Cách Trị Vảy Nến
Vảy nến, còn được gọi là psoriasis, là một tình trạng da liên quan đến sự phát triển quá mức của tế bào da. Dưới đây là một số phương pháp trị vảy nến mà người bệnh có thể áp dụng:
Cách Trị Tại Nhà:
- Lá Trà Xanh: Nước trà xanh có chứa chất chống vi khuẩn và chống viêm, giúp làm dịu vùng da bị ảnh hưởng.
- Lá Trầu Không: Làm mặt nạ từ lá trầu không để giảm ngứa và kiểm soát sự hình thành vảy.
- Lá Lốt và Lá Khế Chua: Cả hai có tác dụng làm dịu kích ứng và giảm vảy trên da.
- Cây Lược Vàng: Nước sắc từ cây lược vàng có thể được sử dụng làm nước gội tự nhiên.
- Bột Yến Mạch: Dùng bột yến mạch trong việc làm mặt nạ để giữ độ ẩm cho da.
Trị Bằng Thuốc:
- Thuốc Corticosteroid: Giảm viêm, đỏ, và ngứa.
- Dẫn Xuất Vitamin D3: Hỗ trợ kiểm soát tăng trưởng tế bào da.
- Chất ức Chế Calcineurin: Giảm viêm và kiểm soát sự phát triển của tế bào.
- Thuốc Anthralin: Ứng dụng lên da để kiểm soát sự phát triển của tế bào.
- Thuốc Bong Vảy Nến: Giúp loại bỏ vảy trên da đầu.
- Kem Dưỡng Ẩm: Sử dụng các sản phẩm chứa lactic acid hoặc urea để giữ da mềm mại.
Lưu ý: Trước khi áp dụng phương pháp điều trị bệnh nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước. Nếu tình trạng bệnh nặng bạn cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Vảy nến là tình trạng viêm da, khiến cho tế bào da phát triển nhanh chóng hơn bình thường, tạo ra các mảng đỏ và có vảy trắng bám trên da. Đây là bệnh da liễu không lây nhiễm và có thể nhận biết qua dấu hiệu đau, ngứa ở vùng nổi mẩn đỏ. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào tại cơ thể nhưng chủ yếu là ở khuỷu tay, đầu gối, đầu và lưng. Vậy cách điều trị của tình trạng này ra sao? Cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây.
Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
Vảy nến (Tên tiếng anh: Psoriasis) là hiện tượng tăng sinh tế bào da khiến các tế bào da mới không kịp thay thế, những tế bào da cũ bị tích tụ lại tạo thành những mảng vảy trên da dày có màu đỏ, vảy trắng hoặc bạc. Đây là một bệnh lý mãn tính trên da khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Vảy nến có thể gặp ở mọi đối tượng với các mức độ tuổi khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ đều tương đương nhau. Theo thống kê của Bộ Y tế, hai nhóm tuổi bị mắc bệnh vảy nến nhiều nhất là những người trong độ tuổi 10 - 20 và 40 – 50 tuổi.
Bệnh lý này thường xuất hiện trên da sau đó biến mất, rồi đến một thời điểm nhất định lại bắt đầu tái phát trở lại. Vảy nến thường bùng phát khi da của bạn bị tổn thương, khi bạn thường xuyên bị áp lực, stress, bị nhiễm trùng hoặc bị kích ứng với thời tiết. Và đôi khi, bệnh xuất hiện không rõ nguyên nhân.
Để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả, việc nắm rõ các kiến thức về bệnh là điều vô cùng quan trọng. Trước hết, chúng ta cần biết được bệnh vảy nến do đâu mà xuất hiện. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh lý này:
- Do di truyền: Vảy nến có liên quan trực tiếp đến vấn đề rối loạn miễn dịch nên trẻ nhỏ thường có nguy cơ bị bệnh cao nếu có bố mẹ bị nhiễm bệnh.
- Chấn thương: Những vùng da bị chấn thương, thậm chí là các vết trầy xước nhỏ là môi trường thích hợp cho vảy nến phát triển.
- Nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm họng hạt có thể là nguyên nhân khởi phát để vảy nến hình thành thành và trở nên nghiêm trọng. HIV cũng dễ khiến tình trạng bệnh lý da liễu này nặng hơn.
- Do sử dụng thuốc: Những loại thuốc này có thể làm tình trạng vảy nến của người bệnh ngày càng xấu đi.
- Do áp lực, căng thẳng tâm lý: Buồn phiền, lo lắng, stress, tâm trạng không ổn định chính là yếu tố kích thích vảy nến bùng phát và trở nên nghiêm trọng hơn.
- Các yếu tố thời tiết không thuận lợi: Thời tiết lạnh, khô dễ khiến tình trạng vảy nến bùng phát dữ dội. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng là yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến bệnh lý này.
Vảy nến tuy là bệnh lý dễ gặp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết nó một cách chính xác. Để hạn chế việc nhầm lẫn đáng tiếc này, người bệnh cần để ý một số đặc điểm bệnh lý sau đây:
- Các vảy trên da có màu trắng bạc nổi lên khỏi bề mặt da và có viền màu đỏ hoặc hồng.
- Xuất hiện các vết nứt nẻ trên da gây đau nhức.
- Da khô cứng, nứt và gây chảy máu.
- Ngứa ngáy nghiêm trọng,da bị nổi ban đỏ.
- Tình trạng nặng có thể gây lở loét và đau tấy da.
- Các vùng khớp ở tay, chân, xương sống bị đau nhức, sưng cứng khó chịu.
Khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu này, người bệnh cần tìm ngay cho mình các phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên chủ quan vì bệnh có thể phát triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
6 cách trị vảy nến tại nhà
Người bệnh có thể trị vảy nến tại nhà bằng các mẹo dân gian, sử dụng các loại nguyên liệu dưới đây:
Lá trà xanh
Trong lá trà xanh có chứa catechin, hợp chất chất chống oxy hóa tự nhiên, cũng đã được chứng minh có chức năng như chất chống viêm và chống ung thư. Ngoài ra, Acid tanin, theocin trong lá trà có thể sát khuẩn, giảm mụn nước, ngăn ngừa tình trạng lở loét, thúc đẩy da nhanh lành.
- Bước 1: Sử dụng một nắm trà xanh, loại bỏ các lá sâu và đem rửa với nước sạch, để lá khô tự nhiên.
- Bước 2: Lượng nước người bệnh có thể điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng. Vò nát lá trà và cho vào nồi. Đun sôi nước và đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút để các dưỡng chất có thể ra hết.
- Bước 3: Pha nước trà với nước lạnh bên ngoài để tạo độ ấm vừa đủ và sau đó sẽ có thể tắm được. Khi tắm không nên cọ xát quá mạnh, thoa nhẹ nhàng và không nên tắm quá lâu.
Lá trầu không
Lá trầu là loại lá có tính ấm, vị cay nồng, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn vô cùng tốt. Lá chứa nhiều chất xơ, protein, carbohydrate,... giúp da luôn duy trì được độ ẩm cần thiết. Từ xa xưa, loại lá này đã được ông bà ta sử dụng đều điều trị các bệnh về da, sát khuẩn, làm sạch vết thương và không thể không kể đến trị tình trạng vảy nến. Cách sử dụng như sau:
- Bước 1: Lấy khoảng 10-15 lá trầu to, dày đem rửa, ngâm muối để lại bỏ bụi bẩn.
- Bước 2: Trước khi nấu, người bệnh nên vò lá trầu để lá nhanh ra nước hơn và thời gian đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Pha nước lá trầu với nước ấm, người bệnh có thể dùng nước để tắm và hãy tận dụng phần bã để bôi lên phần da bị viêm để có hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể thực hiện 4-5 lần mỗi tuần và kiên trì trong khoảng 2-3 tuần.
