Phác Đồ Điều Trị Vảy Nến (Tham Khảo Bộ Y Tế) Chuẩn Xác 2024
Nội dung chính
Vảy nến là một bệnh rất dễ dàng mắc phải tuy nhiên lại rất khó để điều trị dứt điểm. Tuy vậy, nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ rất dễ dàng lây lan ra các vùng da khác trên cơ thể. Các chuyên gia da liễu hàng đầu khuyến khích nên áp dụng phác đồ điều trị vảy nến để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài chia sẻ hôm nay.
Nhận định chung về bệnh vảy nến
Hiện nay, chưa tìm được đâu là nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh vảy nến. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã chứng minh, bệnh vảy nến có liên quan đến sự rối loạn của các yếu tố gen và hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể. Đây được coi là căn bệnh mãn tính rất khó để điều trị dứt điểm. Mọi phương pháp điều trị chỉ mang tính chất tạm thời, không thể ngăn chặn được bệnh sẽ tái diễn trong tương lai.
Theo thống kê của bệnh viện da liễu trung ương, số bệnh nhân bị mắc bệnh vảy nến dao động từ 2% đến 4% so với tổng số bệnh nhân mắc các bệnh lý về da liễu. Không những thế, các bác sĩ cũng đã chỉ ra hầu như các bệnh nhân đến thăm khám thì bệnh đều đã trở nặng thậm chí bắt đầu xuất hiện những biến chứng.
Bệnh vảy nến có muôn hình, muôn vẻ, đặc biệt, các triệu chứng ban đầu của bệnh thường rất khó để nhận biết. Khi cơ thể xuất hiện tình trạng rối loạn gen và hệ miễn dịch, các tế bào Lympho T sẽ hoạt hóa và làm tăng sinh mô thượng bì. Từ đó khiến da xuất hiện tình trạng dày sừng nổi ngứa, bắt đầu mẩn đỏ và bị bong tróc các vảy màu trắng.
Những biểu hiện lâm sàng của bệnh vảy nến
Hầu hết, bệnh vảy nến đều bắt đầu xuất hiện từ khủy tay, đầu gối, da đầu, móng tay, cùi chỏ,… sau đó sẽ dần dần lan sang các vùng da lân cận. Khi bị bệnh vảy nến sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng sau:
- .Trên da xuất hiện các mảng nhỏ mẩn đỏ khá ngứa và rát
- Vùng ra bị tổn thương thường nhô cao và khá khô ráp.
- Trên bề mặt da bắt đầu xuất hiện những lớp sừng dày, sau một thời gian ngắn các lớp sừng đó sẽ bong tróc mà không cần có lực tác dụng vào. Bên dưới những lớp da bị bong tróc, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những tia hoặc đốm máu nhỏ li ti.
Các giai đoạn tiến triển của bệnh
Vảy nến là một căn bệnh mãn tính, có thể tái phát bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, thời điểm dễ tái phát bệnh nhất là vào mùa lạnh, hoặc mùa hanh khô. Trong phác đồ điều trị vảy nến, Bộ y tế chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn tấn công: Trong giai đoạn này, người bệnh chủ yếu sử dụng các phương pháp điều trị bệnh tại chỗ hoặc điều trị toàn thân nhằm làm giảm sự tổn thương có thể gây ra ở những vùng da do bệnh gây ra.
- Giai đoạn duy trì bệnh: Giai đoạn duy trì sẽ được tiến hành sau khi đã khắc phục thành công những tác động của bệnh với da. Nhằm tăng sức đề kháng cho làn da, đẩy nhanh tốc độ hồi phục của da cũng như kéo dài chu kỳ tái phát bệnh.
Mặc dù, so với các căn bệnh da liễu khác như hắc lào, tổ đỉa, chàm,… thì vảy nến được xem là căn bệnh khá lành tính. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời cũng sẽ để lại rất nhiều di chứng như mẩn đỏ toàn thân, ung thư da,… Nếu bệnh xuất hiện ở vùng khớp tay hay ngón tay có thể gây viêm khớp, cứng khớp thậm chí còn làm biến dạng khớp xương.
Chẩn đoán tình trạng đưa ra phác đồ điều trị vảy nến
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, chúng tôi khuyến khích bạn nên đến những cơ sở chuyên về da liễu và để được khám và xét nghiệm. Đồng thời đưa ra lộ trình điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến nằm trong phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y Tế. Tuy nhiên có 4 phương pháp điều trị chính, bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 phương pháp điều trị trong phác đồ hoặc áp dụng nhiều phương pháp điều trị cùng một lúc để đạt hiệu quả tốt nhất:
Điều trị tại chỗ
Phương pháp điều trị tại chỗ là việc người bệnh sử dụng các loại thuốc có tác dụng bôi ngoài da. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế có 6 loại thuốc để điều trị bệnh vảy nến tại chỗ hiệu quả nhất:
- Thuốc mỡ chứa thành phần salicylic acid: Có công dụng sát trùng cho da, đẩy nhanh tốc độ bong vảy của da. Tuy nhiên, trong phác đồ điều trị vảy nến đã chỉ ra mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng từ 1 đến 2 lần, tránh làm ảnh hưởng đến làn da.
