.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc như thuốc trị sốt rét, thuốc trị tăng huyết áp.

Triệu chứng vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến da đầu gây ra các triệu chứng dưới đây:

  • Da đầu xuất hiện mảng đỏ, nổi cộm, thô ráp kém thẩm mỹ.
  • Da đầu khô, có cảm giác nóng rát hoặc đau nhức.
  • Hình thành mảng trắng như sáp nến, các mảng này xếp chồng lên nhau và bong tróc.
  • Vùng da bị tổn thương ngứa ngáy, khi gãi dễ bong vảy, chảy máu và nhiễm trùng da.
  • Tóc tại vùng da đầu bị vảy nến bị rụng nhiều, thậm chí không mọc lại được.

vay nen da dau
Bệnh vảy nến da đầu gây ra các triệu chứng khó chịu

Thông tin thêm: Phác Đồ Điều Trị Vảy Nến (Tham Khảo Bộ Y Tế) Chuẩn Xác 2024

Hướng dẫn các cách điều trị bệnh vảy nến da đầu hiệu quả, dễ áp dụng

Vảy nến da đầu là một vấn đề da liễu phổ biến và có thể gây khó chịu. Dưới đây là một số phương pháp điều trị vảy nến da đầu hiệu quả:

Cách Trị Tại Nhà:

  • Cây Cải Trời và Thổ Phục Linh: Nghiền thành dạng bột, trộn với nước thành hỗn hợp, áp dụng lên da đầu, giúp kiểm soát vi khuẩn và giảm ngứa.
  • Lá Sống Đời và Lá Ớt, Thiên Niên Kiện, Tinh Tre: Nấu chúng thành nước sôi, ngâm tâm sau đó làm nước gội, giúp làm dịu và làm sạch da đầu.
  • Nghệ Vàng: Nghiền nghệ thành bột, trộn với dầu olive, tạo thành mặt nạ dưỡng da giúp làm dịu và giảm vảy.

Sử Dụng Thuốc Tây Y:

  • Thuốc Bôi Chữa Bệnh: Sản phẩm chứa corticosteroid hoặc salicylic acid có thể giúp kiểm soát vảy và giảm viêm.
  • Thuốc Uống: Thuốc đặc trị từ bác sĩ có thể được kê đối với trường hợp nặng, giúp kiểm soát tình trạng từ bên trong.

Dùng Dầu Gội Phù Hợp:

  • Chọn dầu gội chứa các thành phần như ketoconazole, selenium sulfide, zinc pyrithione, hoặc tar coal để giảm vảy và ngăn chặn sự hình thành phát triển của bệnh.

Liệu Pháp Ánh Sáng:

  •  Ánh sáng UVB từ bác sĩ có thể được sử dụng để điều trị vảy nến đầu giúp kiểm soát sự tăng sinh của tế bào da và làm giảm viêm.

Lưu ý: Trước khi áp dụng phương pháp nào trong điều trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu. Nếu tình trạng vảy nến da đầu nặng người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Hướng dẫn phòng ngừa vảy nến da đầu hiệu quả

Dưới đây là hướng dẫn cách phòng tránh bệnh vảy nến da đầu do chuyên gia khuyến nghị:

  • Giữ vệ sinh da đầu, lựa chọn các loại dầu gội dịu nhẹ và thành phần chiết xuất tự nhiên.
  • Không gãi mạnh lên da đầu để tránh tổn thương, trầy xước tế bào da.
  • Không nhuộm tóc, uốn ép hoặc dùng các loại hóa chất làm tóc.
  • Không đội mũ chật, đặc biệt trong khi trời nắng nóng.
  • Sau khi gội đầu, hạn chế sấy tóc, tốt nhất là để tóc khô tự nhiên.
  • Tránh xa các nhóm thực phẩm cay nóng, muối chua, nhiều đường, hải sản.
  • Ngay khi xuất hiện triệu chứng bất thường trên da đầu, người bệnh cần đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám kỹ càng.

Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và một số vấn đề liên quan đến bệnh vảy nến da đầu. Thông qua đó, người đọc hiểu hơn về bệnh, từ đó có phương pháp phòng ngừa và chữa trị phù hợp.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Bệnh vảy nến da đầu không lây lan từ người này sang người khác, nhưng nếu không có phương pháp điều trị thích hợp, các tổn thương sẽ lan rộng sang các vùng da xung quanh.
Đây là bệnh lý da liễu phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ mắc bệnh cao gồm: Trong gia đình có người từng bị bệnh, người thường xuyên căng thẳng stress, người béo phì thừa cân, thường xuyên dùng hút thuốc lá,...
Khi bị vảy nến da đầu, các tế bào da phát triển nhanh và có xu hướng chồng chất lên nhau và bong tróc ra trông rất giống gàu, Tuy nhiên, vảy nến có màu bạc sáng và khô còn gàu thường sáp hoặc nhờn hơn. Ngoài ra, gàu có thể xuất hiện hiện và biến mất trong thời gian ngắn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

messenger
chat zalo