Lá lốt
Đây là loại lá có chứa nhiều chất xơ phenol, beta-caryophylen, benzylaxetat,... Những hợp chất này có công dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Khi sử dụng với liều lượng vừa đủ, lá lốt còn giúp giảm sưng tấy, mẩn đỏ và quan trọng nhất là giảm bong vảy da do tình trạng vảy nến gây ra.
Đắp lá lốt: Khi đắp, các tinh chất trong lá sẽ tác động lên vùng da bị tổn thương, giúp da phục hồi nhanh chóng.
- Chuẩn bị lá lốt đã được rửa sạch, để ráo nước.
- Giã nhuyễn lá lốt và đắp lên phần da bị viêm trong khoảng 15 phút và rửa lại với nước sạch.
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày trong 1 tháng để thấy tình trạng viêm được cải thiện.
Xông hơi: Lá lốt có tính sát khuẩn, ngăn nhiễm trùng và khi thực hiện bằng phương pháp xông hơi, tinh dầu sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
- Chuẩn bị lá lốt, ngâm với nước muối và sau đó rửa thật sạch.
- Lá lốt cần được vò nhẹ và cho vào nồi cùng 2-3 lít nước trong khoảng 20 phút.
- Hãy đảm bảo vùng da bị vảy nến đã được làm sạch trước khi xông hơi. Người bệnh nên thực hiện 1-2 lần trước khi đi ngủ.
Nấu nước uống: Uống nước lá lốt có thể hỗ trợ điều trị tình trạng bệnh
- Lá lốt cần được rửa sạch, ngâm muối và sau đó thái nhỏ, rang sơ.
- Thêm vào nồi 2 lít nước và nấu với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút.
- Loại bỏ phần bã và dùng nước uống kiên trì trong khoảng 2-3 tuần để thấy được kết quả.
Lá khế chua
Trong khế chua có chứa các thành phần salmonella typhus, microbial bacillus. Hàm lượng vitamin và khoáng chất như: vitamin A, B1, B2, C, K, P, canxi, sắt, natri, magie,có tác dụng chống lở loét, giảm viêm, ngứa ngáy. Lá có vị chát, tính lạnh và hoàn toàn lành tính nên người bị vảy nến có thể an tâm an tâm sử dụng.
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá khế chua và rửa sạch, ngâm muối để loại bỏ bụi bẩn.
- Bước 2: Vò nát cho vào nồi, thêm nước sạch và đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Lọc kỹ phần lá và nước để pha thêm với nước nguội và tắm. Người bệnh nên sử dụng 1 lần/ 1 ngày và áp dụng trong 1-2 tuần.
Cây lược vàng
Trong cây lược vàng có chứa thành phần Digalactosy glycerides, Triacyglyceride, Sulfolipid, các Vitamin như Vitamin B12,... các nguyên tố vi lượng, chất chống oxy hóa như Quercetin và Kaempferol isoorien… Với những hoạt chất trên, loại cây này có thể chữa các bệnh ngoài ra rất tốt, giúp kháng khuẩn, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, kiểm soát bệnh vảy nến tái phát.
- Uống: Rửa sạch 5-6 lá cây và giã nát, người bệnh vắt lấy nước và uống trước khi ăn khoảng 30 phút.
- Đắp lá: Sử dụng 5-6 lá rửa sạch, có thể giã nát hoặc xay nhuyễn cùng một chút muối. Đắp hỗn hợp lên vùng da bị vảy nến và để trong khoảng 15 phút và rửa sạch lại với nước ấm.
Bột yến mạch
Yến mạch có chứa nhiều thành phần có lợi cho da như beta glucan, phenol là chất chống oxy hóa, saponin. Việc sử dụng yến mạch có thể làm giảm khô da, ngứa và đóng vảy. Ngoài ra, loại nguyên liệu này có thể đẩy lùi kích ứng, giữ da luôn được khỏe mạnh và chống lại các tác nhân xấu.
- Bước 1: Sử dụng một lượng yến mạch vừa đủ và hòa tan chúng trong nước.
- Bước 2: Sau khi yến mạch đã mềm, bạn hãy sử dụng chúng để tắm.
Bước 3: Bạn chỉ nên tắm trong khoảng 15-45 phút và tắm lại thêm 1 lần với nước sạch.