- Thuốc mỡ chứa thành phần corticoid: Có thành phần giúp hạn chế sự tổng hợp DNA ở pha G2 và G1. Không những thế các dòng thuốc mỡ corticoid còn có công dụng chống viêm giảm tình trạng ngứa do bệnh vảy nến gây ra. Tuy nhiên, phác đồ điều trị vảy nến đã khuyến cáo chỉ nên dùng trong phạm vi nhỏ không quá 30 ngày.
- Các loại thuốc bôi ngoài da chứa Dithranol, Anthralin: Đây được coi là dòng thuốc mỡ đặc trị bệnh vảy nến. Nhưng tuyệt đối không sử dụng thuốc mỡ bôi lên vùng da bị mụn mủ.
- Thuốc mỡ chứa Calcipotriol: Trong phác đồ điều trị vảy nến, calcipotriol là dẫn xuất vitamin D3 có công dụng ngăn chặn sự gia tăng của các lớp sừng. Chỉ nên sử dụng nhiều nhất 2 lần 1 ngày và không được bôi toàn thân.
- Dẫn xuất của vitamin A: Thành phần này điều trị bệnh vảy nến khá hiệu quả, tuy nhiên tuyệt đối không được sử dụng cho phụ nữ mang thai.
- Thuốc có thành phần kẽm oxide: Các dòng thuốc mỡ chứa thành phần oxide thường sử dụng kết hợp với các loại thuốc có công dụng bong vảy nhằm tăng hiệu quả điều trị.
Sử dụng thuốc uống
Trong phác đồ điều trị vảy nến đã chỉ ra, bên cạnh việc tự chữa tại nhà, người bệnh cũng nên sử dụng kết hợp với các loại thuốc uống để tăng hiệu quả sử dụng:
- Chứa thành phần Cyclosporin: Là loại thuốc dùng để đặc trị bệnh vảy nến đặc biệt với những người bị bệnh nặng.
- Chứa thành phần Methotrexate: Nếu trên cơ thể xuất hiện tình trạng mẩn đỏ, hay ngưng mủ nên sử dụng thuốc chứa thành phần Methotrexate.
- Chứa thành phần Corticoid: Đây không phải là một trong những loại thuốc phổ biến, chỉ được khuyến cáo sử dụng khi thực sự cần thiết.
- Chứa thành phần Acitretin: Sử dụng đặc trị bệnh vảy nến nặng.
- Các vitamin: Nâng cao sức đề kháng cho da, hạn chế tình trạng bệnh tái phát.
Khi sử dụng thuốc uống, bạn cần thực sự phải cẩn thận. Mặc dù phác đồ điều trị vảy nến là khá chuẩn xác và hiệu quả tuy nhiên bạn cần có sự chuẩn đoán và thăm khám của bác sĩ, tránh những tác dụng phụ không đáng có.
Áp dụng phương pháp quang hóa liệu
Đây là một trong những phương pháp điều trị khá mới tại Việt Nam, sử dụng tia cực tím để tác động lên những vùng da bị tổn thương. Phác đồ điều trị vảy nến bằng việc áp dụng phương pháp quang liệu hóa giúp làm giảm sừng và loại bỏ dần các vảy trắng.
Điều trị bệnh vảy nến bằng các phương pháp Đông y
Trong phác đồ điều trị vảy nến đã chỉ ra, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh các phương pháp Tây y, Đông y cũng được rất nhiều người áp dụng bởi sự an toàn và hiệu quả chữa trị mà nó mang lại. Theo phác đồ điều trị vảy nến bằng phương pháp Đông y là sự kết hợp hoàn chỉnh giữa Bôi-uống-ngâm rửa.
Hầu hết tất cả các bài thuốc uống đều có thành phần có công dụng giải độc, tiêu viêm, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Không những thế, các bài thuốc uống còn giúp tăng cường thể trạng cơ thể, cải thiện sức đề kháng của da. Tương tự với thuốc uống, các loại thuốc bôi và ngâm cũng chứa các thành phần kháng viêm, giảm sừng.
Nếu như các phương pháp điều trị bằng tây y thường tốc độ chữa trị khá nhanh, nhưng dễ dàng xuất hiện các tác dụng phụ cũng như hiệu quả không kéo dài, dễ dàng tái phát. Còn phương pháp đông y được đánh giá là khá an toàn, kết hợp điều trị của trong lẫn ngoài da, mặc dù tác dụng có thể hơi chậm nhưng sẽ kéo dài thời gian tái phát bệnh.
Như vậy, bài chia sẻ đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin đầy đủ nhất về phác đồ điều trị vảy nến. Chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức bổ ích nhất khi điều trị bệnh vảy nến.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!