Trị vảy nến bằng thuốc
Dưới đây là một vài loại thuốc có công dụng hiệu quả, được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến bao gồm:
Thuốc Corticosteroid
Là loại thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm sưng, mẩn đỏ da, ngứa ngáy và dị ứng. Loại thuốc này được sử dụng theo dạng bôi ở những vùng bị vảy nến. Ngoài ra, thuốc còn có thể tiêm tùy theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý rằng, thuốc chỉ nên sử dụng khi đã trở nặng và với tần suất 2 lần 1/ ngày.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng thuốc vào buổi tối trước khi ngủ lớp phủ polyethylene hoặc kết hợp vào băng dán. Sau khi tình trạng vảy nến đã ổn định, người bệnh nên giảm liều lượng và thời gian sử dụng, tránh tình trạng teo da, giãn mạch và rạn da.
Dẫn xuất vitamin D3 (như Calcipotriol, calcitriol)
Thuốc có công dụng giúp bình thường hóa sự tăng sinh và biệt hóa tế bào sừng. Loại thuốc này sẽ có công dụng tốt nhất nếu kết hợp với thuốc Corticosteroid tại chỗ.
Chất ức chế Calcineurin (như Tacrolimus, Pimecrolimus)
Thuốc ở dạng kem bôi có khả năng dung nạp tốt có thể hạn chế được các biến chứng khi sử dụng ở vùng da mặt và vùng kẽ.
Thuốc Anthralin
Anthralin là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh vẩy nến. Được biết đến với tác dụng chống viêm và kiểm soát sự tăng tế bào da, Anthralin thường được áp dụng trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng. Khi sử dụng, người bệnh sẽ giảm được tình trạng đau, ngứa và tránh lan rộng sang các vùng da lân cận.
Tuy Anthralin có tác dụng tích cực trong điều trị vảy nến nhưng cũng đi kèm với một số tác dụng phụ. Thuốc có thể tạo nên một màu nâu trên da và vật liệu tiếp xúc, đồng thời có thể gây kích ứng da. Một số người cũng có thể phản ứng với mùi khá mạnh của thuốc. Chính vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn và theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc bong vảy nến
Loại thuốc này được sử dụng khi tình trạng vảy nến đang ở mức độ nhẹ, chưa có dấu hiệu bội nhiễm trên da. Trong thuốc thường chứa từ 2 - 15% acid Salicylic và người bệnh có thể kết hợp với kem trị vảy nến chứa corticosteroid để điều trị các tế bào sừng hóa. Người bệnh cần đảm bảo vùng da bị vảy nến đã được vệ sinh sạch trước khi tiến hành bôi thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.
Kem dưỡng ẩm
Người bệnh có thể kết hợp dùng các loại kem dưỡng, thuốc mỡ, parafin giúp làm mềm da. Sản phẩm nên được qua tư vấn của bác sĩ để tránh gây kích ứng trên da.
Lưu ý khi điều trị vảy nến
Những người bệnh đang gặp tình trạng vảy nến cần lưu ý những điều sau:
- Sinh hoạt hằng ngày điều độ, vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm, tránh bụi bẩn bám vào.
- Sử dụng nước ấm để tắm, không dùng xà phòng có chất tẩy mạnh, tránh gây tổn thương lên vùng da bị vảy nến.
- Chế độ ăn cần đảm bảo có đủ rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin, lưu ý với những thực phẩm chứa nhiều protein như cá, gà, tôm, cua, trứng...
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,....
- Thường xuyên giữ ẩm cho vùng da bị vảy nến bằng cách thoa kem dưỡng ẩm ít nhất 3 lần/1 ngày.
- Không sử dụng thuốc không có nguồn gốc rõ ràng, người bệnh cần thăm khám bác sĩ nếu như tình trạng ngày càng nghiêm trọng.
Trên đây là những cách trị vảy nến hiệu quả nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng khi áp dụng phương pháp trên, tình trạng da của bạn sẽ được cải thiện. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!